Người mẹ sốc nặng khi chứng kiến bữa ăn bán trú có giá cả 1 triệu nhưng lèo tèo vài món của con
Tại sao phụ huynh này lại có phản ứng như vậy?
Mới đây, tờ Sohu đưa tin, một bà mẹ ở Thượng Hải ( Trung Quốc) đã vô cùng bức xúc về bữa ăn bán trú có “giá 294 nhân dân tệ” (hơn 1 triệu đồng) của cậu con trai đang học lớp 8. Ngay khi bài đăng được lan truyền, dân tình rất bất ngờ. Mức sinh hoạt ở Thượng Hải khá cao thật, nhưng một bữa trưa lại có giá lên tới 294 nhân dân tệ với lèo tèo vài món liệu có phóng đại không?
Ngay sau đó, người mẹ này đã giải thích kỹ lưỡng hơn. Hóa ra, cái gọi là “bữa trưa 294 nhân dân tệ” không phải là giá của một bữa ăn, mà là chi phí ăn trưa cho cả một tháng. Dựa trên số ngày thực tế đi học, giá mỗi bữa trưa rơi vào khoảng 14 nhân dân tệ (gần 50.000 đồng).
Một suất ăn của con phụ huynh này.
Một bữa trưa 14 nhân dân tệ, đối với nhiều người dân Trung Quốc, ngay cả khi đem so sánh với mức giá trung bình của bữa trưa ở các trường trung học cơ sở, thì quả thực là hơi cao, nhưng cũng không đến nỗi vượt quá ngưỡng cho phép. Vậy, tại sao vị phụ huynh này vẫn cảm thấy không ưng ý như vậy?
Hóa ra, điều khiến vị phụ huynh này không hài lòng không phải là nằm ở giá cả, mà là do khẩu phần ăn quá ít khiến con vị này không thể ăn no. Theo phản hồi từ những học sinh khác cùng lớp, bữa trưa do trường này cung cấp, đều khá ít.
Vì thế, khi nhà trường phát thông báo thu tiền ăn bán trú, người phụ huynh này đã tức giận đến mức không kiểm soát nổi. Việc các em học sinh cấp hai không được cung cấp một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, bởi đây là giai đoạn vàng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu không ăn no được, huống chi là dinh dưỡng cân đối. Sức khỏe của các em không thể được đảm bảo, và điều này làm cho các bậc phụ huynh đau lòng và lo lắng.
Tầm quan trọng của một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng với học sinh
Video đang HOT
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt đối với các học sinh, bởi đây là giai đoạn mà cơ thể và tâm trí đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Dinh dưỡng hợp lý không chỉ đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động học tập và vận động hàng ngày, mà còn có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tổng thể của trẻ.
Cơ thể trẻ em cần được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Protein có trong thịt, cá, đậu và các sản phẩm từ sữa giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào, còn vitamin và khoáng chất có nhiều trong trái cây và rau củ quả hỗ trợ hệ miễn dịch và phát triển trí tuệ. Chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, mà còn duy trì cảm giác no lâu, hỗ trợ học sinh tập trung tốt hơn vào việc học.
Nếu thiếu hụt dinh dưỡng, học sinh sẽ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý. Trẻ em không nhận đủ dưỡng chất cần thiết cũng sẽ có nguy cơ cao phát triển các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, béo phì, thiếu máu và các rối loạn tăng trưởng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất học tập mà còn gây ra hậu quả lâu dài đối với sức khỏe của trẻ.
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt đối với các học sinh. (Ảnh minh họa)
Hơn nữa, thói quen ăn uống lành mạnh phải được hình thành từ sớm. Trường học và gia đình cần phải hợp tác chặt chẽ để tạo môi trường và đưa ra những chính sách ưu tiên sức khỏe học đường, như cung cấp bữa trưa cân đối và ngon miệng, giáo dục các em về cách lựa chọn thực phẩm hợp lý và khuyến khích lối sống tích cực.
