Người mắc bệnh gan nên lựa chọn thực phẩm gì?
Gan như một nhà máy sinh học, mọi loại thức ăn, nước uống dưới hình thức nào cũng phải qua gan.
Khi gan bị tổn thương thì mọi hoạt động trở nên rối loạn. Chính vì vậy, khi gan bị bệnh cần ăn uống những gì có lợi cho gan là điều quan trọng nhất.
Với người mắc bệnh về gan ngoài việc điều trị bằng thuốc để ổn định bệnh thì chế độ ăn uống – chế độ dinh dưỡng hàng ngày “đúng và đủ” là rất quan trọng, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như góp phần ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Viêm gan cấp tính
Vì người bị viêm gan cấp tính thường có các biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ khớp, có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ậm ạch, đầy hơi, khó chịu, chậm tiêu, buồn nôn và nôn… Các triệu chứng này kéo dài vài ngày đến vài tuần. Giai đoạn này bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ, nên ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu.
Cần lưu ý, các biểu hiện trên thường dễ chịu hơn vào buổi sáng, vì vậy bệnh nhân nên ăn nhiều hơn lúc này. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn thực phẩm giàu chất xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh…
Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong giai đoạn này dưới mọi hình thức vì chúng là các chất rất có hại cho tế bào gan.
Video đang HOT
Viêm gan mạn tính
Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn…) và vitamin C (cam, quýt, rau sống…).
Bệnh nhân cần phải ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít giúp cho gan sử dụng tốt hơn nitrogen và làm giảm sự oxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ. Đáng chú ý, trong trường hợp xơ gan có cổ trướng thì khẩu phần ăn của bệnh nhân cần giảm lượng muối và nên dùng các chất có tác dụng lợi tiểu.
Gan nhiễm mỡ
Một số bệnh nhân thừa cân và bị gan nhiễm mỡ cần phải giảm ăn để giảm bớt sự thoái hóa mỡ gan. Đặc biệt chứng thoái hóa mỡ gan hay xảy ra ở bệnh nhân viêm gan virus nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng. Nhiễm mỡ gan đi đôi với béo phì dễ dẫn đến xơ hóa và một số bệnh lý khác. Bệnh nhân cần giảm cân từ từ bằng cách áp dụng chế độ ăn hợp lý và hoạt động cơ thể. Không nên giảm cân nhanh vì nó sẽ làm tổn thương gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và gia tăng sự xơ hóa.
Rượu và lá gan của bạn
Theo các chuyên gia y tế, uống rượu nhiều và lâu ngày là nguyên nhân chính gây nên các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.
Ảnh minh họa.
Rượu gây độc cho gan phụ thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là lượng cồn trong rượu. Lượng cồn càng nhiều, độc tính càng cao. Nồng độ cồn trong một số loại rượu lưu hành phổ biến như dòng whisky, voska, rượu gạo là 40%. Tức, mỗi 30 ml rượu có khoảng 10g cồn. Cứ 100 ml rượu vang có khoảng 10 g cồn, nồng độ 4,8%, thì mỗi 250 ml bia chứa khoảng 10 g cồn.
Phụ nữ dễ bị tổn thương gan do rượu bia hơn nam giới. Nam giới uống trên 80 g cồn (tương đương 240 ml rượu gạo; hai lít bia) và nữ uống trên 60 g cồn (180 ml rượu gạo) mỗi ngày, uống liên tục 10 năm thì nguy cơ mắc xơ gan đến 12-15%.
Đặc biệt, cơ địa người bẩm sinh thiếu enzym acetaldehyde dehydrogenase 2 (yếu tố bảo vệ gan) cũng góp phần làm cho gan bị tổn thương khi uống rượu quá liều, kéo dài. Thiếu hụt enzym này làm chất độc acetaldehyde sinh ra sau khi uống rượu bia bị ứ đọng, chậm được chuyển thành acetate. Dấu hiệu ở những người này là họ thường đỏ mặt khi uống đồ có cồn.
Cơ chế sinh bệnh gan được các chuyên gia y tế lý giải: 70 đến 85% lượng rượu đưa vào cơ thể sẽ được hấp thu ở tá tràng và phần trên của ruột non. Chỉ có khoảng 20% được hấp thu bởi niêm mạc dạ dày. Rượu được hấp thu từ ruột sẽ theo tĩnh mạch cửa đến gan. Gan là cơ quan chuyển hóa rượu quan trọng nhất, hơn 90%. Phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua phổi và thận.
Người nghiện rượu thường bị nhiều bệnh gan cùng lúc, gồm nhiễm mỡ lẫn viêm gan và xơ gan, họ ít khi bị đơn lẻ một bệnh. Trong đó, gan nhiễm mỡ hay gặp nhất, chiếm trên 90%, là dấu hiệu báo trước viêm gan, xơ gan.
Viêm gan do rượu có tỷ lệ thấp hơn và gặp ở người uống nhiều rượu, kéo dài. Bệnh nhân viêm gan do rượu sẽ tiến triển dần, từ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đến suy giảm chức năng gan.
Biểu hiện điển hình gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, sụt cân, đau bụng và vàng da. 50% người bệnh sẽ sốt cao tới 39 độ C. Viêm gan dẫn đến gan to và đau, có thể kèm to lách. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị trướng cổ, phù, chảy máu và bệnh não gan.
Những triệu chứng này có thể giảm dần khi kiêng rượu. Tuy nhiên, việc uống rượu tái diễn cùng chế độ ăn kém dinh dưỡng dễ dẫn đến các đợt viêm gan cấp lặp đi lặp lại với các biểu hiện của gan mất bù, có thể dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng cảnh báo "người Việt uống quá nhiều bia rượu". Thống kê năm 2017 cho thấy, trung bình một người Việt từ 15 tuổi trở lên uống 8,3 lít cồn nguyên chất mỗi năm, tương đương 21 lít rượu hoặc 170 lít bia. WHO ước tính Việt Nam phải bỏ ra gần 26.000 tỷ đồng để điều trị 6 loại ung thư phổ biến liên quan đến rượu bia (gan, đại trực tràng, khoang miệng, dạ dày, vú, cổ tử cung).
Dấu hiệu "đỏ - vàng - đen" cảnh báo gan bị hư hại không thể phục hồi Xơ gan là tổn thương gan lan tỏa thứ phát sau các đợt tấn công lặp đi lặp lại của một hoặc nhiều bệnh gan nguyên phát như: viêm gan, bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ, bệnh sán máng... Xơ gan có khả năng gây tử vong cao, đồng thời nó cũng có khả năng chuyển hóa ác tính nhất định. Do...