Người mua ve chai hồi hộp trước ngày ‘giải tỏa’ 5 triệu yen
Người nhặt thùng loa cũ chứa 5 triệu yen (khoảng 1 tỷ đồng) ở Sài Gòn dự định, nếu nhận nhiều tiền sẽ mua gạo tặng các trại trẻ mồ côi, nơi nuôi dưỡng người bệnh tật, nghèo khó.
Ngày 21/3/2014, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (hành nghề mua ve chai, 36 tuổi, quê Quảng Ngãi, ngụ quận Tân Bình, TP HCM) mua được thùng loa cũ, bên trong có chứa 5 triệu yen (khoảng 1 tỷ đồng). Đã gần 1 năm, nhà chức trách thông báo tìm chủ sở hữu số tiền khoảng 1 tỷ đồng này, nhưng vẫn chưa có người đến nhận.
Điều 239, Bộ Luật Dân sự quy định, người nhặt được tài sản thì không được quyền chiếm hữu, mà phải có nghĩa vụ giao trả nếu biết chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp.
Nếu không xác định được chủ sỡ hữu, thì phải giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để cất giữ, thông báo cho chủ sỡ hữu đến nhận.
Trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì tài sản đó thì sẽ được đưa ra giải quyết, trao cho người tìm thấy.
Chị Hồng hàng ngày vẫn đi mua ve chai.
Thùng tiền bốc mùi hôi
Sau nhiều ngày về quê ăn Tết 2015, chị Hồng cùng hàng chục đồng hương đã trở lại TP HCM mưu sinh bằng việc thu mua ve chai. Căn nhà nhỏ 1 trệt, gác lửng ở quận Tân Bình, nhưng có hơn 30 người sinh sống.
“Chị em trong ngôi nhà này toàn đồng hương Quảng Ngãi vào Sài Gòn mưu sinh bằng việc cực nhọc này, ai cũng có thâm niên mua ve chai hơn 15 năm”, chị Lợi – người sống cùng nhà với chị Hồng chia sẻ.
Từ khi vô tình tìm thấy 5 triệu yen trong thùng loa cũ, chị Hồng hàng ngày vẫn đi mua ve chai từ sáng sớm đến tối mới về nhà trọ. Chị cho biết: “Mấy hôm nay mua được nhiều ve chai do mối quen để dành từ Tết, chờ mình vào mới gọi đến bán. Nhưng, giờ giá phế liệu xuống quá, làm quần quật cả ngày lời hơn 100.000 là may mắn rồi. Càng ngày, nghề ve chai càng khó sống hơn”.
Nhớ lại thời điểm cách đây gần 1 năm, chị Hồng kể chiếc loa cũ do một người đàn ông đi xe máy chở đến đầu đường Trần Văn Quang, đoạn giáp Âu Cơ rồi gọi chị lại mua. Chở hàng về nhà, chị cùng chồng tháo dỡ để phân loại phế liệu như đồng, sắt, nam châm… bên trong.
“Lúc mới mở loa, vợ chồng tôi ngửi được mùi rất hôi nên sợ lắm, tưởng có chuột chết, hoặc tệ hơn là… xác em bé bên trong. Nhưng sau đó, nhiều tờ tiền giấy trong loa bay ra trước sự chứng kiến của nhiều người. Thấy tiền lạ, có chữ nước ngoài, không đọc được, chúng tôi nghĩ là tiền… âm phủ”, chị Hồng kể.
Thấy nhiều tiền lạ, người dân trong khu vực đồn rằng chị nhặt được “kho báu”. Rất đông người kéo đến xin vài tời tiền làm… kỷ niệm. Vợ chồng chị Hồng lúc đầu không biết giá trị của những tờ tiền này (mỗi tờ 10.000 yen, tương đương hơn 2 triệu đồng), nên ai xin cũng cho vài tờ.
Thông tin người phụ nữ mua ve chai tìm thấy số tiền lớn lan nhanh, khiến cả khu vực hỗn loạn. Có lúc hơn 100 người khắp nơi đổ về xem và… xin tiền. Sau đó, nhiều thanh niên xăm trổ, mặt mày bặm trợn xuất hiện, lao vào đòi chia tiền, hăm dọa.
Video đang HOT
Chị Hồng nhớ lại: “Người đến đông quá, tràn ra cả con hẻm, nên vợ chồng tôi cùng các chị em khác phải chạy vào nhà đóng cửa cố thủ. Ai cũng sợ, vì các thanh niên xăm trổ rất hùng hổ và buông lời đe dọa. Tôi điện thoại báo công an đến giải vây và bàn giao số tiền cho công an giữ để được an toàn”.
