Người mẹ 26 năm mong con từ Gạc Ma
Biết rằng con trai đã hy sinh; bà chỉ hy vọng một ngày nào đó tìm thấy được hài cốt con mình. Hơn 26 năm qua, lúc nào bà cũng hướng về Gạc Ma, nơi đó con trai bà cùng 64 chiến sĩ đã mãi mãi nằm lại trong trận chiến bảo vệ Tổ quốc.
Bà là Lê Thị Lương, mẹ liệt sĩ Lê Đình Thơ – một trong 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988, quê ở xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).
Mỗi lúc nhớ người con trai lớn, bà Lương lại ngước lên bàn thờ nơi có di ảnh thắp cho con nén nhang.
Thời gian qua, nghe đài, xem tivi, bà biết được thông tin, tại đảo Gạc Ma, Trung Quốc đang xây dựng thành một hòn đảo nổi lớn. Thông tin ấy khiến bà buồn lắm, vì nơi đảo Gạc Ma đó đang có máu thịt của con trai bà và đồng đội đã ngã xuống cách đây 26 năm.
Khi kể về người con trai mình, bà Lương khóc rất nhiều. Những giọt nước mắt của bà như chưa lúc nào ngừng rơi trong 26 năm qua cứ mỗi khi nhắc về con. Trong tâm nguyện, bà vẫn mong một ngày nào đó có thể tìm thấy được hài cốt của con mình, chính vì thế cứ mỗi khi có tin gì liên quan đến biển đảo là bà Lương lại lo lắng.
Nén lại nỗi đau, bà Lương kể về hoàn cảnh gia đình mình. Bà sinh được 4 người con, 2 trai 2 gái. Liệt sĩ Lê Đình Thơ là con đầu trong gia đình. Vì hoàn cảnh nên ngay từ nhỏ, anh Thơ đã phải vất vả sớm hôm cùng mẹ chăm lo cho các em. Trước khi vào quân ngũ là những ngày tháng dài liệt sĩ Thơ gắn liền với đồng ruộng, chăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc…
Bà Lương nhớ lại: “Năm 1975, khi học gần xong lớp 7, lúc đó vừa tròn 17 tuổi thì nó xung phong đi bộ đội. Công tác trong quân ngũ được hơn 10 năm, đến năm 28 tuổi thì nó lập gia đình cùng với chị Xuân Thị Thái ở cùng đơn vị. Một năm sau đó thì vợ chồng nó sinh được đứa con gái đầu là Lê Thị Thủy”.
26 năm qua, chưa bao giờ bà Lương nguôi đi được nỗi nhớ con trai mình.
Đầu năm 1988, sau khi ăn Tết xong, anh Thơ được đơn vị cho nghỉ phép dài ngày. Khi còn một ngày nữa mới hết phép, nhưng nghe tin Trung Quốc đến đánh chiếm đảo Gạc Ma, anh Thơ đã xung phong ra đảo để cùng đơn vị tham gia bảo vệ đảo.
“Lúc đó, trước khi đi nó nói với tôi, lần này đi sau khi làm xong nhiệm vụ xong, trở về con sẽ về thăm nhà lâu hơn. Nó còn bảo, căn nhà mình đã bị xuống cấp lắm rồi, khi nào con về con sẽ lợp lại cho mẹ và các em đỡ vất vả. Nào ngờ, đó cũng là lần cuối tôi được nghe tiếng nó. Nó đã đi mãi và không thấy về thăm tôi”, bà Lương nghẹn ngào.
Biết tin con hy sinh, thời gian đầu khi chưa nhận được giấy báo tử, bà Lương vẫn hy vọng có một phép màu rằng con trai mình vẫn đang còn sống và ở một nơi nào đó. Bà Lương cứ chờ mong con đến nỗi khóc cạn khô cả nước mắt. Mỗi lúc nhớ con, bà lại đem tấm hình con ra nhìn và ôm chặt vào lòng.
Khi liệt sĩ Thơ hy sinh, đứa con gái duy nhất của anh chưa đầy 9 tháng tuổi. Một mình người vợ anh phải tảo tần nuôi con. Vì khóc thương chồng nhiều quá mà chị Thái đã lâm bệnh nặng rồi qua đời 8 tháng sau đó để lại người con gái nhỏ.
Video đang HOT
Lặn lội từ quê ra Hải Phòng, bà Lương đưa cháu về nuôi nấng. Thời gian đó, tuy cuộc sống khó khăn nhưng bà vẫn hết mình chăm lo cho đứa cháu gái. Nhiều lúc nhớ con, bà phải nén nước mắt vào trong để gắng nuôi cháu nên người. Từ đó, giọt máu duy nhất của liệt sĩ Thơ cứ lớn khôn từng ngày trong vòng tay yêu thương của bà.
