Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm
Theo một nghiên cứu mới công bố, những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt (hay PMD) gồm các khó chịu trước thời kỳ kinh nguyệt như chuột rút, đau đầu, trầm cảm và rối loạn tâm trạng nghiêm trọng có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn gấp đôi.
1. Mối liên quan giữa hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh sớm
Nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y học Hoa Kỳ (JAMA Network Open) gần đây thu thập dữ liệu từ hơn 3.000 phụ nữ – 1.220 người mắc chứng rối loạn tiền kinh nguyệt (PMD) và 2.415 người không mắc bệnh – đã tham gia nghiên cứu các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở phụ nữ.
Nghiên cứu bắt đầu từ năm 1991, những phụ nữ này tự báo cáo chẩn đoán PMD của mình và trả lời bảng câu hỏi để xác nhận các triệu chứng. Các nhà nghiên cứu theo dõi những người tham gia 2 năm 1 lần cho đến năm 2017 để đánh giá thời điểm phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh và trong các cuộc khảo sát đó đã hỏi về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của họ.
Tác giả chính của nghiên cứu – Yihui Yang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Karolinska (Thụy Điển), cho biết: Các ghi chép cho thấy, so với những phụ nữ không mắc PMD, những người mắc PMD có nguy cơ mãn kinh sớm cao gấp 2,67 lần.
Theo Yihui Yang, thời kỳ mãn kinh được coi là sớm khi nó xảy ra trước 45 tuổi, tỷ lệ này sẽ xảy ra ở khoảng 5-10% phụ nữ. Mãn kinh sớm là điều đáng lo ngại vì tuổi sinh sản bị rút ngắn nhưng quan trọng hơn là tình trạng mãn kinh sớm cũng có mối liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe khác ở phụ nữ.
Yang cho biết đã có một số nghiên cứu ủng hộ ý kiến cho rằng PMD và mãn kinh sớm có mối liên hệ với nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả hai đều có các yếu tố nguy cơ chung như phát triển ở tuổi dậy thì và hút thuốc, điều này cho thấy rằng hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh sớm có thể có chung nguyên nhân.
Phụ nữ mãn kinh sớm thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.
TS. Stephanie Faubion, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Mayo và Giám đốc Y tế của Hiệp hội Mãn kinh Hoa Kỳ cho biết: Điều quan trọng là phải xác định những phụ nữ có nguy cơ mãn kinh sớm vì mối liên hệ của nó với sức khỏe tim, não và xương kém hơn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa các cơn bốc hỏa với sự suy giảm nhận thức và các cơn đau tim sau này ở những phụ nữ mãn kinh sớm.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy những phụ nữ mãn kinh sớm có nguy cơ tử vong cao hơn, bao gồm các bệnh về tim mạch, loãng xương và các bệnh về thần kinh. Phụ nữ mắc PMD cũng có nhiều nguy cơ mắc các triệu chứng vận mạch nghiêm trọng hoặc bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.
PGS.TS. Donghao Lu, Viện Y học Môi trường tại Viện Karolinska – tác giả nghiên cứu cấp cao cho biết: Do đây là một nghiên cứu quan sát nên không thể nói rằng rối loạn tiền kinh nguyệt sẽ gây ra mãn kinh sớm. Tuy nhiên, kết quả cho thấy có mối tương quan giữa hai điều này. Các nhà nghiên cứu cần khám phá lý do tại sao hai tình trạng này lại có mối liên hệ với nhau và liệu có quá trình sinh học nào kết nối chúng hay không.
2. Làm gì để đối phó với hội chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh sớm ?
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng liên quan đến những thay đổi về thể chất và tâm trạng xảy ra hàng tháng trước kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng có thể bao gồm lo lắng, trầm cảm, khó chịu, mất ngủ, kém tập trung, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, đau nhức, nhức đầu, đầy hơi, các triệu chứng tiêu hóa và đau bụng…
Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ (thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ), một tỷ lệ nhỏ người mắc chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, hay PMDD, tương tự như PMS nhưng bao gồm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như hoảng loạn, tức giận có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác và thiếu hứng thú với các hoạt động thường xuyên.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là những thay đổi về thể chất và tâm trạng xảy ra hàng tháng trước kỳ kinh.
TS. Faubion cho biết: Có thể là vùng dưới đồi, vùng não chịu trách nhiệm gây ra các cơn bốc hỏa, khác biệt ở những phụ nữ bị rối loạn tâm trạng do hormone gây ra. Mặc dù bạn không thể loại bỏ PMS hoặc PMDD nhưng thuốc và thay đổi hành vi có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
TS. Faubion cho biết thêm: Phụ nữ cũng cần biết rằng có nhiều cách để kiểm soát thời kỳ mãn kinh sớm và những cơn bốc hỏa khó chịu.