Chồng chị Hồng cảm thấy có quá nhiều áp lực nên trở về quê sinh sống, còn chị vẫn bám trụ lại Sài Gòn làm lụng kiếm tiền gửi về phụ chồng nuôi 2 đang học lớp 8 và lớp 3. Vụ việc lan đến quê nhà, nên ảnh hưởng đến cuộc sống cha mẹ cùng con cái của người phụ nữ mua ve chai này.
“Người ta đồn tôi trúng tiền nhiều lắm, nên ai cũng hỏi. Con xin cắm trại ở trường, vợ chồng tôi cũng không dám cho đi, vì sợ kẻ xấu nghĩ nhà có nhiều tiền rồi xảy ra chuyện không hay. Nhưng thực sự cả năm nay tôi phải làm quần quật kiếm sống, chứ chưa nhận được đồng nào từ vụ đó”, người phụ nữ 36 tuổi cho hay.
Số yen Nhật trong thùng loa cũ. Ảnh: Tuổi trẻ.
Hồi hộp trước ngày quyết định
Một người sống chung nhà trọ với chị Hồng chia sẻ, ở quê ai cũng nghèo, có ít ruộng làm không đủ ăn, nên vào Sài Gòn mưu sinh. Ai cũng tằn tiện, dành dụm từng đồng gửi về nhà phụng dưỡng cha mẹ, nuôi con ăn học thành tài. Nghề ve chai cực nhọc, hứng mua đội nắng nên ai cũng bị đau chân nhức khớp tay chân.
Bà Tư – người phụ nữ có 16 năm mua ve chai ở Sài Gòn nói: “Cũng nhờ đi mua ve chai mà đứa con lớn của tôi nay đã tốt nghiệp đại học và xin được việc làm, đứa út học cấp 3. Có nhiều đứa sinh viên đi học một buổi, buổi còn lại phụ mẹ mua ve chai và ở chung với chị em chúng tôi trong ngôi nhà này”.
Theo bà Tư, ngày nào “trúng mánh” có thể kiếm được 100.000 – 200.000 đồng, ngày nào ế thì đẩy xe từ đi từ sáng đến tối mịt nhưng chỉ kiếm được vài chục ngàn.
“Gần năm nay, tôi quên mất số tiền đã nộp cho công an. Nhưng những ngày gần đây, có nhiều người hỏi khiến tôi nhớ lại nên cũng cảm thấy nôn nao. Ai cũng hỏi có nhiều tiền vậy sẽ làm gì, nhưng tôi có biết mình sẽ được bao nhiêu mà tính”, chị Hồng kể.
Tuy nhiên, chị cũng dự định, nếu có nhiều tiền sẽ mua gạo tặng các trại trẻ mồ côi và nơi nuôi dưỡng người bệnh tật, nghèo khó. Số tiền còn lại thì chia sẻ một phần với chị em “đồng nghiệp ve chai”, phụng dưỡng cha mẹ ở quê và nuôi con ăn học. Chị cũng còn một dự định khác nữa, nhưng chưa dám thổ lộ vì sợ “nói trước bước không qua”.
Sự nôn nao của chị Hồng khiến các “đồng nghiệp” trong nhà cũng hồi hộp theo, ai cũng mong chị nhận được toàn bộ số tiền trên. Theo họ, cả đời đã nghèo khổ rồi, nay được “lộc trời” thì nên cho chị hưởng hết, có một số vốn lo cho gia đình.
Theo Tri Thức
Cận cảnh "kho" tài sản của anh chàng mê sưu tầm ve chai
Sau những giờ làm việc mệt nhọc tại chợ, anh chàng thợ sọt Lý Thanh Hiệp không về nhà mà tìm đến các điểm thu mua ve chai, chợ đồ cũ để sưu tầm những món đồ cổ. Lâu ngày, căn nhà anh trở thành "kho" đồ cổ với hàng trăm loại. Giá trị của những món đồ này trở thành vô giá.
32 tuổi nhưng anh Hiệp (ngụ xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã có hơn 10 năm hành nghề sửa sọt tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn. Kiếm những đồng tiền vất vả từ nghề sửa sọt, chắt chiu cho cuộc sống cơm áo gạo tiền nuôi vợ con, anh Hiệp còn dành một khoản tiền để thỏa niềm đam mê sưu tầm đồ cũ. Sau thời gian làm việc ở chợ, anh không về nhà mà tìm đến các điểm thu mua ve chai, phế liệu, chợ đồ cũ để thỏa niềm đam mê. Nhiều người hàng xóm cho rằng anh có thu vui "dở hơi" khi mua về nhà những món đồ cũ, không dùng được để đầy nhà.
