Người mẹ nghèo miền Tây chấp nhận 4 lần lóc da cứu con trai bỏng cả cơ thể
Sau 4 lần phẫu thuật, toàn bộ phần da đùi trái của bà Võ Thị Thu Hà (59 tuổi, ngụ ấp Tà Lóc, xã Sơn Kiên, H.Hòn Đất ( Kiên Giang) đã được lóc để phần nào làm lành những vết bỏng nặng của con trai.
Chịu đau để con được sống
Căn nhà tình thương của bà Võ Thị Thu Hà đang xuống cấp rất nhiều. Đến đây, nhìn cách bà chăm sóc từng li, từng tí cho người con trai bị bỏng nặng khắp cơ thể ai nấy đều cảm động xen lẫn xót xa.
Suốt 2 năm nay, bà Hà một mình sóc anh Phương. Ảnh DUY TÂN
Gia đình bà Hà là hộ cận nghèo ở địa phương. Vì không có đất canh tác nên vợ chồng bà quanh năm làm thuê. Năm 2013, chồng bà bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não nặng, để lại di chứng lúc nhớ, lúc quên và cử động khó khăn.
Biến cố liên tiếp ập đến với người phụ nữ nghèo. Tháng 11.2020, con trai bà là anh Thái Minh Phương (41 tuổi) đi đốn dừa nước kiếm sống chẳng may máy nổ trên vỏ lãi phựt xăng bén vào người, cơ thể anh bắt lửa cháy như ngọn đuốc.
Hằng ngày, bà Hà vệ sinh những vết thương cho anh Phương. Ảnh DUY TÂN
Nghe tiếng kêu thảm thiết cùng khói đen bốc cao, hàng xóm chạy đến ứng cứu. Nhưng khi đó, đôi chân anh Phương đã cháy đen gần hết, từng mảng da lớn trên cơ thể bong tróc… Anh được tức tốc chuyển đến Bệnh viện đa khoa Kiên Giang điều trị, bị bỏng 80% diện tích cơ thể. Do vết bỏng quá nặng, tiên lượng khó giữ được đôi chân, anh được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị.
Video đang HOT
Khi đó, để có tiền chạy chữa cứu con, bà Hà vay mượn khắp người thân trong họ hàng và xóm giềng. Thấy hoàn cảnh bà quá khó khăn, nhiều nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ hơn 200 triệu đồng.
Cơ thể bỏng lên 80%, để lại nhiều di chứng khiến anh Phương rất bất tiện trong sinh hoạt. Ảnh DUY TÂN
Nằm viện điều trị suốt 4 tháng, trải qua 10 ca phẫu thuật, trong đó có 4 lần nhận da ghép từ mẹ, vết bỏng của anh Phương dần lành và sức khỏe dần hồi phục. Tuy nhiên, do chân bỏng quá nặng nên anh vẫn chưa thể tự đi lại.
Sau 4 lần lóc da đùi của mình để ghép cho con, sức khỏe bà Hà yếu đi nhiều. Đùi trái của bà đầy vết thâm đen, đau nhói, những lúc trái gió trở trời bà đau nhức thấu trời. Dù vậy, bà cảm thấy hạnh phúc vì phần da của mình đã phần nào lấp vào chỗ da bị bỏng của con, giúp con bớt đau đớn.
Bà Hà hiến toàn bộ phần da đùi trái để ghép da cho con trai. Ảnh DUY TÂN
“Khi tôi xin lóc da đùi trái để cứu con, bác sĩ có nói sẽ đau đớn hơn bị bỏng. Vì cứu con nên đau mấy tôi cũng chịu. Do da đùi quá ít, không đủ lắp đầy những vết bỏng, mưng mủ ở chân con, tôi có xin lóc thêm bên đùi phải để ghép cho con. Nhưng rồi bác sĩ quyết định dùng da lưng và da đầu tự thân của con để ghép. Bác sĩ bảo, nếu lấy thêm da sợ tôi không chịu nổi đau đớn, tuổi tác cao rất nguy hiểm. May mắn thay, lượng da vừa đủ nên con tôi qua cơn nguy kịch”, bà Hà kể.
Như được sinh ra lần 2
Sau tai nạn kinh hoàng, anh Phương trở thành người tàn tật. Từ đó, bà Hà trở thành trụ cột gia đình, một thân một mình lo cho chồng và con. “Phương là con lớn trong nhà, sau khi lấy vợ rồi ra ở riêng. Lúc nó gặp tai nạn, vợ có lên bệnh viện thăm nuôi. Từ ngày nó xuất viện thì về nhà tôi, vợ nó phải lo con nhỏ, thỉnh thoảng có ghé thăm nhưng mọi sinh hoạt, chăm sóc đều do tôi lo liệu”, bà Hà nói.
