Người mẹ 2 con đã sinh thành công 3 con mang thai tự nhiên
Thông tin từ khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, đầu tháng 3/2021, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công một sản phụ mang tam thai tự nhiên.
Ba bé sơ sinh gồm hai bé trai, một bé gái chào đời khỏe mạnh. Theo các bác sĩ, khoảng 8.000 ca mới có một trường hợp mang thai 3 tự nhiên.
Trước đó, chị Phạm Thị Chung (SN 1986, ở Ý Yên- Nam Định), nhập viện chuyển tuyến theo dõi do tam thai 37 tuần, đang điều trị đái tháo đường, nguy cơ tăng huyết áp và có rối loạn đông máu. Các bác sĩ thăm khám, xác định đây là trường hợp có nguy cơ tiền sản giật nên lập tức được đưa vào theo dõi đặc biệt bằng cách kiểm soát huyết áp và đường huyết, thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh lý tiền sản giật, tiểu đường
Khi thai được hơn 37 tuần, sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ. Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định xử trí phẫu thuật lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và các bé. Ca phẫu thuật an toàn “mẹ tròn con vuông”. Ba bé sơ sinh gồm hai bé trai, một bé gái chào đời có cân nặng lần lượt là 2.4 kg, 2.7kg, 2.3kg .
Hiện, tình hình sức khỏe của mẹ và các bé ổn định. Chị Chung có thể vận động và đi lại được và tập cho con bú. Cả ba bé da hồng hào, khóc to, thở đều tự nhiên, phản xạ bú tốt.
Ca sinh 3 mang thai tự nhiên.
Theo bác sĩ Trần Quốc Nhân, Phó Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, việc mang tam thai tự nhiên rất hiếm gặp (tỉ lệ 1/8.000 ca). Nhất là với trường hợp của chị Chung trước đó đã sinh 2 bé. Sản phụ Chung đã được bác sĩ theo dõi sát, điều trị đúng phác đồ, chỉ định phẫu thuật đúng thời điểm, kịp thời nên kết quả em bé và mẹ đều tốt.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật ca 3 thai tự nhiên.
Cũng theo Bác sĩ Trần Quốc Nhân, các trường hợp đa thai có nhiều nguy cơ tiềm ẩn kết thúc thai kỳ sớm, thường khoảng 33 tuần đã kết thúc. Việc sản phụ Chung được tới 37 tuần là kết quả đáng mừng trong khâu chăm sóc và điều trị. Bởi với những ca này, bà mẹ thường dọa sinh non, dễ vỡ ối sớm,hoặc bà mẹ có triệu chứng tiền sản giật. Riêng đối với em bé trong các ca đa thai thường sinh non, suy hô hấp, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh là biến chứng nguy hiểm. Nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng này có thể khiến sản phụ bị tụt huyết áp, sốc mất máu, thậm chí tử vong.
BBC thống kê mỗi năm, thế giới có 100.000 phụ nữ qua đời vì máu chảy ồ ạt sau sinh. Băng huyết sau sinh cũng được xếp vào nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ trong thai kỳ và làm mẹ.
Nguyên nhân và triệu chứng
Băng huyết sau sinh là hiện tượng máu chảy ồ ạt ở sản phụ. Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia (Mỹ) thống kê khoảng 1-5% phụ nữ trên thế giới bị băng huyết sau sinh và gặp các biến chứng khác khi đẻ mổ. Hầu hết ca băng huyết hậu sản đều xảy ra ngay khi bà mẹ sinh con.
Bốn nguyên nhân chính gây nên tình trạng xuất huyết sau sinh là đờ tử cung, rách đường sinh dục, sót nhau thai và rối loạn đông máu.
Quá trình chuyển dạ gồm 3 giai đoạn: Xóa mở cổ tử cung, sổ thai và sổ nhau. Sau khi sổ thai, tử cung co hồi lại để giảm thể tích. Nhau không có tính đàn hồi nên quá trình thu nhỏ tử cung sẽ làm nhau tróc ra một phần khỏi vị trí bám. Máu từ nơi nhau bám chảy ra ngoài, tạo thành các khối tụ, đẩy quá trình bong nhau tiếp tục diễn ra.
Các cơn co của tử cung sẽ từ từ tống nhau thai còn sót lại ra ngoài. Nếu bà mẹ sinh non, những cơn co thắt sẽ giúp ngăn máu chảy ở khu vực nhau thai bám vào tử cung.
Mỗi năm thế giới có 100.000 phụ nữ qua đời vì ra máu ồ ạt sau sinh. Ảnh: Freepik.
Tuy nhiên, sản phụ gặp tình trạng đờ tử cung (co bóp không đủ mạnh hoặc không co bóp) khiến máu chảy không kiểm soát và gây hiện tượng xuất huyết. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các sản phụ bị băng huyết sau sinh.
