Người lao động được nghỉ một năm bao nhiêu ngày phép?
Xin hỏi: Công ty phải cho người lao động nghỉ phép một năm bao nhiêu ngày? Xin cảm ơn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động năm 2012 về thời gian nghỉ phép hàng năm của người lao động như sau:
Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
Video đang HOT
Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Theo Người đưa tin
Chậm đóng bảo hiểm sẽ bị phạt 75 triệu đồng
Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, người sử dụng lao độngsẽ bị phạt tiền với mức từ 12-15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với các hành vi: Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ phạt tiền với mức từ 18-20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng nếu không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Các hành vi vi phạm trên sẽ bị buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị buộc đóng lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Theo Nghị định, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi như: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động, trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động, trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ Luật lao động.
Mức phạt được quy định cụ thể như sau: Vi phạm với từ 1-10 người lao động bị phạt từ 5-10 triệu đồng; với từ 11-50 người lao động, phạt từ 10-20 triệu đồng; với 51-100 người lao động bị phạt từ 20-30 triệu đồng; với từ 101-300 người lao động thì bị phạt từ 30-40 triệu đồng; vi phạm với 301 người lao động trở lên bị phạt từ 40-50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, sẽ phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức phạt cụ thể như sau: Vi phạm với từ 1-10 người lao động, phạt từ 20-30 triệu đồng; từ 11-50 người lao động, phạt từ 30-50 triệu đồng; vi phạm với từ 51 người lao động trở lên, phạt từ 50-75 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng.
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm trên sẽ buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ buộc phải trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Nghị định gồm có 6 Chương, 44 Điều có hiệu lực thi hành có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013
Theo Người đưa tin
Thông qua Nghị quyết tăng giá viện phí, học phí Cũng trong ngày làm việc sáng qua 6-7, HĐND TP Hà Nội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết quy định về cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao và Nghị quyết điều chỉnh giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng cho sơ sở y tế công lập trên địa...