Một bữa ăn lành mạnh cũng góp phần vào việc nuôi dưỡng tâm hồn, kích thích sự tò mò và sẵn sàng học hỏi. Khi trẻ em được ăn uống đúng cách, chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự tin và năng động hơn. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho một thế hệ tương lai khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, sẵn sàng đối mặt và giải quyết những thách thức của cuộc sống.
Cuối cùng, việc đầu tư cho bữa ăn dinh dưỡng ở trường là đầu tư cho tương lai của đất nước. Một quốc gia có thế hệ trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ có nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ sức mạnh và trí tuệ để đóng góp vào sự phát triển bền vững. Do đó, không chỉ các bậc phụ huynh mà cả xã hội cần phải nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc ăn uống đúng cách và đảm bảo mọi học sinh đều có được những bữa ăn cân đối và đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày.
Ấm lòng những bữa cơm cho trò nghèo
Học sinh vùng cao, không phải em nào cũng đủ điều kiện để được hưởng chế độ ăn những bữa cơm bán trú, nội trú theo quy định của Nhà nước.
Và trong thời gian qua, nhờ có những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, các em vẫn có bữa cơm, đầy đủ chất dinh dưỡng tại trường. Sự ủng hộ, hỗ trợ kinh phí giúp học trò vùng cao có những bữa ăn bán trú ý nghĩa, góp phần quan trọng vào việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao Điện Biên.
Niềm vui trên khuôn mặt những đứa trẻ được ăn cơm tại trường.
Không còn phải lang thang ngoài cổng trường sau những tiết học buổi sáng để chờ đến buổi học chiều, giờ đây, 15 học sinh Trường Tiểu học thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã được những người "mẹ nuôi" hỗ trợ kinh phí mua lương thực, thực phẩm. Cùng với sự giúp đỡ nấu ăn của các thầy, cô, các em đã được ăn những bữa cơm ngon ngay tại trường. Vì là những học sinh con nhà nghèo, mồ côi nên hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Xót thương trước hoàn cảnh của các em, chị Thái Thị Thương Huyền, huyện Mường Chà đã kết nối những tấm lòng hảo tâm, giúp các em có kinh phí ăn bữa trưa tại trường. Chứng kiến các em nhỏ ăn những khay cơm đầy đặn, sạch sẽ với đầy đủ thịt, rau, canh, khiến chị thấy ấm lòng. Nhớ ngày đầu gặp những em học sinh lang thang ngoài cổng trường, trong khi những bạn cùng trang lứa được ăn cơm bán trú, hay bố mẹ quan tâm mang cơm tận lớp, chị Huyền không khỏi xót xa.
Nhờ có sự kết nối, hỗ trợ của chị Thái Thị Thương Huyền, 15 cháu học sinh Trường Tiểu học thị trấn Mường Chà đã có những bữa cơm ngon tại trường.
Chị Huyền tâm sự: "Ngày ấy, con gái ăn trưa tại lớp nên mình thường xuyên mang cơm đến trường cho con. Nhiều lần thấy các em nhỏ cùng trang lứa với con mình lang thang ngoài cổng trường, mình xót lắm. Thầy, cô thương cho tiền mua quà, bánh kẹo hay cho các em ăn nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời. Trong khi đó, hầu hết các em đều ở xa, bố mẹ không thể đưa đón, lại không đủ điều kiện ăn bán trú. Vì vậy, mình đã kêu gọi bạn bè góp tiền cho các cháu ăn trưa ngay tại trường. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, mình đều cập nhật và chia sẻ lên mạng xã hội facebook để mọi người cùng thấy hôm nay các cháu ăn trưa với gì, số lượng bao nhiêu để cùng theo dõi và càng tin tưởng vào việc làm của mình. Mới ngày nào giúp đỡ các cháu, vậy mà cũng 4 năm rồi!".
Thời gian đầu, nhóm các "mẹ nuôi" do chị Huyền kêu gọi giúp đỡ bữa ăn trưa cho 30 cháu, nhưng đến nay, một số cháu đã được tạo điều kiện và được ăn trưa theo chế độ Nhà nước nên còn lại 15 cháu. Với mức tiền 18 nghìn đồng/suất ăn/bữa, các cháu thường xuyên được thay đổi khẩu phần ăn, hôm ăn cá, hôm lại thịt lợn hay gà, luôn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài hỗ trợ ăn trưa ở trường, các "mẹ nuôi" còn tặng áo ấm, đồ dùng học tập cho các cháu, giúp các em có sức khỏe và điều kiện học tập tốt hơn.
