Người lao động cần chuẩn bị gì cho thời kỳ chuyển đổi số?
Tại buổi tọa đàm ‘Cơ hội nào cho người lao động trong trạng thái bình thường mới?’ vừa diễn ra tại Long An, nhiều đại diện doanh nghiệp chia sẻ về ảnh hưởng của công nghệ robot, trí tuệ nhân tạo (AI) đến người lao động…
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số mang lại cơ hội nhưng cũng thách thức cho người lao động
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Tuấn Lương, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) đã có những chia sẻ về việc người lao động cần trang bị gì để đối mặt với thời kỳ chuyển đổi số: “Đối với tôi, chuyển đổi số có 3 từ “Không”: Không tiếp xúc, không dùng đến tiền mặt và không dùng đến con người. Covid-19 có ảnh hưởng đến doanh nghiệp của tôi, nhưng song song đó, nó cũng mang lại cơ hội bước ngoặt, khi thói quen của người dùng thay đổi. Khi giãn cách, không thể mua hàng trực tiếp, thì người dùng mua hàng online và điều đó tạo ra việc làm cho một khối lượng lớn những người làm logistic. Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế, trong đó có những ngành không thể phục hồi và có những ngành phải mất từ 3 đến 5 năm để phục hồi. Trong khi người lao động ngày nào cũng phải có việc làm, ngày nào cũng phải nhận được tiền. Tôi nghĩ khi mà cơ hội đang ít đi, thì chúng ta phải sẵn sàng làm việc từ bây giờ, chúng ta không thể ngồi chờ”.
“Công nghệ đang len lỏi vào cuộc sống. Các mảng như làm đẹp hay nấu ăn đều được ghi nhận, theo dõi thông tin bằng ứng dụng của công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) để từ đó đưa ra những mô hình tối ưu nhất. Có nhiều phần việc khi ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết giảm sức lao động của con người. Tuy nhiên, công nghệ không làm mất đi việc làm, mà tạo ra nhiều công ăn việc làm”, ông Lương nói.
Trước những nghi vấn về việc liệu sự phát triển của AI có đe dọa đến công ăn việc làm của người lao động, ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Thắng Lợi Group khẳng định: “Chúng ta không lo AI sẽ làm mất đi việc làm. Mà chúng ta phải học cách để quản trị AI. Tôi có đọc một bài báo viết về năng suất lao động của người Việt và tôi khá buồn. Tôi nghĩ AI là kết tinh của nhân loại và chúng ta phải học cách để biến nó trở thành một công cụ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.
Đồng tình với nhận định của ông Quyền, ông Lương nhấn mạnh: “Người lao động cần phải tập thích nghi từ những điều nhỏ nhất. Điển hình nhất là thích nghi với việc họp online, cần phải chuẩn bị gì để cuộc họp diễn ra hiệu quả, vì một cuộc họp online hoàn toàn khác với một cuộc họp trực tiếp thông thường. Chúng ta phải trang bị những kiến thức, hiểu biết, kỹ năng để thích nghi”…
Bắt mạch những khó khăn khi chuyển đổi số của doanh nghiệp
Nếu những rào cản này chưa được xử lý, số hóa doanh nghiệp chắc chắn sẽ diễn ra rất chậm và có thể không thành công.
Kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động sau cuộc bùng phát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF còn chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2 trở lại đây.
Video đang HOT
Các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng nhanh tại các quốc gia trên toàn thế giới, hoạt động kinh tế gần như đóng băng bởi giãn cách xã hội. Tuy nhiên, đây chính là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa quá trình chuyển đổi số. Trong thách thức luôn có cơ hội.
Các khó khăn trong việc thay đổi doanh nghiệp số.
Các chuyên gia khuyến cáo khi bắt đầu thay đổi, các doanh nghiệp cần lường trước những khó khăn gặp phải. Theo thống kê, cứ 10 chủ doanh nghiệp trên thế giới thì 9 doanh nghiệp bắt đầu chiến lược chuyển đổi số và trong 9 người triển khai mô hình kinh doanh mới này thì có 7 người thất bại.
Hiện nay, vẫn có hơn 80% doanh nghiệp loay hoay trong công việc chuyển đổi số. Vậy đâu là những khó khăn và thách thức mà họ đang gặp phải?
Doanh nghiệp ngại thay đổi
Trong thực tế, hầu hết các công ty CNTT thường có những tư duy lối mòn theo nền văn hóa của một lĩnh vực nhất định. Họ bị đóng khung và khó có thể thoát ra khỏi một hệ thống phân cấp chống thay đổi. Điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp kỹ thuật số bởi muốn thành công thì cần có những bước đột phá và các ý tưởng mới.
