Người mẫu ảnh bắn cung bằng chân
Orissa Kelly thực hiện nhiều bộ ảnh nghệ thuật nhờ khả năng uốn dẻo và bắn cung bằng chân.
Onet Sport đưa tin Orissa Kelly nổi tiếng nhờ khả năng uốn dẻo khi bắn cung. Cô có thể thực hiện nhiều tư thế lạ mắt. Nổi bật trong số đó là bắn cung bằng chân. Tài năng này giúp Orissa có cơ hội góp mặt trong Tuần lễ thời trang London và làm mẫu ảnh cho nhiều tạp chí như Vanity Fair, Travel. Năm 2016, tên tuổi của cô thêm phủ sóng khi góp mặt trong Britains Got Talent.
Khả năng nhào lộn, uốn dẻo trở thành trợ thủ đắc lực giúp Orissa Kelly thực hiện nhiều bộ ảnh nghệ thuật độc đáo. Nữ nghệ sĩ 26 tuổi từng tạo dáng với xe máy, ôtô và thực hiện tư thế dùng chân bắn cung.
Video đang HOT
Orissa Kelly theo học thể dục dụng cụ từ năm 3 tuổi. Ở tuổi 17, cô kết thúc sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nữ nghệ sĩ không dừng lại ở đó. Orissa Kelly tiếp tục theo học nhào lộn. Quyết định này đã giúp cô tạo ra màn bắn cung độc đáo.
Orissa trình diễn tài năng ở nhiều nơi. Cô từng biểu diễn cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II, xuất hiện trong Wonder Woman. Năm 2021, nữ nghệ sĩ đăng ký tham gia chương trình tìm kiếm tài năng Go-Big Show và lọt vào vòng bán kết.
Để giữ cơ thể dẻo dai, Orissa phải trải qua quá trình tập luyện vất vả. Mỗi ngày, nghệ sĩ 26 tuổi tự tập ít nhất 6 tiếng. Cô cho biết bản thân đã tự luyện tập mà không cần đến sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn.
Orissa là người duy nhất ở Anh thực hiện bắn cung bằng chân. Bên cạnh đó, cô phát minh ra nghệ thuật bắn cung lửa. Khi trình diễn, phần chân của nữ nghệ sĩ sẽ có những ngọn lửa bao quanh. Cô là người đầu tiên trên thế giới trình diễn được động tác này.
“Trong suốt cuộc đời, tôi gắn bó với thể dục dụng cụ. Nhưng khi biểu diễn với tư cách một vận động viên, tôi cảm thấy ngán ngẩm vì bị so sánh với người khác. Tại sao phải cố gắng trở thành người giỏi nhất trong khi bạn có thể là duy nhất”, Orissa chia sẻ với Daily Mail.
Khi mới bắt đầu trình diễn, nhiều khách hàng nghĩ tài năng của Orissa quá nguy hiểm. Tuy nhiên, sự nghiệp của cô thay đổi khi nhận được những cuộc điện thoại mời đi biểu diễn từ 4 quốc gia khác nhau.
Trang phục của vận động viên gốc Việt gây chú ý ở Olympic
Kim Bui mặc quần tất kín mít khi thi đấu thể dục dụng cụ ở Thế vận hội, gửi thông điệp chống phân biệt giới tính.
Trong chung kết tối 29/7 và ở vòng loại trước đó, Kim Bui mặc quần tất dài, trong khi đa số diện bikini. Theo Reuters, trang phục của cô nhằm tránh phô trương hình thể, đồng thời truyền thông điệp bình đẳng giới. "Chúng tôi muốn chứng minh rằng tất cả phụ nữ nên tự quyết định trang phục họ muốn mặc. Điều quan trọng nhất là sự thoải mái", cô nói.
Kim Bui sinh năm 1989, có mẹ là người Việt, bố là người Lào. Cô thi đấu cho đội tuyển quốc gia Đức từ năm 2005. Tại Olympic năm nay, cô xếp thứ 17 tại chung kết nội dung đơn nữ.
Ở vòng thi đồng đội hôm 25/7, hai vận động viên còn lại của tuyển Đức mặc giống Kim Bùi. Trang CNN viết: "Đội thể dục dụng cụ của Đức là ví dụ mới nhất về việc chống phân biệt giới tính trong thể thao. Các vận động viên nữ đang quyết định xem họ muốn phơi bày nhiều hay ít so với các đồng nghiệp nam. Họ không xa lạ gì với việc bị giới tính hóa hoặc bị chọn vì ngoại hình trong khi nỗ lực làm công việc của mình".
Kim Bui (giữa) và đồng đội tại Olympic Tokyo. Ảnh: Reuters.
Anushay Hossain - nhà hoạt động nữ quyền người Mỹ - ủng hộ Kim Bui và đồng đội. Cô viết trên tờ USA Today: "Thế vận hội Tokyo không phải là một buổi trình diễn bikini". Cô gọi các vận động viên Đức là "những người mạnh dạn đứng lên chống lại sự phân biệt giới tính trắng trợn và sự lệch lạc trong thể thao". Anushay Hossain còn cho rằng vận động viên Hồi giáo nên được trùm khăn, mặc trang phục kín khi thi đấu.
Ban tổ chức Olympic không quy định cụ thể trang phục môn thể dục dụng cụ. Đại diện công ty chịu trách nhiệm ghi hình, phát sóng Thế vận hội cho biết sẽ tập trung vào các màn trình diễn thay vì quần áo hay các bộ phận cơ thể của vận động viên.
Vấn đề trang phục của các vận động viên nữ từng gây nhiều tranh cãi. Hôm 27/7, đội bóng ném bãi biển nữ Na Uy bị phạt gần 1.800 USD do mặc quần đùi thay vì bikini khi thi đấu theo quy định của giải vô địch châu Âu.
Chấm dứt tình dục hóa trang phục của vận động viên nữ ở Olympic Bắt đầu từ bộ trang phục thi đấu bọc kín toàn thân của đội tuyển thể dục dụng cụ Đức, phong trào chống tình dục hóa vận động viên được nhắc tới sôi nổi ở Olympic Tokyo. "Có một vấn đề đang xảy ra ở Olympic Tokyo, một chuyện phi thường như những pha nhào lộn tinh tế và những cú trượt nước,...