Người nghèo mất nhà khi vay “tín dụng đen”
“Khi gia đình chúng tôi đang ở, bỗng thấy cán bộ của một số ngân hàng đến xem xét để thu hồi nhà đất của chúng tôi. Lúc này mới biết tài sản của mình bị người cho mình vay tiền sang tên, đem thế chấp cho ngân hàng”.
Đó là lời kể của một bị hại – ông Vũ Anh Tuấn (Hà Nội) – tại Hội thảo Giải cứu người nghèo khỏi bẫy “ tín dụng đen”, do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức, chiều 7.9.
Người dân cần cảnh giác trước bẫy “tín dụng đen” (ảnh minh họa).
Mất nhà vì thiếu hiểu biết
Ông Tuấn cho biết: Do thiếu tiền kinh doanh, không vay vốn được từ ngân hàng, trong năm 2013, gia đình ông đã đến một công ty có trụ sở ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) vay tiền. Công ty này do bà N.T.H.Y làm Chủ tịch HĐQT và ông H.P.Đ làm giám đốc.
Công ty trên cho ông Tuấn vay khoảng hơn 300 triệu đồng, lãi suất tính theo ngày. Để nhận được khoản tiền vay, ông Tuấn được giám đốc công ty đề nghị ký hợp đồng chuyển nhượng và giao “sổ đỏ” để làm tin, đảm bảo nghĩa vụ trả lãi và gốc.
“Chúng tôi tin là như vậy và ký, nhưng giữa chúng tôi và bà N.T.H.Y không có bàn giao nhà, không nhận tiền chuyển nhượng” – ông Tuấn cho hay.
Đến năm 2014, khi các cán bộ ngân hàng đến xem xét nhà để thu hồi, gia đình ông Tuấn mới biết tài sản của mình đã bị bà Y đem thế chấp cho ngân hàng để vay tiền. “Lúc này chúng tôi mới biết mình đã bị lừa khi ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho bà Y. Tưởng hợp đồng ký đó chỉ để làm tin, bởi gia đình chúng tôi vẫn sống trong ngôi nhà này, không có bất kỳ ai đến đo đạc, xem xét, kiểm tra, đánh gia các văn bản giấy tờ để thế chấp ngân hàng”, ông Tuấn cho hay.
Video đang HOT
Hiện vụ việc đã được ông Tuấn tố cáo ra cơ quan công an.
Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn và luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), trong quá trình làm việc, hai ông và các đồng nghiệp đã gặp rất nhiều trường hợp vay vốn từ “tín dụng đen” rồi rơi vào hoàn cảnh như ông Vũ Anh Tuấn.
“Hành vi “tín dụng đen” rất đa dạng, phức tạp, người dân thiếu hiểu biết rất dễ bị lừa. Việc vay tiền từ “tín dụng đen” thủ tục nhanh gọn, người vay chỉ cần ký vào sổ vay và làm theo đề nghị của bên “tín dụng đen” như ký vào hợp đồng mua, bán chuyển nhượng nhà ở, đất ở mà mình đang ở cho bên “tín dụng đen” với giá chuyển nhượng bằng số tiền được vay, nhưng thấp hơn nhiều so với thực tế. Ví dụ được vay 300 triệu đồng, nhưng phải ký chuyển nhượng ngôi nhà trị giá từ 2 – 3 tỷ đồng. Người vay tiền ký vào văn bản đó vì tưởng việc đó chỉ để làm tin, xem như một hình thức thế chấp tài sản cho bên “tín dụng đen”. Sau khi có được hợp đồng mua bán trên, đối tượng “tín dụng dụng” đã bán hoặc đem giấy tờ đó đi thế chấp ngân hàng vay hàng tỷ đồng”, luật sư Tuấn cho biết.
Tội phạm phát sinh từ “tín dụng đen”
Thượng tá Trần Thị Thúy – Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết: Tình trạng “tín dụng đen” hiện diễn ra phổ biến, có sự tham gia của các đối tượng hình sự nguy hiểm, một số lợi dụng núp bóng các doanh nghiệp để thực hiện hành vi phạm tội. Từ năm 2010 đến năm 2014, lực lượng công an đã điều tra làm rõ và khởi tố hơn 5.800 vụ, với gần 10.900 bị can liên quan đến “tín dụng đen”, trong đó có gần 1.500 vụ lừa đảo, gần 2.000 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…
“Ngoài ra còn những hệ lụy phát sinh từ “tín dụng đen” dẫn đến các hành vi phạm pháp khác như bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, làm nhục người khác, cưỡng đoạt tài sản…”, thượng tá Thúy cho biết.
