Người lớn chủ quan với bệnh sởi dễ gặp nhiều biến chứng
So với trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh sởi ở người lớn thấp hơn nên thường có tâm lý chủ quan, không đi khám và điều trị kịp thời.
Điều này dẫn đến việc bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là những người chưa được tiêm phòng hoặc có hệ miễn dịch yếu.
Sau vài ngày chăm con tại bệnh viện, chị Nguyễn Thị N. (34 tuổi), trú tại Phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An cảm thấy mệt mỏi, sốt cao. Mặc dù đã tự mua thuốc hạ sốt uống nhưng tình trạng bệnh của chị ngày càng xấu đi. Khi đến bệnh viện khám, chị mới biết mình mắc bệnh sởi.
Người nhà chia sẻ, trước khi nhập viện, chị N. vốn khỏe mạnh và chưa tiêm vaccine phòng sởi. Vào tuần trước, chị bắt đầu có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi. Chị tự mua thuốc hạ sốt và giảm đau tại hiệu thuốc gần nhà để uống, nhưng không thấy tình trạng bệnh cải thiện.
Bệnh nhân đang điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh.
Khi nhập viện, chị N. vẫn tiếp tục sốt cao liên tục từ 39-40 độ C kèm theo ho khan và sổ mũi. Sau hai ngày, chị bắt đầu xuất hiện ban sẩn màu hồng nhạt, từ mặt lan xuống cổ và ngực, đồng thời có triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc mắt và ban dát sẩn màu hồng nhạt. Xét nghiệm máu cho thấy men gan tăng cao (GOT/GPT: 244,5/436,7 U/L).
Anh Lương Thế H. (34 tuổi, trú tại huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), trước đây không bao giờ nghĩ mình có thể mắc bệnh sởi. Anh H. cho biết, trước khi nhập viện, mặc dù cảm thấy mệt mỏi, đau mắt và sốt, anh vẫn tiếp tục đi làm vì nghĩ mình chỉ bị cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, khi uống thuốc cảm mà không thấy đỡ, anh quyết định đến bệnh viện để khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị sởi và yêu cầu nhập viện ngay để điều trị.
Ba ngày trước khi nhập viện, anh H. bắt đầu sốt cao từng cơn, nhiệt độ lên đến 40 độ C, kèm theo ho khan, ngứa họng và cảm giác nhức cộm ở mắt. Sau đó, anh xuất hiện ban đỏ sau tai, rồi lan ra vùng mặt và tiếp tục xuống cổ và ngực. Khi vào viện, bác sĩ nhận thấy anh có ban dát sẩn màu hồng nhạt ở vùng mặt và cổ ngực, viêm kết mạc mắt. Xét nghiệm máu cho thấy men gan tăng cao, với GOT 196 U/L, GPT 92 U/L và GGT 344 U/L.
Anh H. chia sẻ: “Vào viện mới biết, rất nhiều người trẻ khỏe cũng mắc bệnh này và có những trường hợp bị biến chứng”. Sau quá trình điều trị, anh đã được xuất viện vì tình trạng sốt đã hết và viêm mắt đã khỏi.
Hiện tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh (Nghệ An) đang điều trị cho 10 bệnh nhân mắc bệnh sởi. Từ cuối tháng 6 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận tổng cộng 130 ca bệnh sởi nhập viện.
Video đang HOT
Bệnh nhân nhiễm virus sởi, được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hiện đã hồi phục.
ThS.BS. Đoàn Thị Quý, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus sởi gây ra và lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng điển hình như sốt, phát ban, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, và các vấn đề về tiêu hóa. Sởi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, và trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
ThS.BS. Đoàn Thị Quý lưu ý, người lớn mắc sởi thường gặp ở những đối tượng có nguy cơ cao, bao gồm những người chưa từng tiêm vaccine phòng sởi, người có hệ miễn dịch suy yếu theo thời gian, người mắc các bệnh nền, hoặc những người đang điều trị bằng hóa chất, ung thư.
Ngoài ra, tâm lý chủ quan của người lớn, với quan niệm chỉ trẻ em mới bị sởi, cũng khiến bệnh dễ lây lan rộng. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người dân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc.
Bệnh sởi ở người lớn thường không được chú trọng như ở trẻ em, dẫn đến tình trạng chủ quan không đi khám để điều trị, từ đó gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não, liệt, động kinh, hoặc các vấn đề về thần kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, người lớn mắc sởi có thể gặp phải các biến chứng như liệt tứ chi, rối loạn cơ tròn do viêm màng não hoặc viêm tủy.
Ngoài ra, bệnh nhân sởi còn có nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí mù lòa. Phụ nữ mang thai bị sởi có thể đối mặt với các rủi ro như sinh non hoặc sảy thai.
Sau khi hết sốt, nếu không được chăm sóc cẩn thận, bệnh nhân có thể bị sốt cao trở lại cùng các triệu chứng như đau đầu, co giật, hoặc hôn mê. Sởi lây qua đường hô hấp, với tốc độ nhanh và dễ bùng phát thành dịch.