Hết giờ làm ở chợ, anh Hiệp không về nhà mà tìm đến các vựa phế liệu, ve chai và các chợ đồ cũ để tìm mua những món đồ cổ nhằm thỏa mãn niềm đam mê của mình. Dần dần trong nhà anh Hiệp có hàng trăm loại đồ cổ, trở thành "kho" tài sản vô giá của anh.
Những món đồ anh mua là những vật dụng của người Việt Nam, của Nhật, Mỹ, Pháp, Anh có hàng chục, hàng trăm năm tuổi. Đó là các lư hương xông trầm, bộ cồng chiên mua từ Tây Nguyên hay những bộ chén, bác gốm sứ hay bộ đồ thờ có từ thời Vua Tự Đức. Hay những vật dụng mua từ chợ đồ cũ như đèn mang xông, quạt gió, bàn ủi, những bộ chén sứ của những gia đình quý tộc xưa.
Chiếc tủ kính to được anh đặt ngay ngắn trong góc nhà bày la liệt các loại cổ vật có niên đại từ thời Trần, Lê thuộc vào loại cổ vật đắt giá hiện nay như chân đèn bằng đồng thời Trần hoặc chiếc dao đồng từ thời kỳ văn hoá Đông Sơn và những sản phẩm gốm Chu Đậu. Giá trị của mỗi món đồ anh mua về trưng bày trong nhà là "vô giá". Bởi theo anh Hiệp mỗi món đồ anh sưu tầm được nó ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của nó rất cao. Anh chỉ sưu tầm để thỏa niềm đam mê của mình chứ không bán nên "vô giá".
Kết thúc một ngày làm việc, anh Hiệp thợ sọt lại thả hồn mình vào niềm đam mê trong căn nhà nhỏ bé với nhiều món đồ "vô giá" anh đã cất công sưu tầm. Nó như một liều thuốc tinh thần giúp anh có niềm vui sau ngày làm việc vất vả.
Chiếc xe máy hiệu Suzuki được sản xuất từ những năm 60 được anh mua lại từ vựa ve chai sau đó đem về tân trang. Đây cũng là chiếc xe giúp anh bén duyên với niềm đam mê sưu tầm đồ cũ.
Chiếc lư hương xông trầm bằng đồng có niên đại cả trăm năm được nhiều người đam mê đồ cổ trả giá cao nhưng anh Hiệp không bán, chỉ để chiêm ngưỡng
Những vật dụng bằng đồng có niên đại vài chục năm về trước cũng được anh Hiệp sưu tầm trong "kho" tài sản của mình.
Bộ bình cắm bông bằng đồng có niên đại cả chục năm
Chiếc chuông bằng đồng và trang sức. Theo chủ nhân của nó, những cổ vật này có xuất xứ từ văn hóa dân tộc Chăm Pa
Chiếc bình sứ với họa tiết tinh xảo được được anh mua của một gia đình cách đây hơn 1 năm. Để sở hữu chiếc bình này, anh Hiệp phải tốn thời gian hơn 1 tuần thuyết phục chủ nhân của nó.
Chiếc rìu đá có niên đại cả ngàn năm
Và chiếc búa mi ni bằng đồng cũng có niên đại gần trăm năm
Mỗi món đồ anh mua về ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của rất cao. Theo thời gian, dần dần trong căn nhà nhỏ của anh có hàng trăm món đồ cổ vật với niên đại khác nhau. Mọi ngỏ ngách, góc tường đều được làm nơi để cổ vật.
Bộ sưu tập muỗng mạ vàng, muỗng bằng bạc của anh Hiệp sửa sọt
Hay những chiếc đèn của những gia đình quý tộc thời xưa
Giá trị của mỗi món đồ anh mua về trưng bày trong nhà là "vô giá". Bởi theo anh Hiệp mỗi món đồ anh sưu tầm được nó ngoài giá trị về vật chất, giá trị văn hóa của nó rất cao. Anh chỉ sưu tầm để thỏa niềm đam mê của mình chứ không bán nên "vô giá".
Theo Dương Thanh (Khám phá)
"Kho" tài sản vô giá của anh chàng mê sưu tầm ve chai Những thứ người ta vứt đi, hoặc bán phế liệu anh Hiệp lại tìm kiếm, thu mua để thỏa mãn niềm đam mê sưu tầm "ve chai". Theo thời gian, trong nhà anh trở thành "vựa" ve chai mà giá trị của những món đồ có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng. Có những món...