Ngoài những bữa cơm, các em còn được tặng áo ấm, đồ dùng học tập.
Ông Trần Hồng Quân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà cho biết: Theo chế độ chính sách của Nhà nước, nhiều học sinh chưa đủ điều kiện để được ăn bán trú tại trường nên thời gian qua, bạn Thái Thị Thương Huyền đã kết nối với bạn bè, các mạnh thường quân hỗ trợ các cháu về bữa ăn trưa. Các bạn trong nhóm tình nguyện cũng giống như những người cha, người mẹ thứ 2 của các em học sinh. Các bạn đã hỗ trợ tiền bữa trưa, mua quần áo ấm, trang thiết bị học tập cho các em. Chúng tôi rất ghi nhận tấm lòng hảo tâm, sự đóng góp của các bạn với sự nghiệp giáo dục của huyện nhà".
Bên cạnh sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm còn có sự giúp đỡ nấu ăn của các thầy, cô giáo.
Ngoài những cá nhân hay các nhóm tình nguyện, thời gian qua, các em học sinh trên địa bàn tỉnh còn nhận được sự quan tâm, tài trợ của nhiều tổ chức, chương trình. Điển hình như Dự án Nuôi em đã tài trợ kinh phí ăn trưa cho nhiều học sinh không được hưởng chế độ bán trú trong toàn tỉnh; qua đó góp phần rất lớn vào việc chăm sóc giáo dục học sinh và duy trì chuyên cần tại các nhà trường.
Ông Đặng Quang Huy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên cho biết: Những năm học vừa qua, học sinh trên địa bàn huyện Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hay các đơn vị, tổ chức. Đơn cử như năm học 2021 - 2022, Dự án Nuôi em (Nhóm tình nguyện Niềm tin) đã hỗ trợ tiền ăn cho 710 học sinh với tổng kinh phí 623 triệu đồng; hỗ trợ cho 11 thầy, cô nấu ăn cho học sinh hơn 12 triệu đồng. Năm học 2022 - 2023, hỗ trợ tiền ăn cho 708 học sinh với tổng kinh phí trên 790 triệu đồng. Hiện nay, 13 trường mầm non và tiểu học trên địa bàn huyện vẫn được dự án hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh. Những việc làm ý nghĩa ấy đã giúp cho các em học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, đồng hành cùng với ngành Giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học...".
Các em học sinh ngồi ngay ngắn trong giờ ăn cơm.
Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ các nhà hảo tâm, các nhóm tình nguyện và các tổ chức, như: Dự án Nuôi em, Quỹ trò nghèo vùng cao hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh. Toàn tỉnh hiện có hơn 23.000 học sinh bán trú, trong đó có gần 18.600 học sinh chưa đủ điều kiện hưởng chế độ ăn bán trú cũng được hỗ trợ ăn tại trường. Bằng tinh thần "Tương thân, tương ái", sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình đầy trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, từ thiện trong và ngoài tỉnh đã giúp đỡ, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là sự hỗ trợ kinh phí nấu ăn, nâng khẩu phần về dinh dưỡng cho các em học sinh đã góp phần bớt đi gánh nặng cho gia đình, giúp các em yên tâm học tập, mang lại kết quả tốt hơn. Và hơn thế, đó còn là tinh thần cộng đồng xã hội đối với công tác chăm sóc trẻ em cũng như sự nghiệp giáo dục nói chung.
Người mẹ đâm đơn kiện để được ngừng chu cấp cho con gái 22 tuổi Một phụ nữ Argentina đã đệ đơn lên tòa án gia đình để yêu cầu được ngừng chu cấp tài chính cho con gái 22 tuổi vì cô bỏ bê việc học đại học, cũng không chịu đi làm. Luật Argentina quy định cha mẹ có nghĩa vụ cung cấp tài chính cho con đến năm 25 tuổi nếu con đang đi học...