Người mẫu bán dâm nghìn đô: những cái giá của sự nổi tiếng
Sau khi xét các chiều của vấn đề: có thể đưa ra kết luận: muốn làm ăn yên ổn trong nghề bán dâm, thực sự không nên nổi tiếng
Những ngày vừa qua, dư luận lại được phen xôn xao khi vụ Người mẫu bán dâm nghìn đô do “Tú ông” Lê Bảo Lộc (biệt danh Lộc “pê đê”) cầm đầu bị phanh phui. Và kéo theo một loạt các chỉ trích, nhận xét và vô vàn thái độ chê bai dè bỉu của mọi người dành cho các “chân dài” mà chẳng cần biết ai là thủ phạm ai là nạn nhân. Vì việc phán xét, chỉ trích và đổ tội đã được nói đến quá nhiều rồi nên nội dung bài viết này không nhằm phân tích ai đúng ai sai, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đóng góp chút suy nghĩ nhỏ bé của mình, biết đâu có thể giải quyết được “vấn nạn” này tiếp diễn trong tương lai. Theo tôi, dựa vào tình hình thực tế vụ việc vừa qua có thể đề ra những giải pháp như sau:
Thử hỏi nếu không có “cầu” thì “cung” sao xuất hiện và tồn tại mãi được? Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến nạn mại dâm đang diễn ra ngày càng nhiều, với quy mô và phạm vi ngày càng mở rộng. Cái “cầu” này thực tế là không thể không tồn tại, chỉ có điều nó lớn hay nhỏ, và dựa vào bản lĩnh cũng như tài năng của những “nhà thiết kế” mà thôi. Lý do xây “cầu” thì vô vàn, nhưng tổng thể công trình thì đều là một cái “cầu” hoàn hảo với các “bên cung ứng” và là nguyên nhân tất yếu của vấn đề.
Trên lý thuyết là như vậy, nhưng nếu phá được những cây “cầu” ấy thì chúng ta đã không còn gì để bàn. Vì vậy mới phát sinh ra yếu tố thứ hai.
Tính công bằng
Vì “cầu” luôn tồn tại nên thôi thì phải chấp nhận thực tế vẫn cứ diễn ra, nhưng cái gì cũng phải minh bạch rõ ràng. Dù rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng và điều gì cũng chỉ mang tính chất tương đối nhưng vì bất kể lý do gì thì nếu đã công khai danh tính người bán dâm thì phải công khai luôn người mua dâm, nếu không làm được, tốt nhất đừng công khai ai cả bởi hệ lụy của nó đã quá rõ ràng. Phải xử lý cả hai bên bởi nếu chỉ người bán dâm bị phạt mà người mua không mảy may có vấn đề gì thì họ hoàn toàn có thể tiếp tục tìm đến những người mua khác chứ chẳng thay đổi được. Một khi có “cầu” thì “cung” không thiếu. Còn một điểm nữa, nếu xét theo góc độ vi phạm thì người mua dâm lại là người phạm luật nặng hơn người bán dâm. Bởi ngoài Pháp lệnh Phòng chống mại dâm, những người mua dâm hầu hết đều đã có gia đình, nên họ còn vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
Thiết nghĩ, cách đây gần 2 năm, vụ hoa hậu “tú bà” cầm đầu đường dây mại dâm đã “tiên phong” cho sự phanh phui của 1 bộ phận người mẫu, diễn viên, ca sĩ,… nhưng rồi giờ thì sao? Khi ra tù , ai dám chắc liệu họ có còn tiếp tục sự nghiệp đang dang dở hay lại ngựa quen đường cũ,bởi những cám dỗ luôn là quá lớn.