Sau 26 năm trôi qua, giờ đây người con của liệt sĩ Thơ đã khôn lớn và lập gia đình và có cuộc sống riêng. Người cháu gái cũng đã sinh cho bà Lương đứa chắt ngoại kháu khỉnh, thông minh, làm bà bớt đi được phần nào lo lắng. Mỗi khi được nghỉ phép, vợ chồng chị Thủy (người cháu nội) lại từ Hải Phòng về Thanh Hóa thăm bà.
“Mấy hôm trước vợ chồng nó mới đưa chắt về thăm tôi. Cả gia đình chơi ở quê mấy ngày làm tôi vui lắm. Giờ nó lại đi rồi, còn mỗi mình tôi ở nhà cũng buồn lắm. Cứ nghĩ đến cháu lại thương con nhiều hơn”, bà Lương tâm sự.
Bà Lương bên tấm bằng Tổ Quốc ghi công liệt sỹ Lê Đình Thơ.
Điều mà bà Lương luôn trăn trở và hy vọng trong 26 năm qua là một ngày nào đó có thể tìm thấy được thi thể anh Thơ nhưng giờ sự mong mỏi đó càng trở nên vô vọng. Tâm nguyện của bà Lương lúc này là được ra Gạc Ma nơi con trai cùng đồng đội đã hy sinh để thắp một nén hương cho con và các đồng đội.
Bà Lương chia sẻ: “Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh các chiến sĩ Hải quân đang làm nhiều vụ bảo vệ Tổ quốc ngoài biển đảo tôi rất vui. Nhờ có các chiến sĩ ngoài hải đảo không ngại gian khó ngày đêm cạnh giữ biển đảo mà trong đất liền có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay”.
Thái Bá
Theo Dantri
Lũ lớn chia cắt Thái Nguyên - Bắc Kạn, một xã bị cô lập hoàn toàn
Sáng nay 18/9, một trận lũ lớn đổ về Thái Nguyên đã khiến khoảng 4km đường tuyến QL3, đoạn thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, hướng Thái Nguyên - Bắc Kạn bị ngập sâu gần 2m. Giao thông tê liệt hoàn toàn.
Lũ lớn chia cắt 2 tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, Thái Nguyên đã phải ban lệnh cấm đường.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, trong buổi sáng nay, các lực lượng chức năng cứu hộ cứu nạn của tỉnh Thái Nguyên đã có mặt trên toàn tuyến đường để nhanh chóng phân luồng giao thông, cấm các phương tiện đi vào vùng nước ngập sâu. Hệ thống giao thông Thái Nguyên - Bắc Kạn bị tê liệt hoàn toàn.
Tại hai đầu đường đoạn đường tròn Tân Long (xã Sơn Cẩm, Phú Lương) hướng đi Thái Nguyên - Bắc Kạn và thị trấn huyện Phú Lương theo hướng Bắc Kạn về Thái Nguyên, các lực lượng chức năng đã tổ chức chốt chặn để các phương tiện và người dân không đi vào đoạn đường ngập.
Ngoài tuyến đường bị ngập lụt, tại xóm Cao Sơn 3 lúc 5h sáng nay, nước lớn đã tràn vào hàng trăm nhà dân, khiến người dân không kịp trở tay.
Lực lượng công an chốt tại đầu đường tròn Thái Nguyên, không cho người và phương tiện đi vào vùng ngập lụt theo hướng đi Bắc Kạn
Bà Lý cho biết, sáng nay trở dậy, cửa nhà bà không thể mở được do sức chèn của nước từ bên ngoài. Nước mỗi lúc một dâng cao, đỉnh điểm có nơi nước lũ ngập sâu gần 2m. Người dân đã phải lên tầng trên hoặc leo lên nóc nhà tránh lũ. Các hộ dân đã cố gắng liên hệ với các cơ quan chức năng để được ứng cứu.
Ngay sau đó, lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Quân khu I gồm Thiếu tướng Thần Hữu Hoàn - Phó Tham mưu trưởng Quân khu I, Đại tá Khương Văn Quảng - Trưởng phòng Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn Quân khu I, Đại tá Cù Xuân Huấn - Chỉ hủy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên cùng lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, lực lượng CA tỉnh, các cơ quan chức năng, hàng trăm cán bộ chiến sĩ... đã có mặt kịp thời tại những khu vực bị ngập lụt, dùng các phương tiện xuồng máy, xe lội nước... di dời người dân ra khỏi vùng lũ.
Tại xóm Cao Sơn 3, cháu Dương Anh Dũng (SN 2010) không may bị nước cuốn trôi. Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể cháu bé sau hơn 2 giờ tìm kiếm.
