Người mẹ hiến tạng con: ‘Muốn trái tim con vẫn đập trên đời’
Con trai 18 tuổi của bà Lừng không may bị tai nạn, chết não. Người mẹ nén đau thương hiến toàn bộ tạng của con để cứu người.
Ngồi một góc riêng trong hội trường diễn ra Lễ tri ân các gia đình có người hiến tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chiều 30/12, bà Nguyễn Thị Lừng ở Bắc Giang, rơi nước mắt khi nói về người con trai duy nhất của mình. 18 năm qua, bà một thân một mình lặng lẽ nuôi con, không ngờ ngày 12/12 con trai đột ngột rời khỏi vòng tay mẹ mãi mãi.
“Tôi chỉ muốn chết theo con”, bà Lừng nhớ lại.
Nửa tháng trước, trên đường đi làm về, con trai bà không may gặp tai nạn. Một tuần nằm viện phẫu thuật, mọi hy vọng dần thành vô vọng. Bác sĩ nói con trai bà không thể qua khỏi, và hỏi: “Bà có muốn hiến tạng con trai mình để cứu những người khác không?”. Người mẹ vật vã suốt đêm, rồi quyết định hiến toàn bộ nội tạng con.
“Mất con, tôi đau. Các bà mẹ khác cũng sẽ đau khi con họ không thể được cứu sống. Tôi muốn một phần của con mình được tiếp tục sống và người mẹ khác giữ được nụ cười của mình. Con chúng tôi vẫn còn tồn tại trên cuộc đời này”, bà Lừng nói.
18 ngày qua, bà Lừng không ngừng thương nhớ con trai, nhưng bà không kỳ vọng người được ghép tạng của con bà biết về bà. “Tôi không mong họ biết tôi là ai. Tôi chỉ biết trái tim con mình đã hiến đang đập trong ngực người khác khỏe mạnh là mãn nguyện”, bà Lừng chia sẻ.
Bà Lừng xúc động khi chia sẻ câu chuyện hiến tạng con trai mình. Ảnh: Lê Nga.
Ngồi bên cạnh bà Lừng là chị Nguyễn Thị Huyền ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Chị đã vượt qua mọi định kiến để hiến tạng chồng, cứu nhiều người khác. Anh Mạnh, chồng của chị, rời bỏ chị và bốn đứa con hơn 100 ngày trước. Ngày anh tử nạn vào cuối tháng 7, hai con trai sinh đôi mới 15 tháng tuổi.
Tin nhắn cuối cùng anh để lại cho vợ vẻn vẹn dòng “anh có tiền 2/9, tối về anh cho vợ tiền”. Nhưng anh không về nữa. “Tôi ân hận nhất là anh gọi nhiều cuộc điện thoại nhưng vì con ốm, tôi không thể nghe được. Cuộc gọi nhỡ cuối cùng 10 giờ đêm”, chị Huyền kể.
Video đang HOT
11 giờ đêm 25/7, chị đã ngất khi nghe tin chồng mình tai nạn ở gần nhà và không thể qua khỏi. Hai đứa con ốm đau, chị đang chuẩn bị sẵn túi để đưa con đi viện. Nén nỗi đau, hôm sau chị lần lượt đưa hai con vào viện để điều trị viêm đường hô hấp. Mọi việc tại Bệnh viện Việt Đức, nơi anh đang nằm, chị gái chị đứng ra lo liệu.
“Tôi chỉ mong được nhìn thấy trái tim của chồng còn sống, mong được gặp những người đang mang một phần cơ thể chồng mình khỏe mạnh, để con tôi được cảm nhận bố còn sống”, chị Huyền nghẹn ngào nói.
Chị Nguyễn Thị Hương ở Bắc Giang, là một trong số không nhiều những ông bố, bà mẹ tại lễ tri ân được gặp lại người đã nhận tạng hiến từ con mình. Hai tháng trước, chị như sống lại khi biết tin tim và phổi cậu con trai 19 tuổi của mình vẫn đang khỏe mạnh trong cơ thể người khác. Chị gặp được một người nhận tạng con mình và không ngừng dặn dò “cháu hãy sống thật tốt, sống cho mình và phải sống tiếp cho em nữa”.
Bà Lừng, chị Huyền, chị Hương là ba trong 22 gia đình có người thân hiến tạng mà Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tri ân, ngày cuối năm 2020.
Một ca ghép thận được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Kim Oanh.
Giáo sư Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gửi lời tri ân tới thân nhân người hiến tạng. “Cho đi là còn mãi”, đó là câu nói đẹp đẽ đúng với những hành động cao cả của những người mẹ, người cha, người vợ… khi quyết định hiến tạng người thân của mình cho sự sống của nhiều người khác.