Hình ảnh minh họa
Hợp thức hóa
Đây là điều mà rất nhiều người đã nghĩ đến bởi ở các nước phát triển khác, mại dâm được coi là một nghề và được Nhà nước bảo vệ. Bởi một phần, cái gì càng cấm thì càng khó bỏ được, chi bằng quản lý cho chặt để đỡ phải che giấu. Và cũng bởi theo một khía cạnh nào đó, về bản chất, nó không xấu hoàn toàn, việc thỏa mãn các nhu cầu sinh lý cần thiết khi không được đáp ứng đầy đủ là việc nên làm, nếu không sẽ gây ức chế hay căng thẳng thần kinh và nhiều hậu quả khác. Vậy tại sao không đáp ứng những nhu cầu đó, biến nó thành chính đáng và thuận theo tự nhiên.
Video đang HOT
Ưu điểm lớn nhất của việc này chính là có thể tạo một nguồn thuế không nhỏ đóng góp vào ngân sách nhà nước. Khi mà các nước khác, họ công khai nghề nghiệp này và nguồn thu từ nghề này rất đáng kể, không những thế họ còn tận dụng nó là một yếu tố để quảng bá du lịch. Tuy nhiên với nền văn hóa truyền thống lâu đời của nước ta từ xưa đến nay, nếu các nhà chính sách có muốn, chưa chắc đã thực hiện được. Hoặc nếu thực hiện được, chắc cũng còn lâu lắm.
Sự nổi tiếng
Người thường bán dâm thì sẽ bị chịu một mức phạt nào đó, có khi chỉ bị cảnh cáo, phạt hành chính mà không ai biết đến. Nhưng người nổi tiếng được “khuyến mại” thêm những sự xỉ nhục ở mức độ cao hơn, như giày vò và chà đạp lên họ, với suy nghĩ: người nổi tiếng là phải giữ gìn hình ảnh đẹp, phải hoàn hảo 100% chứ tuyệt đối không thể mắc sai lầm hay bị cám dỗ. Ô! Thiết nghĩ người nổi tiếng không phải là siêu nhân, họ cũng vẫn như bao người khác, chỉ có điều hình ảnh của họ được nhiều người biết đến hơn bởi tài năng và sắc đẹp. Thế nhưng nếu họ phạm phải sai lầm, liệu họ có còn con đường quay đầu lại? Nhưng nghịch lý là ở chỗ, những cô gái “chân dài” lại càng muốn nổi tiếng, càng muốn có danh hiệu nào đó (dù là từ cuộc thi chui hay gì cũng được, miễn là có một cái danh) để dễ bề hoạt động, để được nâng lên đẳng cấp cao hơn, tỷ lệ thuận với thu nhập. Nhưng điều đó chỉ đúng với những nghề nghiệp cao quý và chính đáng, còn đây là một hoạt động nhạy cảm, không thể áp dụng được, bởi các bạn càng nổi thì sau vấp ngã các bạn càng khó làm lại cuộc đời.
Dễ dàng có thể đưa ra kết luận: muốn làm ăn yên ổn trong nghề bán dâm, thực sự không nên nổi tiếng.
VĂN KỲ THANH
Theo_Người Đưa Tin
Công viên nước "vỡ trận" và cái giá của sự miễn phí
Thực ra, để có thể được tắm, uống bia, nhận áo mưa...miễn phí, người ta phải trả một cái giá không hề rẻ.
Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy ở công viên nước Hồ Tây trong giờ mở cửa miễn phí đầu tiên của năm khiến nhiều người hãi hùng. Tuy nhiên đó lại là cảnh tượng thường thấy ở các trung tâm mua sắm, giải trí... mỗi khi có khuyến mại hoặc miễn phí.
"Phá rào" bằng mọi giá để tắm...miễn phí
Dưới cái năng 34 - 35 độ C của Hà Nội vào những ngày đầu hè, hàng ngàn người vẫn chen lấn, xô đẩy để có thể vào được công viên nước tắm...miễn phí. Cả công viên chật cứng người. Hầu như không còn chỗ để chen chân chứ không nói đến chuyện có không gian để...tắm.
