Người nghiện là bệnh nhân đáng thương hay đối tượng cần xử lý?
Nếu coi người nghiện là đối tượng cần xử lý thì sẽ có những quy định mang tính cưỡng chế để bắt buộc họ đi cai nghiện một cách nhanh chóng chứ không phải “thong thả” như hiện nay.
Những ngày này, dư luận đang theo dõi sát sao những diễn biến xung quanh câu chuyện quản lý người nghiện đang gặp hàng loạt vướng mắc khiến hàng chục ngàn, trăm ngàn người nghiện đang “tung tăng” ở ngoài xã hội và không ít người trong số đó gây hại cho cộng đồng. Những hệ lụy về tình trạng con nghiện tràn ngập thành phố đe dọa cuộc sống của người dân, chúng tôi xin không nêu lại. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện đầy đường mà không cách nào đưa họ đi cai nghiện bắt buộc, chúng tôi cũng xin không nhắc đến nữa.
Nhưng từ thực trạng nóng bỏng này, một câu hỏi được xới lại: Phải xem người nghiện là bệnh nhân đáng thương hay đối tượng cần xử lý? Bởi vì chọn câu trả lời nào cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm xây dựng khung pháp luật để xử lý người nghiện – vấn đề nhức nhối hiện nay.
Người nghiện là bệnh nhân đáng thương
Khi thảo luận về sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng (tại kỳ họp thứ 3, QH khóa XII, tháng 5-2008), quan điểm coi người nghiện là người mắc bệnh mãn tính, chịu sự ảnh hưởng của ma tuý chiếm đa số, chỉ có thiểu số đặt lại vấn đề. Theo đó, nhiều đại biểu cho rằng phải coi người nghiện là bệnh nhân vì trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý có người do bị sức ép công việc, sức ép xã hội, có người thấy bế tắc trong cuộc sống, có người do bồng bột đua đòi và không làm chủ được mình.
Các con nghiện vô tư tiêm chích ma túy giữa đường phố TP.HCM. Ảnh: TL-HK
Trương Tấn Thọ (trái) và Dương Phú Lợi là đối tượng tham gia vụ cướp gây tử vong cho một cô gái xảy ra hồi tháng 8-2014. Cả hai đều nghiện ma túy đá.
Video đang HOT
Nói về sự “đáng thương” của những người nghiện, có đại biểu phân tích khi mắc nghiện ma tuý, người nghiện không chỉ bị huỷ hoại về thể xác mà còn bị huỷ hoại về tinh thần. Bên cạnh đó người nghiện còn chịu nhiều sức ép như sự kỳ thị trong xã hội, cộng đồng, thậm chí ngay cả các thành viên trong gia đình, nghiêm trọng hơn khi mắc nghiện nặng người nghiện ma tuý thường không làm chủ được lý tí, không kiểm soát được hành động của mình. Chính vì vậy mà cần xem người nghiện ma tuý là một loại bệnh và những người nghiện ma tuý cần được chữa bệnh và Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ người nghiện chữa bệnh, điều đó thể hiện quan điểm nhân văn, nhân đạo.
Nơm nớp đi qua “chợ” ma túy ngang nhiên hoạt động giữa Sài Gòn
Cảnh báo về một “thảm họa quốc gia”
Trong khi đa số ý kiến đồng tình với quan điểm phải coi người nghiện là bệnh nhân thì chỉ có một ý kiến không đồng tình, như PLO đã thông tin. “Trong điều kiện của nước ta hiện nay và trong tình hình ma tuý hiện nay thì chưa nên đặt vấn đề như quan điểm này. Nếu như đây trở thành một quan điểm chính thống của Quốc hội để xây dựng luật và tới đây sửa tiếp Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự sẽ trở thành một vấn đề rất nguy hại cho xã hội. Tôi đồng tình là phải có quan điểm nhân đạo, hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện, nhưng đối với chúng ta thì phải theo từng nấc thang tiến bộ của xã hội đến đấu, kinh tế phát triển đến đấu, ý thức tự giác của dân đến đâu, ý thức dân luật đến đâu chúng ta làm đến đó, đừng nói vội”- đại biểu Trần Bá Thiều (Hải Phòng) phân tích.
