Người Mỹ tiêm vaccine Covid-19
Các y bác sĩ và quan chức Mỹ tiên phong tiêm vaccine Covid-19 với hy vọng khuyến khích người dân tiêm chủng đại trà.
Sandra Lindsay, y tá tại Trung tâm Y tế Do Thái Long Island, bang New York, là người Mỹ đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 hôm 14/12, do bác sĩ Michelle Chester thực hiện.
Lindsay cho biết mũi tiêm không khác biệt so với tiêm các vaccine khác. “Tôi thấy tuyệt vời, nhẹ nhõm”, cô nói.
Tuần trước, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho vaccine Covid-19 đầu tiên tại Mỹ do hai hãng dược Pfizer và BioNTech phát triển, với hy vọng đẩy lùi được đại dịch đã giết hơn 300.000 người ở nước này.
Những liều đầu tiên của vaccine Pfizer/BioNTech đã được phân phối tới toàn bộ 50 bang của Mỹ, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico, và các nhân viên y tế tuyến đầu là những người đầu tiên được tiêm vaccine này hôm 14/12.
Thống đốc bang New Jersey Phil Murphy (thứ hai từ phải sang) vỗ tay khi y tá Maritza Beniquez bày tỏ sau mũi tiêm vaccine Covid-19 ở trường Y Rutgers New Jersey, thành phố Newark, hôm 15/12.
Các liều vaccine Pfizer/BioNTech được lấy ra khỏi tủ đông để tiêm tại Bệnh viện Phụ nữ Brigham ở thành phố Boston, Massachusetts, hôm 16/12.
Vaccine của Pfizer có giá 19,5 USD một liều, yêu cầu hai mũi tiêm cách nhau vài tuần để đảm bảo hiệu quả 95%. Nhiệt độ tiêu chuẩn để bảo quản nó trong tủ đông là -70 độ C, lạnh hơn nhiều so với hầu hết các loại thuốc và vaccine thông thường.
Bác sĩ Karim Yatim được tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech tại Bệnh viện Phụ nữ Brigham ở thành phố Boston, Massachusetts, hôm 16/12.
Giới chức y tế cộng đồng ước tính sau khi tiêm vaccine cho các nhóm ưu tiên, hầu hết người Mỹ trẻ và khỏe mạnh cũng có thể bắt đầu được tiêm chủng vào khoảng giữa tháng 3 tới đầu tháng 4 năm sau.
Video đang HOT
Phó tổng thống Mike Pence tiêm công khai vaccine Covid-19 tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington, hôm 18/12.
Y sĩ Emily Ryan, 40 tuổi, mặc chiếc áo có hình Tiến sĩ Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ, sau mũi tiêm vaccine ở trung tâm y tế tại thành phố Glendale, California, hôm 17/12.
Ông Fauci tin rằng Mỹ có thể đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối quý II năm 2021, tức cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi khoảng 75-80% dân số được tiêm chủng.
Dược sĩ Nikolas Gardner đặt một khay vaccine Pfizer-BioNTech vào tủ đông ở bệnh viện tại thành phố Madison, bang Wisconsin, hôm 14/12.
Để bảo quản vaccine của mình, Pfizer tạo ra loại hộp lạnh kích thước bằng một chiếc vali, có thể chứa 1.000-5.000 liều trong 10 ngày, sau đó phải bổ sung thêm đá khô. Sau khi rã đông, lọ dịch tiêm sẽ được bảo quản trong tủ lạnh lâu nhất là hai ngày. Hãng cũng đang tìm cách cho ra đời vaccine dạng bột, có thể cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn.
Tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams giơ ngón tay cái khi được tiêm vaccine tại Nhà Trắng hôm 18/12.
Y tá Joyce Limurti, 40 tuổi, giơ nắm đấm thể hiện sự mạnh mẽ khi tiêm vaccine tại trung tâm y tế tại thành phố Glendale, California, hôm 17/12.