Đề cập đến những giải pháp để giúp người dân tránh khỏi bẫy “tín dụng đen”, thượng tá Thúy cho hay: Nhà nước cần phải rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, dân sự, hành chính để xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
“Lực lượng công an các địa phương cần tập trung rà soát, nắm tình hình tội phạm, lên danh sách những tổ chức, cá nhân có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen” để tập trung biện pháp đấu tranh triệt phá, không để chúng hoạt động kéo dài, gây ra những vụ việc phức tạp”, thượng tá Thúy nói.
Theo Ngọc Lương (danviet.vn)
Băng nhóm chuyên ăn chặn, cướp vé số của người nghèo
Chiều 29/8, Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá thành công băng nhóm chuyên cướp vé số của người nghèo tại nhiều quận, huyện của TP.HCM và bắt giữ 3 đối tượng.
Theo đó, khi phát hiện "con mồi" là những người bán vé số dạo bất cẩn trong việc cầm vé số, các đối tượng lao tới cướp rồi tháo chạy. Sau đó, chúng đem bán cho một đối tượng khác lấy tiền tiêu xài. Với thủ đoạn gây án trên, các đối tượng thực hiện thành công nhiều vụ cướp khiến người bán vé số dạo lo lắng.
Bí mật theo dõi...
Danh tính các đối tượng chuyên cướp vé số được xác định là Đỗ Hà Trần Nhựt (32 tuổi), Đặng Ngọc Thành (33 tuổi) cùng trú tại quận Thủ Đức và Nguyễn Kông Thành (18 tuổi), ngụ tỉnh Phú Yên, tạm trú TP.HCM). Đối tượng Nhựt và Thành bị điều tra về hành vi Cướp giật tài sản, đối tượng Thành bị điều tra về hành vi "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trao đổi với PV, một cán bộ Công an quận Thủ Đức cho hay, vào khoảng 10h10 ngày 24/8, do cần tiền tiêu xài, Nhựt điều khiển xe gắn máy chở Thành rảo quanh nhiều khu vực ở phường Bình Thọ (quận Thủ Đức) tìm người bán vé số dạo để cướp. Đến khu vực ngã ba đường Võ Văn Ngân - Bác Ái thuộc phường Trường Thọ, Nhựt và Thành phát hiện một nam thanh niên chạy xe đạp, trên tay cầm xấp vé số. Thấy "mồi" ngon, Nhựt và Thành liền tiếp cận. Khi tới gần, Nhựt rồ ga cho xe chồm tới và Thành ngồi sau giơ tay giật xấp vé số rồi bỏ chạy.
Tuy nhiên, hành vi của nhóm đối tượng này đã bị tổ Cảnh sát hình sự đặc nhiệm Công an quận Thủ Đức phát hiện và lập tức truy đuổi. Biết bị truy đuổi phía sau, Thành luống cuống làm rơi hơn 50 tờ vé số và một bộ hồ sơ xin việc. Nhận định các đối tượng sẽ đi tiêu thụ số vé số cướp được, tổ Cảnh sát hình sự đặc nhiệm chuyển sang phương án theo dõi bí mật.
Đúng như nhận định, đến trưa cùng ngày, Nhựt chở Thành đến một đại lý vé số trên đường Chu Văn An (phường 12, quận Bình Thạnh) gặp đối tượng Nguyễn Kông Thành bán hơn 160 tờ vé số còn lại được hơn 1,1 triệu đồng. Ngay sau đó, Kông Thành liền giao lại cho đại lý vé số để hưởng "hoa hồng" hơn 100 ngàn đồng.
Đối tượng Nhựt (trái) và Thành tại cơ quan công an.