Ngày 1-10-2014, người dân TP rúng động vì vụ trọng án giết người phân xác phi tang. Cả hung thủ lẫn nạn nhân đều nghiện ma túy.
Đại biểu này cũng cho rằng không nên bãi bỏ Điều 199 BLHS (quy định tội sử dụng ma túy trái phép) bởi theo ông , điều luật này đang có một giá trị phòng ngừa rất tích cực, tại sao lại bỏ điều này đi. “Tôi thấy đây là một vấn đề hết sức mạo hiểm. Quan niệm rất nhân văn, rất tiến bộ nhưng không phù hợp với điều kiện hiện nay và sẽ là một thảm họa quốc gia nếu chúng ta bỏ cái này. Tôi xin cam đoan với các vị đại biểu Quốc hội như vậy. Nếu các vị đặt là vấn đề như hiện nay, còn sau này tiến bộ lên và phát triển lên, chúng ta sẽ tính toán tính thế nào cho hợp lý”- ông cảnh báo.
Con nghiện hoành hành: “Thảm họa quốc gia” được cảnh báo từ 6 năm trước
Quan điểm của bạn thế nào?
Chính vì quan điểm xây dựng luật dựa trên nhận thức “người nghiện là bệnh nhân” nên một loạt các quy định pháp luật trong Luật phòng, chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự… đã được thiết kế theo hướng cực kỳ nhân đạo, nương nhẹ với những người chẳng may dính vào cái chết trắng.
Cụ thể nhất là QH đã bãi bỏ điều 199 BLHS quy định về tội “sử dụng trái phép chất ma túy” và từ năm 2010 trở đi, người sử dụng ma túy cứ “vô tư đi” vì họ không thể bị coi là tội phạm. Đồng thời, QH cũng ban hành quy trình đưa người nghiện vào trại cai nghiện bắt buộc phải trải qua nhiều giai đoạn với những thủ tục khó hơn lên trời như: phải qua giai đoạn giáo dục tại xã phường, sau đó phải trải qua giai đoạn cai nghiện tại cộng đồng (từ 6-12 tháng) và cuối cùng phải được quyết định bởi thủ tục tố tụng tại tòa án.
Những quy định ấy có mục đích tốt nhưng dường như chưa thực sự phù hợp với thực tiễn VN nên đã gây quá nhiều hệ lụy. Hệ quả là chỉ riêng ở TP.HCM gần một năm qua, số người nghiện đã tăng thêm 7.000 người, nâng số người nghiện tại TP lên 19.000 người. Và theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, PGĐ Công an TP, “do không được đưa đi cai, người nghiện tụ tập thành băng nhóm, tổ chức các vụ phạm pháp hình sự”.
Lưu Văn Lộc cầm đầu một nhóm cướp nghiện hàng đá bị công an bắt giữ vào tháng 8-2014. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp)
Vậy theo bạn, chúng ta nên ứng xử với người nghiện như thế nào để vừa đảm bảo tính nhân văn đối với bản thân người nghiện, vừa bảo vệ được lợi ích chung của xã hội? Người nghiện là bệnh nhân đáng thương cần được nâng niu, giúp đỡ với những quy trình thủ tục phức tạp, kéo dài hay họ là đối tượng đặc biệt cần những biện pháp xử lý cương quyết, nhiều khi mang tính “áp chế” để bảo vệ cuộc sống yên bình của cộng đồng? Theo bạn, xử lý nhân đạo với người nghiện như hiện nay kết quả đạt được có tương xứng với những bất an mà cả xã hội phải gánh chịu? Quy trình xử lý người nghiện cần phải điều chỉnh thế nào để phù hợp với thực tiễn?