Nhiều bạn nữ sẵn sàng hi sinh sự dịu dàng để được...tắm miễn phí
Khi số người đã quá công, công viên nước đã quyết định đóng cửa. Nhưng dòng người bên ngoài thì vẫn ùn ùn kéo vào. Hàng rào chắn của đội ngũ bảo vệ ở công viên Hồ Tây gần như vô hiệu. Người ta cố gắng tìm mọi cách để có thể vượt qua. Các cô gái xinh đẹp, hàng ngày e ấp trong bộ váy dịu dàng, kín đáo nhưng nay sẵn sàng bỏ qua sự e ấp, kín đáo ấy để diện váy, phá rào vào...tắm miễn phí.
Dù đã quá đông nhưng người ở trong không muốn ra vì "tiếc", người ở ngoài cũng cố chen vào vì...miễn phí
Không ít ông bố, bà mẹ cố gắng nhắc con vượt rào vào để có thể được tắm trong ngày đầu tiên mở cửa công viên. Hình ảnh những đứa trẻ được bố mẹ "phối hợp" cho "bay" qua hàng rào vào bên trong khiến nhiều người thất vọng và lo lắng.
Không còn nhiều không gian để dành cho các hoạt động vui chơi vì quá đông người
Không chỉ Công viên nước Hồ Tây "vỡ trận" vì miễn phí mà trước đó đã có rất nhiều chương trình miễn phí trở thành...thảm hoạ. Người ta sẵn sàng "hỗn chiến" đển ăn sushi miễn phí, tranh cướp nhau áo mưa, chen chúc để uống bia miễn phí hoặc mua hàng giảm giá...
Dường như có không ít người dễ dàng bị cuốn hút bởi ma lực của từ...miễn phí. Để được hưởng cái sự...miễn phí ấy, người ta sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ quý giá hơn nhiều tiền bạc...
Cái giá của sự miễn phí
Thực ra, để có thể được tắm, uống bia, nhận áo mưa...miễn phí người ta phải trả một cái giá không hề rẻ.
Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng đùa với mạng sống của con em mình để được tắm miễn phí
Có lẽ, chen lấn, xô đẩy nhau trong cái nóng ngoài 30 độ C có thể coi là một "cực hình" với không ít người. Nhưng để được miễn phí tắm ở công viên nước, hàng ngàn người sẵn sàng bỏ cả ngày nghỉ quý giá của mình để đi...chen lấn.
Vượt rào vào công viên, không ít nam thanh nữ tú đánh mất đi sự lịch thiệp, duyên dáng của mình.
Đặc biệt, những ông bố, bà mẹ "tiếp tay" cho những đứa trẻ vượt rào vào công viên là những người chịu thiệt thòi nhất. Để tiết kiệm vài trăm nghìn, họ vô tình đã giáo dục con em mình thói quen vi phạm kỷ luật. Liệu sau này những đứa trẻ được bố mẹ cổ vũ cho vượt rào ấy, có còn "vượt rào" ở những lĩnh vực khác nữa hay không.
Cái giá của sự miễn phí không hề rẻ chút nào
Để tiết kiệm vài trăm nghìn tiền vé, nhiều người sẵn sàng "đánh cược" mạng sống của bản thân, của con em mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu những đứa trẻ nhỏ bị "tuột tay" và rơi xuống từ trên tấm rào sắt cao đến 2m!
Theo Nhịp Sống Thời Đại
Công khai danh tính người mua dâm: Lợi bất cấp hại Việc đa dạng hóa các hình thức ngăn chặn, xử lý và đẩy lùi tệ nạn này là hết sức cần thiết nhưng việc đề xuất giải pháp công khai danh tính người mua dâm cần phải hết sức thận trọng Khi những đường dây mua bán dâm giới người mẫu bị triệt phá, cũng là lúc hình ảnh, tên tuổi của những...