Trong khi đo, tại huyện Phổ Yên, lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích là chị Nguyễn Thị Nhung bị nước cuốn trôi lúc 7h30 ngày 17/9 tại đập tràn Tân Ấp, xã Phúc Thuận.
Đên trưa ngay 18/9, tai môt sô vi tri, lưc lương va cac phương tiên cưu hô vân chưa thê tiêp cân. UBND huyên Đai Tư đa phai đê nghi cac cơ quan đong quân trên đia ban vung ung ngâp hô trơ nhân dân sơ tan đên cac vi tri đôi cao an toan. Cùng với đó, hàng ngan ha lúa và hoa màu trên toàn tỉnh cũng bị ngập úng hoàn toàn.
Đoàn xe đi hướng Bắc Kạn bị tắc nghẽn tại đoạn đầu đường tròn Tân Long (Thái Nguyên).
Tại xóm Vườn Thông (xã Động Đạt, huyện Phú Lương) đa xay ra vơ đập chưa bun thai của Công ty Khai thác và Chế biến khoáng sản Miền núi. Bun thai kem khôi lương lơn nươc mưa đã lam ngâp lut nhiêu tai san, hoa mau cua nhân dân. Mo than Đôi Coi cua doanh nghiêp Ngoc Tu (Xa Phân Mê, huyên Phu Lương) bi sâp 2 hâm lo, gây chay biên thê.
Tai xom 3 (xa Cu Vân, huyên Đai Tư) cung xay ra hiên tương nươc tran thân đâp cua Công ty cơ khi mo Viêt Băc lam lât nên quôc lô 37, gây ach tăc giao thông. Trươc nguy cơ sat lơ cao gây mât an toan đôi vơi nhân dân tai khu vưc mo than Ba Sơn (xa Sơn Câm), UBND huyên Phu Lương đa tô chưc di dơi ngươi dân ra khoi khu vưc co nguy cơ bi anh hương.
Đươc biêt, Bộ Chỉ huy quân sự và Công an tỉnh Thái Nguyên đã khẩn trương huy động 6 xuồng máy, 3 xe lội nước, 8 ô tô cùng lực lượng gồm 200 bộ đội, 200 công an và trên 1.000 dân quân tổ chức cứu hộ cứu nạn tại các vùng ngập trên toàn tỉnh.
Trao đổi nhanh với phóng viên Dân trí, Đại tá Khương Văn Quảng cho hay, ông đang cùng với Thiếu tướng Trần Hữu Hoàn cùng hàng trăm các cán bộ chiến sĩ và các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên đang có mặt tại xã An Khánh (Đại Từ, Thái Nguyên) để di dời các hộ dân ra khỏi vùng lũ về nơi an toàn.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến đầu giờ chiều nay, 18/9, tại TP Thái Nguyên trời bắt đầu tạnh ráo, tại một số điểm ngập lụt của Thái Nguyên nước đã bắt đầu rút xuống, một số đoạn đường ngập lụt trên tuyến QL 3 các xe tải gầm cao đã có thể đi qua được.
Thông tin tư Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên, trong đêm 17 va ngay 18/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa đo được tại một số trạm thủy văn lên tới 200 mm, đặc biệt, tại một số điểm: như Núi Cốc (huyện Đại Từ) là 388 mm; Giang Tiên (huyện Phú Lương) là 413 mm, Đu (huyện Phú Lương) là 479 mm... nhiều địa phương đã bị ngập sâu, nước trên đầu nguồn đổ về rất lớn, mực nước tại các sông suối trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục lên cao. Từ 7 giờ ngày 18/9, Hồ Núi Cốc đã tiến hành xả lũ với mức xả 200m3/giây.
Hàng trăm ngôi nhà chìm trong nước.
Chiến sĩ công an vào vùng lũ đưa người dân đến nơi an toàn.
Lần theo đường dây vào vùng ngập lụt cứu dân.
Đôi vợ chồng tại xóm Cao Sơn 3 cõng nhau về nhà khi lũ mới bắt đầu rút.
Một chiếc xe chuyên dụng lội nước của Ban chỉ huy PCLB&TKCN Quân khu I được tạm thời nghỉ ngơ tại điểm giao thông QL3 bị ngập lụt.
Một người dân đi xe máy qua khu đường bị ngập sâu khiến xe bị chết máy.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Tình cảnh xót xa của cậu bé 9 tuổi mang khối u lớn trên mặt Mấy năm gần đây, khối u trên mặt Hùng, phía bên má trái cứ ngày một lớn dần, thâm tím, cổ của cháu cũng bị sưng to khiến cho việc ăn uống, hít thở rất khó nhọc. Phía trong lưỡi cũng bị tím đen và mất dần cảm giác... Thấy khuôn mặt em bị sưng to như vậy, những ai chứng kiến đều...