Tốt nhất, phụ nữ nên được một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có biện pháp phòng ngừa, can thiệp khi đến thời điểm nguy cơ. Việc điều trị những rối loạn tâm trạng này có thể làm giảm bớt các cơn bốc hỏa và các can thiệp nội tiết có thể giúp trì hoãn thời gian mãn kinh.
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tình trạng thực tế, một tình trạng có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày và gây ra sự khó chịu đáng kể về thể chất và cảm xúc của phụ nữ.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là một mối quan tâm rất phổ biến của chị em. Gần 48% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt và khoảng 20% trong số họ, các triệu chứng đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến thói quen thường xuyên của họ
Hội chứng tiền kinh nguyệt đề cập đến những thay đổi về tâm trạng và cảm xúc, sức khỏe thể chất và hành vi mà những thay đổi này thể hiện ở các dấu hiệu dưới đây:
Phát triển giữa thời kỳ rụng trứng và bắt đầu kỳ kinh (khoảng 2 tuần trước kỳ kinh)
Video đang HOT
Kéo dài cho đến một vài ngày sau khi kỳ kinh bắt đầu
Chu kỳ lặp lại mỗi tháng
Có một số ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và các hoạt động thường xuyên.
1. Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt
Mặc dù hội chứng tiền kinh nguyệt thường liên quan đến các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình không ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày, nhưng các triệu chứng có thể đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và sức khỏe tổng thể của phụ nữ.
Nếu bị hội chứng tiền kinh nguyệt, phụ nữ sẽ gặp phải các triệu chứng liên tục trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Có thể chỉ gặp một số triệu chứng dưới đây, nhưng hội chứng tiền kinh nguyệt thường bao gồm ít nhất một vài triệu chứng khác nhau.
1.1 Các triệu chứng về cảm xúc và hành vi
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường bao gồm ít nhất một vài triệu chứng khác nhau về tâm trạng, giấc ngủ, giảm ham muốn tình dục...
Những thay đổi liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt trong tâm trạng, cảm xúc và hành vi của bạn có thể bao gồm:
Lo lắng, bồn chồn hoặc cảm thấy căng thẳng
Tức giận bất thường và cáu kỉnh
Thay đổi cảm giác thèm ăn, bao gồm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt
Thay đổi mô hình giấc ngủ, bao gồm cả mệt mỏi và khó ngủ
Tâm trạng buồn có thể dẫn đến khóc đột ngột hay không kiểm soát được
Thay đổi nhanh chóng về tâm trạng và cảm xúc bộc phát
Giảm ham muốn tình dục
Khó tập trung hoặc ghi nhớ thông tin
1.2 Các triệu chứng thể chất
Với hội chứng tiền kinh nguyệt, cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng thể chất như chướng bụng, chuột rút, đau và sưng vú, nổi mụn, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, đau lưng và cơ, nhạy cảm bất thường với ánh sáng hoặc âm thanh, vụng về bất thường.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt
Không có nguyên nhân chính xác của hội chứng tiền kinh nguyệt một số người lại trải qua chứng này nghiêm trọng hơn những người khác.
2.1 Những thay đổi theo chu kỳ trong nội tiết tố
Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra phản ứng với sự thay đổi mức độ của các hormone estrogen và progesterone.
Các hormone này dao động tự nhiên trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong giai đoạn hoàng thể, sau khi rụng trứng, các hormone đạt đến đỉnh điểm và sau đó giảm nhanh chóng, có thể dẫn đến lo lắng, cáu kỉnh và những thay đổi khác trong tâm trạng.
2.2 Thay đổi hóa học trong não
Các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine có một số chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc và hành vi.
Những chất này cũng có thể là yếu tố gây ra các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Giảm estrogen có thể thúc đẩy giải phóng norepinephrine, dẫn đến giảm sản xuất dopamine, acetylcholine và serotonin. Những thay đổi này có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ và dẫn đến tâm trạng thấp hoặc chán nản.
2.3 Tình trạng sức khỏe tâm thần hiện tại
Sống chung với tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng, có thể làm tăng khả năng bị hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, đây là một dạng hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra tiền sử gia đình mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm, bao gồm cả trầm cảm sau sinh, cũng có thể làm tăng nguy cơ này.
Phụ nữ cũng có thể nhận thấy cơn kịch phát tiền kinh nguyệt. Điều này có nghĩa là các triệu chứng của các tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn, như rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm, sẽ tăng lên ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Các chuyên gia vẫn chưa đưa ra lời giải thích chính xác cho mối liên hệ giữa các triệu chứng sức khỏe tâm thần và những thay đổi tâm trạng liên quan đến kinh nguyệt. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng nó liên quan đến những thay đổi hóa học trong não.
2.4 Yếu tố lối sống
Ăn nhiều chất béo, đường và muối... có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt.
Một số thói quen có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt. Các yếu tố lối sống tiềm ẩn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm:
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường và muối, thiếu hoạt động thể chấtThường xuyên thiếu giấc ngủ chất lượngViệc sử dụng rượu bia với việc tăng nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu thường xuyên uống rượu bia có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt hơn
. 2.5 Có thể là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt?