Kính mời quý bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến, nhằm tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất để vừa đảm bảo an toàn cho xã hội nhưng cũng giúp những người chẳng may dính vào ma túy có thể sớm hòa nhập cộng đồng, trở thành người sống có ích. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến của quý bạn đọc cả nước.
Theo Phap luât TPHCM
Bắt nhóm cướp giật giỏ xách khiến cô gái tử vong
Sau 4 ngày ra tay cướp giật giỏ xách làm cô gái ngã xuống đường và bị xe ô tô cán tử vong, băng nhóm gây ra vụ cướp nói trên đã bị công an quận Bình Tân, TPHCM bắt giữ.
Chiều 28/8, công an quận Bình Tân, TPHCM cho biết đã bắt giữ 4 đối tượng gồm: Danh Lâm (24 tuổi), Trương Tấn Thọ (21 tuổi, cùng trú quận Bình Tân), Sơn Ngọc Hậu (19 tuổi) và Dương Phú Lợi (27 tuổi, cùng quê tỉnh Bạc Liêu) để điều tra về hành vi "cướp giật tài sản".
Ngoài ra, công an quận Bình Tân cũng đang mở rộng điều tra các đối tượng trên vì có liên quan trực tiếp đến vụ cướp giật giỏ xách của chị Võ Thị Ngọc Liên (29 tuổi, trú quận Bình Tân) vào tối 24/8 khiến chị Liên tử vong.
Bốn đối tượng gây ra vụ cướp giật giỏ xách gián tiếp khiến chị Liên tử vong
Theo thông tin từ cơ quan công an, chiều 27/8, đối tượng Lâm chở Thọ trên 1 xe gắn máy hiệu Dream rảo quanh các tuyến đường ở quận Bình Tân để cướp giật. Hậu chở Lợi đi trên 1 xe gắn máy khác để làm nhiệm vụ cản địa.
Khi đến đường Đất Mới, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, nhóm đối tượng phát hiện anh Nguyễn Tấn Đạt (30 tuổi, trú quận Bình Tân) dừng xe gắn máy ven đường để nghe điện thoại. Lúc này, Lâm áp sát xe để Thọ giật ĐTDĐ của anh Đạt rồi tẩu thoát, Hậu và Lợi phóng xe theo sau cản địa những người truy đuổi.
Nghe tiếng try hô của nạn nhân, nhiều người đi đường đã tăng ga đuổi theo. Khi đến đường Hương Lộ 2, người dân đã bắt được Lâm, Thọ cùng tang vật. Riêng Hậu và Lợi nhanh chân tẩu thoát, nhưng đến sáng 28/8, công an quận Bình Tân cũng đã bắt được cả 2 đối tượng này.
Tại cơ quan công an, bước đầu băng nhóm này khai nhận đã gây ra nhiều vụ cướp giật tại TPHCM và thừa nhận trực tiếp gây ra vụ cướp giật giỏ xách của chị Liên vào đêm 24/8 khiến nạn nhân ngã xuống đường và bị xe taxi cán tử vong. Trong vụ này Hậu, Lợi khai là 2 kẻ trực tiếp gây án; còn Lâm, Thọ có nhiệm vụ cản địa.
Hiện công an quận Bình Tân đang mở rộng điều tra.
Đình Thảo
Theo Dantri
Bắt nhóm cướp giật khiến cô gái tử vong Công an quận Bình Tân, TP.HCM xác nhận vừa bắt giữ 1 băng nhóm cướp giật nguy hiểm, khiến nạn nhân ngã xuống đường và bị xe taxi chạy tới tông gây tử vong. Ngày 28/8, tin tức từ công an quận Bình Tân, TP.HCM cho biết đã bắt giữ băng cướp gây nên cái chết cho chị Võ Thị Ngọc Liên (29...