Quân nhân Randy F. Swanson tiêm vaccine tại Bệnh viện Quân đội Walter Reed ở Bethesda, bang Maryland, hôm 14/12.
Bác sĩ Yves Duroseau ở bệnh viện Lennox Hill, bang New York, tiêm vaccine trước sự chứng kiến của truyền thông hôm 14/12.
Khảo sát mới nhất của Axios-Ipsos cho thấy 27% người Mỹ muốn tiêm vaccine Covid-19 sớm nhất có thể, tăng hơn gấp đôi trong ba tháng qua. Khảo sát cũng chỉ ra gần 2/3 người Mỹ, khoảng 64%, tin tưởng rằng FDA quan tâm tới “lợi ích tốt nhất cho gia đình họ”.
FDA hôm 18/12 cũng đã phê duyệt khẩn cấp cho vaccine Covid-19 thứ hai ở Mỹ của Moderna, với 6 triệu liều dự kiến xuất xưởng cuối tuần này. Cả vaccine của Moderna và Pfizer đều đạt hiệu quả khoảng 95% đối với dân số nói chung, dù của Moderna đạt hiệu quả 86% đối với người trên 65 tuổi.
Những nạn nhân Covid-19 đầu tiên ở Vũ Hán sau một năm
Cuối năm 2019, Duan Ling, nữ doanh nhân người Vũ Hán và chồng, bác sĩ Fang Yushun, bắt đầu nghe loáng thoáng về một căn bệnh lạ đang nổi lên.
Duan không mấy để ý tới những câu chuyện trong nhóm chat ở các bệnh viện. Năm đó, Fang về nước sau thời gian du học ở Mỹ. Hai vợ chồng đều 36 tuổi, lập kế hoạch sinh con và đang chuẩn bị cho đợt điều trị hiếm muộn tốn kém.
"Nhưng khi tin tức nổi lên ngày càng nhiều, chúng tôi bắt đầu nhận ra căn bệnh này khác hẳn những bệnh truyền nhiễm khác", Duan nói.
Duan Ling trong căn hộ mới ở Vũ Hán hôm 13/12. Ảnh: Reuters
Chỉ hơn một tháng sau, Fang là một trong những người đầu tiên trên thế giới được chẩn đoán mắc phải căn bệnh gọi là Covid-19, thứ đến nay đã lây nhiễm cho hơn 75,2 triệu người trên toàn thế giới và giết chết gần 1,7 triệu người.
Trong những ngày đầu bùng dịch, các bệnh viện trong thành phố chật cứng bệnh nhân, dụng cụ xét nghiệm khan hiếm, nhiều bác sĩ làm việc trong điều kiện thiếu công cụ bảo vệ.
"Khi đó, rất nhiều người mắc bệnh chưa được chẩn đoán xuất hiện ở Vũ Hán. Đó là lý do chúng tôi không biết anh ấy lây bệnh bằng cách nào", Duan nói.
Fang có thể nhiễm tại bệnh viện nơi anh công tác, hoặc nhiễm bệnh do hai vợ chồng sống gần chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, cụm bùng dịch đầu tiên.
Vào 3/1, ngày Fang được chẩn đoán nhiễm bệnh, mới hơn 420 người chết còn Vũ Hán bắt đầu công bố vài nghìn ca nhiễm mỗi ngày. Vũ Hán trải qua hai tuần nữa trước khi bước vào đợt phong tỏa dài 76 ngày, cách ly với phần còn lại của đất nước.
"Cuối cùng, tôi cũng hiểu được cảm giác những con số không chỉ phản ánh thực tế tàn khốc nữa, mà trong số 2.388 người nhiễm, có một người là thần hộ mệnh của gia đình tôi", Duan nói.
Fang đã rất may mắn. Khi 3.869 người chết vì Covid-19 ở Vũ Hán, anh chỉ bị bệnh nhẹ và vẫn đi làm khi mới xuất hiện triệu chứng, Duan nhớ lại.
