Người Mỹ đã làm cho Trung Quốc “vĩ đại trở lại” như thế nào?
Các công ty Mỹ từng đầu tư ồ ạt vào Trung Quốc giai đoạn mở cửa, mà không nghĩ rằng kết cục Trung Quốc trở nên rắc rối như ngày hôm nay chính là một phần do họ, theo báo Mỹ Newsweek.
KFC là chuỗi cửa hàng ăn nhanh phổ biến nhất ở Trung Quốc.
Trong giai đoạn đầu tiên khi đầu tư vào Trung Quốc, Jeff Immelt, khi đó là CEO của công ty General Electric (GE) có trụ sở ở Mỹ, đáp chuyên cơ riêng đến Trung Quốc, đặt mục tiêu thống trị thị trường lớn nhất và quan trọng nhất này. Đó cũng là thời điểm GE thu về những khoản tiền kếch xù, lên tới 5,3 tỉ USD.
Đến năm 2010, mọi chuyện đã khác, GE gần như chững lại ở thị trường Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc ngày càng siết chặt hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài, tăng cường kiểm tra bất kể ngày đêm. Immelt nói: “Tôi thực sự lo lắng ở Trung Quốc. Tôi không nghĩ họ muốn các công ty nước ngoài thắng, hay chi ít là thành công”.
Các công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc biết mọi chuyện ngày càng khắc nghiệt hơn, nhưng họ không muốn yêu cầu chính phủ can thiệp vì lo ngại rằng Bắc Kinh có thể tức giận.
Gần 10 năm sau, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp kỷ lục, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng dồn ép, buộc Trung Quốc phải đạt thỏa thuận thương mại.
Ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau bên lề hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản. Nhưng giới phân tích không kì vọng vào một thỏa thuận đột phá giữa hai nước.
Sức hấp dẫn khó cưỡng từ Trung Quốc
Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã đặt mục tiêu trở thành cường quốc kinh tế, bắt đầu từ việc mở cửa, đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ.
Các công ty Mỹ nhận thấy thị trường béo bở với giá nhân công rẻ, lại có nguồn khách hàng dồi dào nên ngay lập tức đã đổ xô sang Trung Quốc. Nếu như các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc trước năm 1991 chỉ là 217 triệu USD, thì chỉ một năm sau, con số này tăng lên tới 2 tỉ USD.
Video đang HOT
Nguồn lợi béo bở khiến các công ty Mỹ trở thành con rối của Trung Quốc từ lúc nào không hay. Hơn 600 công ty thay mặt Trung Quốc để yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Bắc Kinh vào danh sách “bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn”. Đến năm 2000, Mỹ thông qua đề nghị này, vô hình trung giúp Trung Quốc được phép tiếp cận tự do hơn vào thị trường Mỹ.
Foxconn hiện là nhà sản xuất điện thoại iPhone chính của Appple ở Trung Quốc.
Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc là gia nhập WTO – tổ chức thương mại thế giới với các quy tắc trong thương mại toàn cầu. Trung Quốc muốn gia nhập WTO để trở thành đối tác thương mại toàn cầu.
Các công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc dĩ nhiên ủng hộ điều này một cách mạnh mẽ, vì cho rằng “cuối cùng thì Bắc Kinh cũng chấp nhận luật chơi toàn cầu”. Họ cho rằng mình sẽ được hưởng lợi nhờ việc Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu.
Năm 2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO. Phòng Thương Mại Mỹ coi đây là chiến thắng “không thể thắc mắc đối với các nhà xuất khẩu và khách hàng Mỹ”.
WTO đã tạo bệ phóng để đưa các công ty Mỹ đến Trung Quốc nhiều hơn. James Vance, một nhà cung cấp các thiết bị y tế ở Mỹ, nói anh ta đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất sang Quảng Đông, Trung Quốc. “Ở đây, chúng tôi tạo ra sản phẩm với chi phí rẻ hơn nhiều và xuất khẩu đi bất cứ đâu trên thế giới. Tiềm năng là rất lớn”.
Năm 2015, tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ từ các công ty nước ngoài đã vượt mức 60%. Trong 30 năm qua, các thương hiệu Mỹ đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Trung Quốc, từ Starbuck cho đến KFC, Papa Jones. General Motors (GM) bán được xe ở Trung Quốc nhiều hơn tất cả các thị trường khác.
Đỉnh điểm của việc công ty Mỹ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc chính là khi Apple xuất hiện. Apple đã chọn Foxconn của Đài Loan, làm nhà cung cấp, lắp ráp sản phẩm ở Trung Quốc. Ngày nay, gần 5 triệu công dân Trung Quốc đang làm việc cho mạng lưới này.
Rắc rối ở thiên đường
Sau một thập kỷ bình yên, Trung Quốc bắt đầu tạo ra những công ty nội địa, cạnh tranh với chính các công ty nước ngoài. Các tập đoàn nhà nước hối thúc chính phủ ưu đãi hơn cho các công ty nội địa, khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng gặp khó khăn.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 giáng đòn một đòn mạnh vào Mỹ và các nước phát triển, còn Trung Quốc thì hầu như không ảnh hưởng. Đó là lúc Trung Quốc bắt đưa ra những luật chơi riêng.
Năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ông Tập đề ra phương hướng để Trung Quốc trở thành số một, thống trị các ngành công nghiệp phát triển trên toàn cầu.
Tất nhiên, Trung Quốc vẫn mua nguyên liệu công nghệ cao từ Mỹ, nhưng đó chỉ là để phục vụ cho việc phát triển các đối thủ cạnh tranh, như Huawei là một ví dụ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phạt nặng công ty Trung Quốc, áp thêm thuế với hàng trăm tỉ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ.
James McGregor, người từng nắm vai trò đứng đầu Phòng Thương Mại Mỹ ở Trung Quốc, cảm thấy sốc với những gì đang diễn ra. “Miếng bánh cho các công ty nước ngoài ngày càng nhỏ lại. Đó là thực tế”.
Một chủ doanh nghiệp Mỹ năm 2015 từng nói rằng họ quá mệt mỏi với việc Trung Quốc không ngừng yêu cầu chuyển giao công nghệ. CISCO hay thậm chí là gã khổng lồ Microsoft cũng nói điều tương tự. Những nghi ngờ về việc Huawei đánh cắp công nghệ cũng từ đó tăng theo.
Dưới thời chính quyền Barack Obama, Mỹ hầu như không đưa vấn đề công ty Trung Quốc cạnh tranh không công bằng, đánh cắp công nghệ ra WTO. Trong 8 năm dưới thời Obama, chỉ có 16 trường hợp được Mỹ nhắc đến.
Nhưng kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền, mọi chuyện đã khác. Ông Trump tỏ ra cứng rắn khi thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đã đạt đến con số kỷ lục. Ông Trump cũng công khai trừng phạt các công ty Trung Quốc như ZTE, Huawei vì đánh cắp công nghệ, cạnh tranh không lành mạnh ở Mỹ.
Giới chức Mỹ bày tỏ sự tin tưởng rằng sớm hay muộn, Trung Quốc cũng phải xuống nước trong vấn đề thương mại. Nhưng nhưng những người đứng giữa chịu hậu quả một lần nữa lại là các công ty Mỹ và người tiêu dùng. Họ phải gánh những khoản thuế nặng nề hơn, thị trường kinh doanh nhỏ lại và sản phẩm bán ra vì thế cũng khó khăn hơn.
Có thể nói, chính các công ty Mỹ từ thuở sơ khai đầu tư ở Trung Quốc là nguyên nhân khiến tình hình trở nên mất kiểm soát đối với Mỹ như ngày hôm nay, và chưa có phương án giải quyết hiệu quả. Đơn giản là vì thị trường Trung Quốc với 1,4 tỉ dân là quá lớn, theo Newsweek.
Theo Danviet
Lãnh đạo G20 : Căng thẳng thương mại ngày càng sâu sắc
Trong ngày thứ hai của Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 tại Nhật Bản, các nhà lãnh đạo đều nhất trí cuộc chiến thương mại, địa chính trị đang ngày càng căng thẳng và dự kiến sẽ đưa ra cảnh báo về những rủi ro mà nền kinh tế phải hứng chịu, hãng Reuters đưa tin.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới) diễn ra tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản, sau nhiều phiên đàm phán gay gắt, các lãnh đạo đang chật vật để đưa ra một thông cáo chung.
Tại Hội nghị G20 ở Buenos Aires, Argentina hồi năm 2018, các lãnh đạo tài chính hứa xem xét về việc cải tổ WTO. Họ cho rằng các quy định của WTO không thúc đẩy được sự phát triển.
Một thoả thuận hưu chiến thương mại trong vòng năm tháng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đã được đưa ra nhằm làm dịu bớt căng thẳng đôi bên. Tuy vậy, việc thương lượng rơi vào bế tắc hồi tháng trước đã khiến hai nước liên tục tăng mức thuế vào hàng hoá của nhau.
Thông cáo chung dự kiến được công bố vào ngày 9-6, trong đó sẽ bàn tới việc "căng thẳng thương mại, địa chính trị đang ngày càng sâu sắc". Các lãnh đạo G20 sẽ tiếp tục đưa ra cảnh báo về rủi ro kinh tế và có những động thái tiếp nối.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có cuộc gặp trong Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 28 và 29-6 tới ở thành phố Osaka, Nhật Bản.
UYÊN LÊ
Theo PLO
Tại diễn dàn WTO: Trung Quốc chỉ trích Mỹ vì 'cấm cửa' Huawei Trong một cuộc họp của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ vì hành động đưa Huawei vào "danh sách đen", cáo buộc Washington lạm dụng các ngoại lệ an ninh quốc gia đối với các quy tắc thương mại toàn cầu . Theo Financial Times, cuộc đối đầu của đại diện Trung Quốc và Mỹ ở...