Phần tay anh Phương đơ cứng do di chứng bỏng kinh hoàng. Ảnh DUY TÂN
Hằng ngày, từ 4 giờ sáng, bà Hà dậy nấu cơm. Đến 7 giờ sáng, bà lau, rửa vết thương, lau mình cho con…Vệ sinh cho con xong, bà lật đật chuẩn bị bột, chuối, rồi đạp xe ra trụ sở ấp Tà Lóc chiên bánh chuối bán. Phần ông Dương, mỗi ngày cũng đạp xe đi bán vé số, nhưng do di chứng tai nạn giao thông, lúc nhớ lúc quên nên ông hay làm mất vé số, có lúc còn bị kẻ xấu giật, phải bỏ tiền túi ra đền cho đại lý.
Gần 2 năm sau tai nạn, đôi chân anh Phương cứng đơ, vết sẹo chằng chịt, không đi lại được như người bình thường. Thương tật khiến anh mặc cảm, nghĩ quẩn, nhưng nhờ tình thương của mẹ cùng đứa con nhỏ đã giúp anh tìm lại nghị lực để sống tiếp.
Trên cơ thể anh Phương, phần da có thể ghép đều đã được lấy để ghép vào vết bỏng. Ảnh DUY TÂN
“Ý thức được mẹ đã chịu bao đau đớn để lóc da cứu tôi. Nhờ da mẹ che chở phần da đã mất vì lửa dữ, che chở những phần thịt không bị nhiễm trùng. Mẹ như sinh ra tôi lần 2, kiếp này tôi chẳng thể trả hết công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Chỉ biết cố gắng sống tiếp để đáp đền”, anh Phương chia sẻ.
Giờ đây, những vết thương trên cơ thể dần lành lặn và thay da non. Để cha mẹ bớt khổ, anh Phương cố gắng đẩy xe đi bán vé số, mỗi ngày cũng được gần 100 tờ.
Ông Lê Hoàng Bá (ngụ ấp Tà Lóc) cho biết: “Câu chuyện bà Hà lóc da cứu con, người dân ai cũng biết và cảm phục. Đúng là ‘ lòng mẹ bao la như biển Thái Bình‘, mình thấy chỉ có mẹ mới chấp nhận đau đớn, hy sinh cho đứa con mình đứt ruột sanh ra.
Đến phần da đầu cũng được lấy để ghép. Ảnh DUY TÂN
Ông Phạm Văn Linh, Trưởng ấp Tà Lóc, cho biết vợ chồng bà Hà thuộc diện cận nghèo của xã, sinh sống bằng nghề bán hàng rong, bán vé số, thu nhập rất bấp bênh. Lớn tuổi, sức khỏe yếu nhưng phải lo cho con trai tật nguyền vì bỏng nặng là điều rất khó khăn với vợ chồng bà.
Bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não
Bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao vừa được các bác sĩ ở Cần Thơ kịp thời cứu sống.
Ngày 13.8, Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết các bác sĩ vừa can thiệp lấy huyết khối, cứu sống bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não.
Bệnh nhi 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não phục hồi, không để lại di chứng. Ảnh BVCC
Trước đó, bé V.T.L (4 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) bị sốt, ói, tiêu chảy nên đưa đến một bệnh viện nhi điều trị. Tuy nhiên, tình trạng bé ngày một diễn tiến nặng thêm nên được chuyển đến Bệnh viện đa khoa S.I.S Cần Thơ.
Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhi luôn trong tình trạng mê man. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị huyết khối tĩnh mạch não rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Do cơ thể bé còn nhỏ, khả năng điều trị thuốc chống đông và kỹ thuật can thiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Với tinh thần "còn nước còn tát" cùng sự quyết tâm của gia đình, ê kíp bác sĩ đã can thiệp lấy huyết khối, cứu sống bé L. một cách ngoạn mục. Sau 5 ngày điều trị, bé phục hồi tốt, gần như không để lại di chứng về nói, yếu liệt.
Bác sĩ Nguyễn Đào Nhật Huy (Đơn vị can thiệp DSA, Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ) cho biết huyết khối tĩnh mạch nội sọ trước đây khá hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây lại gia tăng, nhất là sau dịch Covid-19. Chỉ trong tháng vừa qua, bệnh viện đã điều trị 5 trường hợp đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não. Đặc biệt, trong số này có bé trai chỉ mới 4 tuổi, điều mà trước đây gần như rất hiếm khi được ghi nhận.
Hy hữu: Hóc mì tôm, người bệnh bị ngừng tim, ngừng thở, hôn mê sâu Quá trình kiểm soát đường thở của người bệnh, các bác sĩ phát hiện rất nhiều mì tôm trong miệng. Các bác sĩ xử trí cấp cứu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở do hóc mì tôm Sáng sớm ngày 6/8, ông N.V.C (47 tuổi, trú tại Tam Dương, Vĩnh Phúc) đang ăn mì tôm thì đột ngột ho sặc sụa, sau đó...