Cũng như hội chứng tiền kinh nguyệt, các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể xảy ra do sự dao động của nồng độ estrogen, progesterone và serotonin.
Các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể bao gồm:
Trầm cảm, buồn dữ dội và khóc
Có ý nghĩ tự tử
Hoảng sợLo lắng, tức giận hoặc cáu kỉnh
Thay đổi tâm trạng đột ngột
Thiếu quan tâm đến các hoạt động hàng ngày
Mất ngủ
Khó suy nghĩ hoặc tập trungĂn uống vô độ
Chuột rút
Đầy hơi.
Nếu có các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, có thể gặp nhà trị liệu hoặc bác sĩ tâm thần, đặc biệt nếu phụ nữ gặp phải các triệu chứng sức khỏe tâm thần đồng thời xảy ra liên quan đến trầm cảm, chấn thương hoặc căng thẳng.
Các phương pháp điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gồm bài tập thể dục hàng ngày, hạn chế caffeine, thực hành các phương pháp mới để đối phó với căng thẳng và các loại thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu được bác sĩ kê đơn.
3. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?
Bác sĩ sẽ tư vấn thăm khám để loại trừ các bệnh phụ khoa, tùy thuộc vào các triệu chứng.
Hầu hết những người có kinh nguyệt đều có ít nhất một vài triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng những triệu chứng này sẽ không nhất thiết xuất hiện hàng tháng hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng đến mức phá vỡ thói quen hàng tháng của phụ nữ, tốt nhất cần đi khám càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt và điều trị, chẳng hạn như:
Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố.Bổ sung canxi, magiê hoặc vitamin B6...Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể hỏi về tiền sử cá nhân và gia đình về hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt và các tình trạng sức khỏe tâm thần và tâm trạng khác.Hỏi về tiền sử gia đình về các tình trạng sức khỏe khác như suy giáp hoặc lạc nội mạc tử cung.Có thể cần khám phụ khoa để loại trừ các bệnh phụ khoa, tùy thuộc vào các triệu chứng.Đề nghị ghi nhật ký và lịch để theo dõi kinh nguyệt và bất kỳ triệu chứng liên quan nào gặp phải trong 2 - 3 tháng.
Nếu các triệu chứng xuất hiện liên tục trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt và mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu, bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt.
Mặt khác, nếu chúng kéo dài cả tháng hay không đều đặn, có thể trầm trọng do tiền kinh nguyệt hoặc một tình trạng sức khỏe khác.
Các tình trạng khác có thể liên quan đến các triệu chứng tương tự bao gồm:
4. Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Chườm ấm bụng có thể làm giảm chuột rút - một hội chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Mặc dù không có cách chữa khỏi hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng có thể thực hiện các bước để giảm bớt các triệu chứng:
Uống nhiều nước để giảm chướng bụng bằng các loại trà thảo mộc như hoa cúc, có thể làm dịu chứng chuột rút.Ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Cân nhắc cắt giảm lượng đường, muối, caffein và rượuHãy hỏi bác sĩ về việc thử các chất bổ sung như axit folic, vitamin B-6, canxi và magie để giúp giảm chuột rút và các triệu chứng tâm trạng.Cố gắng bổ sung thêm vitamin D thông qua ánh sáng tự nhiên, thực phẩm hoặc chất bổ sung.
Cố gắng ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm để giúp giảm mệt mỏi và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cố gắng dành ít nhất nửa giờ hoạt động thể chất mỗi ngày. Tập thể dục không chỉ có thể giúp giảm đầy hơi và chuột rút mà còn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu và trầm cảm.Dành thời gian mỗi ngày để chăm sóc bản thân, có thể bao gồm tập thể dục, thư giãn, dành thời gian cho sở thích hoặc thời gian giao tiếp xã hội
Thuốc và phương pháp điều trị không kê đơn cũng có thể giúp giảm các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt thể chất.Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen, để trị đau đầu và cơ hoặc co thắt dạ dày.Thuốc lợi tiểu để giúp giảm đầy hơi và đau hoặc mềm vú.Quấn nóng hoặc chườm nóng trên bụng để giảm chuột rút.
Nếu phụ nữ có các triệu chứng tâm trạng nghiêm trọng gây ra các biến chứng trong cuộc sống hàng ngày, liệu pháp hành vi nhận thức hoặc các phương pháp trị liệu khác có thể giúp học những cách mới để điều chỉnh và đối phó với những suy nghĩ và cảm xúc đau buồn.
Đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt có đáng lo? Đau vú, căng tức vú là một trong những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này gây khó chịu và lo lắng cho nhiều chị em. Vậy nguyên nhân gây đau vú là gì và nó có nguy hiểm không? 1. Nguyên nhân gây đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt Trong chu kỳ kinh...