Ông Giang cho biết, trong hàng chục năm qua, tại Bệnh viện Việt Đức, 1.100 người được ghép thận, 90 ca ghép gan, 34 người ghép tim và năm người được ghép phổi. Hầu hết người nhận tạng ghép đều đang sống khỏe mạnh. Trong năm qua, hơn 20 gia đình đồng ý hiến tạng người thân của mình để cứu người khác.
“Nếu không có tạng hiến thì những kỹ thuật ghép tạng có hiện đại đến đâu cũng không thể thực hiện được”, ông Giang nói.
Góc khuất phía sau gia đình hiến tạng
Có một bà mẹ miền Tây mà mỗi khi nhắc đến, bác sĩ "đau lòng không tả nổi bởi sự lương thiện, cam chịu và hiền lành quá đỗi của bà", chịu bao tiếng đời sau khi hiến tạng đứa con.
Bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, từ năm 2014 thành lập đến nay, trung tâm tiếp nhận 38 trường hợp hiến tạng sau khi chết não.
"Mỗi gia đình có người hiến tạng là một câu chuyện đặc biệt. Phía sau sự dũng cảm, thiện lương của họ, phần nhiều là những góc khuất, đắng cay khó giãi bày", bác sĩ Thu chia sẻ.
Bác sĩ kể, cậu con trai cả của bà mẹ miền Tây ấy chết não sau một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, năm 2010. Đó cũng là giai đoạn kỹ thuật ghép tạng từ người chết não ở Bệnh viện Chợ Rẫy đặt những bước đi chập chững đầu tiên.
Mẹ và em trai bệnh nhân đồng thuận hiến tạng người thân sau khi được bác sĩ Thu tư vấn. Họ hy vọng những phần cơ thể còn lại của con, của anh mình, sẽ hồi sinh số phận khác. Tuy nhiên, khi đưa thi thể con về quê, gia đình ngăn cản không cho vào nhà. Người đàn bà phải dựng lều ngoài bãi đất trống, làm đám ma cho con. Bà kiên quyết từ chối tiền phúng điếu, chứng minh mình trong sạch.
Sau đó, không chịu nổi sự tra tấn tinh thần từ người thân, hàng xóm, bà và con trai bỏ đi biệt xứ, thay đổi số điện thoại. Khi Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu tiên tổ chức lễ vinh danh người hiến tạng, bác sĩ Thu và đồng nghiệp nhiều lần gọi điện, tìm về địa chỉ ghi trên hồ sơ đều không liên lạc được. Qua nhiều đầu mối, các bác sĩ mới tìm được số điện thoại mới của bà. Nhận cuộc gọi từ bác sĩ Thu, người mẹ vừa cười, vừa khóc.
Hai người hội ngộ, người mẹ tâm sự, số điện thoại bác sĩ, bà luôn lưu trong máy suốt 5 năm, mà không dám gọi. Hồi con mới mất, bà bị sốc, đi vô định trên phố, bị xe đâm gãy tay, vào Bệnh viện Chợ Rẫy mổ. Dù bác sĩ Thu đã dặn "có việc gì chị cứ gọi cho tôi, tôi sẽ cố gắng giúp hết sức", bà vẫn im lặng, sợ phiền, sợ mang tiếng vòi vĩnh.
Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (bìa phải) trao Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho người mẹ (thứ hai từ phải qua) và các gia đình có người hiến tạng, trong lễ vinh danh năm 2016. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Tết năm 2015, đoàn bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đến thăm người mẹ ở nơi ở mới, bất ngờ bị ngăn cản, đuổi đánh, mới phát hiện người phụ nữ này suốt những năm qua khốn khổ đến thế nào. Hai mẹ con dành dụm mua trả góp gần xong một ngôi nhà nhỏ.
Do sự dao động giá bất động sản, người chủ nhà muốn lấy lại đất để bán với giá cao hơn nên đã có những hành động gây rối với mẹ con bà. Hàng ngày, họ bị ném đá vào nhà, phá khóa, đạp rào, công việc làm thêm nhôm kính của người con cũng bị phá. Họ sống không có điện, không yên lành. Họ chẳng còn nơi nào để đi, nếu đi coi như tay trắng, đành nhẫn nhục chịu đựng.