Ở một số phụ nữ, nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn người khác. Các yếu tố có thể tăng khả năng bị băng huyết hậu sản là: Nhau bong non, nhau thai che phủ hoặc gần lộ cổ tử cung, tử cung mở rộng quá mức do nhiều nước ối hoặc trẻ sơ sinh nặng từ 4 kg trở lên, mang thai nhiều lần, tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật, nhiễm trùng, béo phì, nhiễm độc thai nghén, rối loạn đông máu...
Ngoài ra, các sản phụ có tiền sử sẩy thai, nạo hút nhiều lần, từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung có nguy cơ bị băng huyết hậu sản cao hơn. Những nguyên nhân ngoại cảnh như đỡ đẻ không đúng cách, cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn cũng khiến bà mẹ tăng khả năng gặp biến chứng nguy hiểm trên.
Theo Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, triệu chứng phổ biến nhất của sản phụ khi bị băng huyết sau sinh là ra máu không kiểm soát. Trung bình, sản phụ thường mất khoảng 0,5-1 lít máu trong vòng 24 giờ đầu sau sinh (nguyên phát).
Một số trường hợp bị băng huyết sau vài ngày, thậm chí 12 tuần sinh con. Các ca này được gọi là băng huyết sau sinh thứ phát. Nếu bị mất nhiều máu hơn số lượng trên, bà mẹ cần được can thiệp y tế và kiểm tra càng sớm càng tốt.
Đi kèm triệu chứng ra máu không kiểm soát, sản phụ bị tụt huyết áp, giảm hồng cầu, sưng và đau ở âm đạo hoặc khu vực lân cận do tụ máu... Các triệu chứng này khiến sản phụ nhìn mờ, ớn lạnh, da sần sùi, tim đập nhanh.
Kèm theo đó, nạn nhân bị bối rối, chóng mặt, buồn ngủ hoặc yếu và có xu hướng ngất xỉu. Các triệu chứng của băng huyết sau sinh có thể giống các tình trạng sức khỏe khác.
Sản phụ bị băng huyết sau sinh sẽ bị ra máu không kiểm soát gây tụt huyết áp, sốc, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Ảnh: Freepik.
Cách điều trị và phòng ngừa
Tùy thuộc nguyên nhân gây xuất huyết mà bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị cho sản phụ. Nếu bệnh nhân bị đờ tử cung, các bác sĩ sẽ cho sản phụ dùng thuốc oxytocin truyền tĩnh mạch để giúp cơ quan này co bóp lại. Sau đó, bệnh nhân được xoa bóp tử cung, giúp nó chắc chắn và lấy lại khả năng cầm máu.
Trường hợp sản phụ bị nhau thai xâm lấn, vẫn còn sót mô nhau trong tử cung, bác sĩ sẽ nong và nạo để loại bỏ chúng. Ở một số trường hợp, bệnh nhân được tiến hành mở bụng để tìm nguyên nhân ra máu và cầm máu. Khi sản phụ bị xuất huyết nặng, các bác sĩ sẽ truyền máu để bổ sung cho lượng bị mất đi.
Sau khi cầm máu, bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và điều trị để tránh bị sốc. Một số trường hợp bị băng huyết sau sinh nặng, bệnh nhân buộc phải cắt bỏ tử cung.
Để giảm tần suất và tỷ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, các sản phụ nên theo dõi thai nhi và khám tiền sản.
Phụ nữ trong khi mang thai nên khám tiền sản để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Ảnh: Freepik.
Chăm sóc trước sinh và trong thai kỳ đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa xuất huyết hậu sản. Khi mang thai, bác sĩ sẽ xem xét đầy đủ tiền sử bệnh, nhóm máu và các yếu tố nguy cơ. Nếu bạn có nhóm máu hiếm, rối loạn đông máu hoặc tiền sử băng huyết, bác sĩ sẽ có phương án dự phòng để hạn chế các nguy cơ biến chứng xảy ra.
Ngoài việc dựa trên tiền sử của sản phụ, các bác sĩ thường chẩn đoán băng huyết sau sinh qua các triệu chứng và xét nghiệm. Các xét nghiệm được dùng để phát hiện bà mẹ bị băng huyết sau sinh bao gồm: ước lượng số máu mất đi, đo nhịp tim, huyết áp, xác định các yếu tố đông máu...
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo các bà mẹ nên bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh. Điều này giúp mẹ tiết ra oxytocin, hỗ trợ đẩy mạnh co bóp tử cung và tống nhau thai ra ngoài.
Suýt mất cả mẹ lẫn con do hội chứng HELLP thai kỳ Thai phụ 39 tuổi, ở Bình Chánh, chỉ còn một quả thận, mang thai 35 tuần suýt mất cả mẹ lẫn con vì hội chứng HELLP. Ảnh minh họa Bác sĩ Nguyễn Tiến Minh, Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ngày 28/9 cho biết hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu (HELLP) xảy ra ở ba...