Tỉ lệ mắc bệnh sởi ở người trưởng thành thường thấp, vì phần lớn đã bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ và có kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người lớn mắc sởi nếu chưa từng có kháng thể. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 đến 21 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Theo Bệnh viện Đa khoa TP Vinh, hiện có nhiều loại vaccine phòng sởi, bao gồm vaccine đơn và vaccine kết hợp (sởi – rubella, hoặc sởi – quai bị – rubella). “Sau khi tiêm, vaccine sẽ kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiễm virus sởi. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh sởi, người dân nên tiêm vaccine sởi đầy đủ”, ThS.BS. Đoàn Thị Quý khuyến cáo.
Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?
Số ca mắc sởi tại TP.HCM ở tuần gần nhất tăng 29% so trung bình 4 tuần trước, dù tiêm vaccine sởi đã đạt độ bao phủ.
Tại khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, chị HMS (27 tuổi, ngụ quận 11) đang chăm con trai mới 3 tháng tuổi bị bệnh sởi.
Nhập viện khi đã biến chứng viêm phổi
Chị S cho biết trước đó chị bị sốt cao liên tục, tưởng cảm cúm nên chỉ mua thuốc uống nhưng không đỡ. 4 ngày sau, chị S sốt 41 độ C nên đến phòng khám truyền dịch. Hôm sau người chị nổi ban đỏ, nhập Bệnh viện quận 11 điều trị gần một tuần.
Khi chị S xuất viện được một ngày thì con trai chị bắt đầu ho, sốt liên tục 38 độ C. Chị đưa bé đi phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán bé bị dị ứng, viêm mũi họng, cho siro uống nhưng không đỡ, vẫn tiếp tục ho sặc.
Chị HMS chăm con trai mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
"Ba ngày sau bé đỡ sốt nhưng vòm miệng nổi mẩn đỏ mỗi lúc mỗi nhiều nên tôi đưa con đến bệnh viện quận, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 nhập viện. Bác sĩ chẩn đoán bé lên sởi, biến chứng viêm phổi phải thở ôxy. May mà giờ bé đã đỡ hơn nhiều" - chị S chia sẻ.
Kế giường con chị S là con trai 1 tuổi của chị LTQN (23 tuổi, ngụ Bạc Liêu), cũng mắc bệnh sởi, đang thở ôxy. Chị N cho hay trước đó bé sốt cao liên tục 4 ngày, đi khám ở địa phương bác sĩ nói sốt thường.
2 ngày sau bé sốt cao hơn, ho, sổ mũi, nổi ban vùng lưng và bụng nên chị đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Con chị N chưa tiêm vaccine sởi vì đến lịch tiêm bé lại bệnh. "Lúc nhập viện, bác sĩ nói con tôi bị sởi nặng, biến chứng viêm phổi. Bé phải thở ôxy từ lúc nhập viện đến nay đã 5 ngày" - chị N tâm sự.
Đa số bệnh nhi mắc bệnh đều không tiêm vaccine sởi hoặc tiêm chưa đủ mũi. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi tiếp tục tăng
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết gần đây, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 3-5 ca sởi mới.
Hiện nơi đây đang điều trị khoảng 32 ca mắc sởi, trong đó 2 ca biến chứng viêm phổi, phải thở ôxy. Tỉ lệ bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi chiếm khoảng 20% số ca nhập viện trong khi trước đây chỉ khoảng 5-10%.
Bác sĩ Tiến cho biết thêm, số ca mắc sởi nhập viện có địa chỉ ở TP.HCM giảm nhẹ, số ca ở tỉnh lên chiếm từ 70-80%. Trong đó có số ít chuyển viện vì tình trạng nặng, còn lại đa số là người dân lo lắng nên tự đưa con lên TP điều trị.
Mỗi ngày khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận điều trị khoảng 30-40 ca sởi mới. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
"Ngoài bao phủ vaccine tại TP, cần tăng cường tiêm vaccine sởi ở các tỉnh lân cận, đồng thời tăng cường năng lực điều trị sởi tại các tỉnh, hội chẩn với các bệnh viện tuyến trên, chỉ chuyển bệnh khi cần thiết. Cùng với đó, các địa phương cũng nên truyền thông để người dân hạn chế đưa con lên TP, hạn chế lây lan trên các chuyến xe công cộng" - bác sĩ Tiến khuyến cáo.
ThS.BS Nguyễn Thanh Trang, khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1), cho hay mỗi ngày khoa tiếp nhận điều trị khoảng 30-40 ca mới. Hiện khoa đang điều trị khoảng 80 ca nội trú, trong đó 10 ca nặng phải hỗ trợ hô hấp; số ca ở tỉnh lên khám chiếm 70-80%. Đa số bệnh nhi mắc sởi đều không tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Đợt dịch sởi này đã ghi nhận nhiều bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
"Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.
Dấu hiệu mắc sởi của nhóm này không điển hình, sốt không cao và nổi ban không rầm rộ, nên dễ nhầm với các bệnh khác. Do đó việc tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi là rất cần thiết, giúp nâng cao miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn dịch này" - bác sĩ Trang nhận định.
Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp Xuất hiện sốt, phát ban, đỏ mắt, người đàn ông được chẩn đoán mắc sởi diễn biến nặng sau vài ngày tự điều trị tại nhà. Người đàn ông mắc sởi, diễn biến nặng. Ảnh: BS Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nam N. V. T, (56 tuổi, ở Hà Tĩnh) được chuyển đến trong tình trạng...