Các vụ kiện, tòa án đều tuyên mẹ con họ thắng. Bản án của tòa yêu cầu người phụ nữ thanh toán nốt phần tiền trả góp còn lại cho chủ đất cũ, thông qua Thi hành án, để tiến hành cấp sổ đỏ theo đúng quy định. Một nhà hảo tâm giấu mặt, thông qua bác sĩ Thu hỗ trợ thêm số tiền họ còn thiếu, mong giải quyết dứt điểm để người mẹ an ổn sống. Song, người chủ đất cũ đã bán tiếp mảnh đất này cho người khác. Câu chuyện an cư của người mẹ đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ.
"Sự việc đã nằm ngoài khả năng của bác sĩ, tôi rất day dứt", bác sĩ Thu nói.
Trầm cảm vì "miệng đời"
Người phụ nữ trung niên có chồng không may bị tai nạn, năm 2016, theo lời bác sĩ Thu. Ông điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sĩ cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân đã chết não, không có khả năng hồi phục và sẽ tử vong khi rút máy thở. Nhận thấy người bệnh có tiềm năng hiến tạng, bác sĩ Thu tư vấn người nhà. Thân nhân tin tưởng bác sĩ, đồng thuận hiến hai giác mạc, hai quả thận của chồng, cha, cứu được bốn người.
Lần đầu tiên đến thăm vào dịp trước tết, bác sĩ thấy người vợ phờ phạc, xuống sắc, gầy yếu hơn cả thời gian chồng mới mất. Đón bác sĩ vào tới nhà, người phụ nữ "buông phịch mình xuống ghế". Bà buồn bã, nói rằng bị cả gia đình phía chồng hiểu lầm, nghi kỵ bà bán tạng chồng, bác sĩ Thu nhớ lại.
Mẹ con bà bị cả nhà chồng từ mặt. Thậm chí người bán vé số dạo, dù chẳng biết bao nhiêu phần trăm sự thực cũng miệt thị bà. Thư nặc danh đòi tiền xuất hiện liên tục, nội dung đòi nợ chồng bà vay mượn trước khi tai nạn. Bà biết chữ ký nợ đó là giả. Họ cho rằng bà bán tạng chồng có tiền. Cộng đồng quay lưng, bà không thiết tha cuộc sống, hàng ngày chỉ lên chùa làm công quả, không giao tiếp, giãi bày được với ai, dẫn đến trầm cảm nặng.
"Nếu biết như thế này, có chết tôi cũng không bao giờ đồng ý hiến tạng chồng", bác sĩ thuật lại lời người vợ.
Bác sĩ ngỡ ngàng, thấy mình có lỗi vì đã không lường trước được tất cả sự việc, chỉ biết chia sẻ nỗi đau và an ủi người vợ. Từ đó, bác sĩ liên lạc thường xuyên hơn với gia đình người hiến. Tại lễ vinh danh, trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" từ Bộ Y tế năm 2016, bác sĩ Thu nói với người phụ nữ: "Chị có cảm thấy nhẹ nhàng hơn chưa? Hãy tự hào về việc mình đã làm, không phải ai cũng làm được giống mình và Bộ trưởng không trao tặng kỷ niệm chương cho người đi bán tạng".
Người phụ nữ 53 tuổi, ở Bạc Liêu được ghép giác mạc, thoát mù nhờ một người đàn ông xa lạ bị tai nạn lao động, chết não hiến tặng. Ảnh: Thư Anh
Lần thăm gần nhất, sau 4 năm, bà đã mạnh mẽ hơn, không còn quan tâm đến những lời dị nghị nữa. Bà vững chắc niềm tin mình làm đúng, người chồng chắc hẳn cũng thuận tình. Kỷ niệm chương được bà bày trang trọng giữa nhà, ở cạnh bàn thờ chồng. Bất kỳ ai đến thăm cũng đều trông thấy, như một lời tri ân.
Để không còn những bi kịch như thế xảy ra, Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương của Bộ Y tế tại gia đình người hiến tạng. Bác sĩ ở đơn vị điều phối ghép tạng cố gắng có mặt ngay tại tang lễ người hiến tạng. Đồng thời, bác sĩ sẽ giữ liên lạc, hỗ trợ tâm lý cho gia đình ít nhất hai năm, sau ca hiến tạng.
Nam công nhân qua đời, tạng được chuyển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đi ba miền cứu người Ngày 2/12, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia thực hiện ca điều phối, vận chuyển tạng từ Vũng Tàu đi TP.HCM, Huế và Hà Nội để cứu người. Người hiến tạng là anh N.H.Q., 30 tuổi, sống tại TP. Vũng Tàu. Anh Q. là công nhân cầu đường, không may bị tai nạn giao thông, chấn thương nặng. Mặc dù được...