Cô tin rằng mình có thể cũng nhiễm, vì xuất hiện triệu chứng cùng lúc với chồng, nhưng bộ xét nghiệm ở Vũ Hán rất khan hiếm trong những tháng đầu năm 2020 và chỉ giới hạn sử dụng cho nhân viên tuyến đầu và bệnh nhân nặng.
Khi Fang nhập viên, anh sốt cao, tim đập hơn 100 nhịp/phút, chụp X-quang phổi mờ như kính mài. Duan bây giờ vẫn cảm thấy thời gian ấy như không có thực.
"Khi ở một mình, tôi xem video anh ấy chơi guitar trong ký túc xá lúc đi du học" cô nói, nghẹn ngào kể lại hai tháng khó khăn mà họ đã trải qua trong thời gian Fang ốm và hồi phục.
"Nhưng tôi chưa từng khóc suốt đại dịch và luôn tin rằng chúng tôi sẽ vượt qua", cô nói.
Dù Fang là một trong những bệnh nhân được xác định nhiễm nCoV đầu tiên trên thế giới, nhưng với tư cách là người sống sót sau Covid-19, anh đã gia nhập câu lạc bộ hơn 70 triệu người sống sót khắp thế giới, và nhiều người tiếp tục đối mặt các vấn đề sức khỏe phức tạp.
Cứ 10 người thì 9 nạn nhân Covid-19 gặp biến chứng kéo dài. Tới nay, người ta vẫn chưa hiểu hết tác động lâu dài của nó. Duan cho hay người thân và bạn bè vẫn e ngại Fang có thể tái phát.
"Họ có thể sẽ ngại nếu chúng tôi cùng đi ăn, vì vậy chúng tôi không đi đâu hết. Nhưng trong lòng chúng tôi thực sự không thoải mái", cô nói.
Bây giờ Vũ Hán đã trở lại bình thường. Thành phố không ghi nhận ca nhiễm mới nào từ tháng 5. Đường phố, quán bar, chợ dân sinh và nhà hàng đều đông đúc.
Nhưng với một số gia đình kém may mắn như Fang và Duan, ký ức về những ngày đầu đau thương vẫn khó quên.
"Tôi không còn gì để nói", Chen, một phụ nữ Vũ Hán, nói. Bố mẹ, em gái và cô đều nhiễm bệnh hồi tháng 1. Bố cô mất vào đầu tháng 2.
"Dù Vũ Hán đã trở lại bình thường, nhưng người ta không thể tránh nhắc tới nó, không thể trốn chạy khỏi những ký ức liên quan tới nó, khi cả thế giới đang trải qua dịch bệnh", Chen nói.
Vợ chồng Duan và Fang trong căn hộ mới ở Vũ Hán hôm 13/12. Ảnh: Reuters
Với Duan và Fang, họ đang tập trung cho tương lai.
Hai người đã chuyển sang một căn hộ mới do một nhà phát triển bất động sản địa phương giảm giá 15% cho nhân viên y tế tuyến đầu. Các thùng các-tông chưa mở xếp đầy nhà, trong lúc hai vợ chồng thảo luận về điều trị vô sinh.
"Cuộc sống thực ra rất ngắn ngủi, còn cuộc đời đầy rẫy bất ngờ", Duan nói. "Mỗi một ngày yên bình đều thực sự quý giá. Vì vậy, chúng tôi sẽ trân trọng thời gian bên nhau nhiều hơn trong tương lai".
Lý giải tỷ lệ tử vong cao chót vót ở Italy trong làn sóng COVID-19 thứ hai Cuối tháng 11, bác sĩ Maurizio Cappiello thăm khám cho trên 130 bệnh nhân trong phòng cấp cứu bệnh viện Cardarelli ở thành phố Naples, miền nam Italy. Trên 2/3 trong số họ mắc COVID-19. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Rome, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Reuters, virus SARS-CoV-2 vốn chỉ hoành hành ở miền bắc...