Dám thay đổi và đổi mới là điều cần thiết khi chuyển đổi số
Các CIO nếu muốn phát triển một nền văn hóa kỹ thuật số nên có cho mình những tư duy sau: dám bắt đầu một nền văn hóa mới, xác định lại tư duy kỹ thuật số, tạo ra một cộng đồng với những con người mới, sẵn sàng bảo vệ những ý tưởng táo bạo giúp thay đổi nền văn hóa cũ.
Khúc mắc từ bộ máy, công nghệ
Thực tế hiện nay cho thấy rằng đa phần các doanh nghiệp thường "thờ ơ" với việc chuyển đổi số. Một phần bởi sự hạn chế về tài chính, yếu kém trong việc quản trị và trình độ. Chính từ bộ máy còn phức tạp, việc chuyển đổi số trở nên khó khăn hơn vì không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để giải quyết các vấn đề tồn động.
Có thế thấy phần lớn các doanh nghiệp e dè chuyển đổi số bởi sự thụ động, chưa quyết liệt trong việc thay đổi bộ máy, thiếu kỹ năng và thiếu nguồn tài nguyên cần thiết, cũng như công nghệ chưa đáp ứng được nền tảng số.
Tại sự kiện Digital Transformation Outlook 2020, ông Lương Long Hiệp - Giám đốc công ty thực phẩm 2030 chia sẻ: "Tôi muốn ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh nhưng khi gặp các nhà cung cấp giải pháp được nghe quá nhiều thuật ngữ chuyên môn. Vì không hiểu họ nói gì nên tôi không dám chi tiền. Họ không bán được hàng, tôi cũng không giải quyết được vấn đề của mình."
Chuyển đổi số là cuộc chơi sống còn
Các doanh nghiệp thường bị lôi cuốn bởi những thứ cường điệu về kinh doanh kỹ thuật số. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì lại có quá nhiều lỗ hổng. Vì vậy, việc quan tâm đến chất lượng bộ máy nhân sự là một điều rất quan trọng. Và hơn thế nữa, chúng ta cần sự dũng cảm của người lãnh đạo.
Quản lý cấp cao chưa thích nghi
Đổi mới kinh doanh số đòi hỏi các doanh nghiệp cần tạo ra một hệ sinh thái thống nhất. Tại đó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa con người, phần mềm, hệ thống và công nghệ. Mọi thứ trong hệ sinh thái đó đều có sự liên quan tới nhau. Chính vì vậy, việc đổi mới kinh doanh số cũng cần kèm theo sự phát triển năng lực của quản lý cấp cao.
Theo Báo cáo Việt Nam CEO insight 2019, có đến 49,1% doanh nghiệp gặp phải tình trạng thiếu lao động có kỹ năng sử dụng công nghệ và khoảng 27,3% nhân viên ngại học, ngại thay đổi cách làm việc.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.
Một người quản lý cấp cao của doanh nghiệp số cần phải có sự sáng tạo, đổi mới bản thân và quan trọng là hội nhập. Bạn sẽ phải làm việc cùng với rất nhiều những công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) hay Internet of Thing (IoT) nếu muốn doanh nghiệp của mình phát triển.
Thay đổi không hề dễ dàng
Kỹ thuật và chi phí là hai thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp cần đối mặt khi chuyển đổi số. Doanh nghiệp sẽ cần một thời gian dài cùng với sự đầu tư về tiền bạc nhân lực để có thể thay đổi được cấu trúc nội bộ cũng như hình thành hệ sinh thái mới. Tuy nhiên, đây là một sự đầu tư hợp lý, nó sẽ giúp doanh nghiệp có được một nền tảng tốt, xây dựng được hệ thống vận hành nhanh hơn sau này.
Xử lý dữ liệu là một thách thức khác mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Khi các giao dịch trong ngành thương mại điện tử diễn ra trên nền tảng kỹ thuật số, một lượng dữ liệu khổng lồ sẽ có thể được thu thập để phân tích, từ đó giúp xây dựng chiến lược về giá cả, tiếp thị, sản phẩm, dịch vụ... Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang sử dụng những hệ thống tách biệt vì thế sẽ gặp phải những vấn đề về khả năng mở rộng và nguồn cung thông tin thống nhất. Điều này sẽ dẫn đến những trở ngại trong thu thập, xử lý và vận dụng dữ liệu.
Ngoài ra, với những quy định chặt chẽ mới được ban hành trong việc sử dụng dữ liệu khách hàng, các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử cũng sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác dữ liệu người dùng.
Tương lai người lao động phổ thông tại Thung lũng Silicon Nora Morales, 57 tuổi, nhân viên bảo vệ tại trụ sở của Google, biết rõ hơn ai hết khung cảnh vắng vẻ, đìu hiu của Thung lũng Silicon những ngày này. Trước đại dịch, luôn có nhân viên của công ty đi lại tấp nập trong khuôn viên trụ sở bất kể là ca ngày hay đêm, còn bây giờ, cô ít thấy...