Bắt nóng đối tượng gây án
Mọi diễn biến vụ việc được Tổ cảnh sát hình sự đặc nhiệm theo dõi nên tiến hành bắt nóng cả 3 đối tượng. Tiến hành truy xét nhanh, Tổ cảnh sát hình sự đặc nhiệm xác định nạn nhân vừa bị các đối tượng cướp vé số là anh Phạm Tiến Việt (23 tuổi), quê tỉnh Kiên Giang, tạm trú TP.HCM. Anh Việt bị các đối tượng cướp đi 210 tờ vé số. Đây là số vé số anh Việt vừa nhận từ đại lý, chưa bán được bao nhiêu tờ thì bị cướp.
Tại cơ quan công an, đối tượng Nhựt và Thành khai nhận, thời gian vừa qua, hai đối tượng thực hiện trót lọt 4 vụ cướp vé số trên địa bàn quận Thủ Đức. Cụ thể, vào sáng 22/8, Nhựt và Thành đi xe máy quanh khu vực phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) săn tìm "con mồi". Khi rảo xe đến khu vực đường số 3 (khu phố 6), Nhựt và Thành áp sát một phụ nữ đi xe đạp, giật 68 tờ vé số. Sau đó, Nhựt và Thành mang bán cho Kông Thành với giá hơn 450 ngàn đồng.
Cũng tại địa bàn phường Trường Thọ, vào thời điểm tháng 7/2015, Nhựt và Thành giật của một người đàn ông hơn 200 tờ vé số, rồi bán cho Kông Thành khoảng 750 ngàn đồng. Cùng hình thức tương tự, tháng 6/2015, Nhựt và Thành còn cướp giật của hai nạn nhân khác hơn 150 tờ vé số, bán lại giá rẻ cho Kông Thành với giá hơn 1 triệu đồng. Ngoài ra, Nhựt và Thành còn khai nhận thực hiện hàng loạt vụ cướp khác tại nhiều quận, huyện của TP.HCM nhưng không thành công.
Đối tượng Kông Thành khai nhận, trong quá trình làm ăn với Nhựt và Thành, Kông Thành biết rõ số vé số mà hai đối tượng này bán là do đi cướp mà có. Tuy nhiên, do hám lời nên Kông Thành dần trở thành mắt xích tiêu thụ vé số trong băng cướp của Nhựt và Thành. Sau mỗi lần mua vé số giá rẻ của Nhựt và Thành, Kông Thành mang bán lại cho chủ đại lý vé số, hưởng tiền chênh lệch từ 80 - 150 ngàn đồng.
Trao đổi với PV, anh Phạm Tiến Việt cho biết: "Các đối tượng gây án rất nhanh. Vào thời điểm bị Nhựt và Thành cướp vé số, tôi truy hô, kêu cứu nhưng không ai có thể can thiệp vì chúng gây án quá táo tợn. Trước đó, mặc dù tôi đã cảnh giác nhưng cuối cùng vẫn trở thành nạn nhân".
Chị Phạm Thị Lan (bán vé số dạo tại địa bàn quận Thủ Đức) cũng là nạn nhân của các đối tượng trên cho biết: "Trong một lần bất cẩn khi cầm vé số đi bán trên đường, tôi bị băng cướp của Nhựt và Thành cướp xấp vé số trên tay. Do các đối tượng bỏ chạy bằng xe gắn máy nên tôi không thể truy đuổi theo, còn người dân thì không ai dám truy đuổi vì sợ bị trả thù. Việc các đối tượng trong băng cướp này sa lưới đã giải tỏa nỗi sợ hãi, hoang mang của những người nghèo bán vé số".
Thông tin với PV, một cán bộ Công an quận Thủ Đức cho biết: "Việc triệt phá thành công băng cướp này đã giúp ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Đây là chiến công xuất sắc của lực lượng Công an quận Thủ Đức. Cơ quan công an nghi vấn băng nhóm này còn gây ra nhiều vụ cướp khác. Hiện, cơ quan công an đang mở rộng điều tra, làm rõ vụ án".
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Làm giả giấy tờ nhà đất rồi đem đi thế chấp, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng Lợi dụng lòng tin, nhóm của Giang đã lập ra kế hoạch làm giả giấy tờ đất đai rồi đem đi thế chấp cho nhiều người, từ đó chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của các nạn nhân. Ngày 27/8, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Thị Minh Trang (SN 1970, ngụ quận 6) 7...