Người Mỹ phản đối tấn công Syria
Nhiều người Mỹ không tán thành can thiệp quân sự tại Syria, dù tin rằng chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học với dân thường
Máy bay ném bom B-2 được cho là có thể tham gia không kích các mục tiêu ở Syria. Ảnh:USAF
Kết quả cuộc thăm dò ý kiến 1.022 người trưởng thành do CNN và cơ quan nghiên cứu ORC International tổ chức, cho thấy gần 60% số người được hỏi cho rằng Quốc hội Mỹ không nên thông qua nghị quyết cho phép một hành động quân sự hạn chế nhằm vào Syria. Hơn 70% trong số này cho hay bất cứ cuộc tấn công nào cũng không đem lại kết quả tích cực cho nước Mỹ hay phục vụ các lợi ích quốc gia của Mỹ.
Và thậm chí nếu Quốc hội đồng ý một hành động quân sự chống lại Syria, 55% số người được hỏi vẫn phản đối các cuộc không kích nhằm vào những mục tiêu quân sự ở quốc gia Trung Đông. Trong trường hợp nếu các nghị sị Mỹ không chấp thuận đề xuất của Tổng thống Barack Obama, tỷ lệ người tham gia thăm dò không tán thành lên đến 71%.
Cuộc thăm dò diễn ra ngay trước một tuần quan trọng đối với Tổng thống Barack Obama, người sẽ trả lời một loạt các cuộc phỏng vấn với 6 kênh truyền hình lớn của Mỹ trong ngày hôm nay, khi ông theo đuổi việc thuyết phục dư luận cũng như các các nhà lập pháp nước này.
Ngày mai, Obama sẽ tới Tòa nhà Quốc hội để đích thân thuyết phục các nghị sĩ trước khi có bài phát biểu với người dân Mỹ từ Nhà Trắng. Các hoạt động nói trên cũng diễn ra trước cuộc bỏ phiếu của Thượng viện về việc thông qua hành động quân sự với Syria cuối tuần này.
Video đang HOT
Cuộc thăm dò của CNN có tỷ lệ sai số hơn hoặc kém 3%.
Một cuộc thăm dò khác của USA Today được thực hiện với các nghị sĩ cho thấy, Obama sẽ đối mặt với nhiệm vụ khó khăn ở Đồi Capitol, nơi có Tòa nhà Quốc hội.
Chỉ một nhóm nhỏ trong số 533 nhà lập pháp, cụ thể là 22 thượng nghị sĩ và 22 dân biểu, cho biết họ sẽ ủng hộ việc sử dụng sức mạnh quân sự chống lại chế độ Assad. Trong khi đó, 19 thượng nghị sĩ và 130 dân biểu khẳng định không tán thành một nghị quyết mà Tổng thống Obama mong muốn. Những người còn lại ở cả Thượng viện và Hạ viện cho hay họ vẫn chưa quyết định ngả về phía nào. Ngay cả các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ của ông Obama cũng thể hiện sự phân hóa rõ rệt, khi số người ủng hộ và phản đối đều là 28.
Một cuộc thăm dò của Washington Post đối với các thượng nghị sĩ cho thấy 25 người ủng hộ, 17 người phản đối, 10 người không thể hiện quan điểm và 50 người chưa quyết định. Tại Hạ viện, 25 người ủng hộ, 111 người phản đối, 116 người không thể hiện quan điểm và 181 người chưa quyết định.
Theo kết quả thăm dò ý kiến độc giả của VnExpress với câu hỏi “Theo bạn Mỹ có đánh Syria hay không?”, trong số 3.838 lượt bình chọn tính tới 21h10 hôm nay, có 2.660 người chọn “có” và 1.178 người chọn “không”.
Hà Giang
Theo VNE
Assad cảm ơn sự ủng hộ của Putin
Ngoại trưởng Syria hôm nay chuyển lời cảm ơn của Tổng thống Bashar al-Assad đến Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã ủng hộ chính phủ Syria trong hội nghị thượng đỉnh G20 tuần qua.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp tại Moscow hôm nay. Ảnh: AFP
"Tổng thống đề nghị tôi chuyển lời cảm ơn của ông ấy đến ông Putin vì sự ủng hộ của Nga trong suốt quá trình diễn ra hội nghị G20 và sau đó", Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid al-Muallem phát biểu trong cuộc gặp với người đồng cấp của Nga Sergei Lavrov ở Moscow.
Ngoại trưởng Nga Lavrov đảm bảo với ông Muallem rằng tiếng nói của Moscow về vấn đề Syria là "có sức nặng và kiên định".
"Không gì có thể thay thế một biện pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Syria", ông Lavrov tuyên bố, đồng thời bác bỏ bất kỳ "giải pháp quân sự nào từ bên ngoài can thiệp vào Syria".
Nga kịch liệt phản đối kế hoạch tấn công nhằm vào chính quyền của ông Assad do Mỹ dẫn đầu và cảnh báo rằng cuộc tấn công có thể gây bất ổn cho toàn bộ Trung Đông. Tại hội nghị G20, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga sẽ sát cánh cùng Syria nếu Mỹ mở cuộc tấn công quân sự vào quốc gia này.
Moscow cũng thể hiện rõ quan điểm rằng họ không tin chính phủ Syria đứng đằng sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 như cáo buộc của Mỹ và một số nước phương Tây.
Ngoại trưởng Syria Muallem nói với ông Lavrov rằng sự can thiệp quân sự của Mỹ có thể phá hủy nỗ lực tổ chức một hội nghị hòa bình tại Geneva để chấm dứt đổ máu.
"Đến bây giờ chúng tôi đã sẵn sàng tham gia. Nhưng tôi không rõ chuyện gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ xâm lược. Những quả tên lửa có thể phá hỏng hội nghị này", AFPdẫn lời Muallem nói.
Chuyến thăm của ngoại trưởng Syria tới Moscow diễn ra sau khi Tổng thống Nga Putin từ chối thảo luận về vấn đề Syria trong các phiên họp chính thức của các lãnh đạo nhóm G20 tại Saint Petersburg.
Ông Putin có cuộc họp bất ngờ với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề hội nghị, nhưng sau đó tuyên bố rằng hai nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc thu hẹp khoảng cách. "Ông Obama không đồng ý với các quan điểm của tôi, tôi cũng không tán thành các quan điểm của ông ấy", Putin nói.
Lần gần nhất ngoại trưởng Syria tới Moscow là hồi tháng hai. Khi đó, ông tuyên bố chính quyền Syria đã sẵn sàng đàm phán với bất kỳ bên nào muốn đối thoại, kể cả phe nổi dậy.
Hồi tháng 5, Mỹ và Nga đã đồng ý tổ chức hội nghị hòa bình bao gồm tất cả các bên, nhưng ý tưởng vẫn chưa thành hiện thực vì căng thẳng giữa Washington và Moscow.
Mỹ khẳng định muốn can thiệp quân sự vào Syria với quy mô hạn chế, nhằm trừng phạt việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học. Kế hoạch này đang được các nghị sĩ Mỹ xem xét và sẽ bỏ phiếu sau khi quốc hội làm việc trở lại từ hôm nay.
Theo VNE
Obama: 'Không thể làm ngơ trước hành động của Syria' Tổng thống Mỹ Barack Obama đang kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ kế hoạch quân sự để tấn công trừng phạt nhằm vào quốc gia Trung Đông bởi "ngồi im không phải là hành động sáng suốt". Tổng thống Obama đang tìm kiếm sự ủng hộ của các thành viên trong Quốc hội cho kế hoạch tấn công Syria. Ảnh: AFP...