Người lái xe buýt ở Kyoto
Đến thành phố hấp dẫn bậc nhất của Nhật Bản, nơi mỗi năm đón khoảng 50 triệu lượt khách du lịch (gấp 34 lần dân số).
Nơi sở hữu tới ba cụm di sản văn hóa thế giới UNESCO cùng 211 di sản văn hóa quốc gia (chiếm gần 20% số di tích quốc gia của cả Nhật Bản), nhớ gì không nhớ, lại nhớ người lái xe buýt, thật là…
Lần nào tới đây, dù là ghé qua hay ở lại dăm ba ngày, thì người mà tôi hay gặp nhất ở Kyoto chính là bác, bác lái xe buýt ạ.
Đi bộ thì chịu rồi, Kyoto không phải một thành phố nhỏ để có thể khám phá bằng cuốc bộ. Kyoto có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại chả thua kém Tokyo. Nhưng thăm thú Kyoto với tôi thì buýt là tiện nhất, với những tuyến xe mang tên điểm đến luôn, chả phải tra kiếm gì phức tạp.
Bến buýt ở ngay cửa trước nhà ga trung tâm Kyoto, các chuyến liên tục khởi hành, trông đúng như thoi đưa, vé đi trong ngày 500 yen (khoảng 100 ngàn đồng), còn nếu đi lẻ thì 210 yen, rẻ hơn đi tàu điện nhiều.
Đi tàu điện ngầm thì chỉ hành khách nhìn thấy nhau, mà nhiều khi cũng chả buồn nhìn, lên tàu rồi người ngủ gà ngủ vịt người cắm mặt vào sách hay nhoay nhoáy cái điện thoại. Đi xe buýt thì kiểu gì cũng gặp bác lái xe, để chắc không bị lố ga, lên xe nói với bác ấy điểm cần đến, là khi xe gần tới, bác ấy sẽ ngoắc mình xuống, trước khi xuống thì nhớ chìa cái vé ngày, hoặc nếu đi lẻ thì cho xu vào hộp.
Lái xe buýt ở Nhật kiêm cả bán vé và soát vé chứ không như buýt Hà Nội hay TP.HCM bên cạnh lái xe còn thêm lơ. Và ở Kyoto, bác tài còn kiêm phát thanh viên, người nào cũng đeo một cái micro nhỏ. Khách lên xe, bác chào; khách xuống xe, bác cám ơn; đường đông quá bác thông báo; gặp đoạn đường xấu, có ổ gà, bác cũng thông báo luôn, lại còn xuýt xoa bày tỏ cảm xúc.
Video đang HOT
Lái xe buýt ở Nhật kiêm cả bán vé và soát vé chứ không như buýt Hà Nội hay TP.HCM bên cạnh lái xe còn thêm lơ. Ảnh: Q.V
Hồi đầu lên xe, tôi lấy thế làm ngạc nhiên lắm. Cứ thắc mắc, nước Nhật tự động hóa hàng đầu thế giới, sao không cài đặt hệ thống thông tin tự động trên xe mà lại bắt bác tài thêm việc? Nhưng rồi tôi nhận ra điều kỳ diệu lớn lao trong cái micro nhỏ bé của bác lái xe buýt ở Kyoto…
Thử tưởng tượng, người lái xe ngày lao động 8 tiếng không khác gì một cái máy sau tay lái, không trò chuyện, không nói tiếng người…
Thử tưởng tượng, những hành khách đi buýt với lộ trình cài đặt sẵn, với những thông báo cài đặt sẵn, chỉ có thông tin, còn thì hoàn toàn vô cảm… Mà không chỉ buýt đâu. Ở đất nước chế tạo ra rô bốt đầu tiên trên thế giới này, máy móc vẫn không thay thế cho con người.
Trên sân ga từ tàu nhanh shinkansen, tàu thường hay tàu điện ngầm, ở Nhật, sẽ luôn thấy các nhân viên nhà ga làm việc tích cực khi tàu đến, khi tàu đi – họ ngó ngược xuôi xem mọi thứ ổn chưa, phất cờ, lúc ấy tàu mới chạy. Vậy mà hay một cái, không chỉ tàu (có đường đi riêng) mà buýt ở Nhật (chạy chung đường với các phương tiện giao thông khác) đố thấy sai giờ, chuẩn từng phút.
Mạng lưới buýt ở Kyoto khá phức tạp với khách nước ngoài. Ngoài số xe, bạn còn phải nhớ hướng. Một lần tôi lên xe đúng số, nhưng sai hướng. Vì vậy đi khá lâu thấy ngờ ngợ, bèn lên phía trước hỏi. Bác tài bảo tôi lên nhầm xe rồi, cũng số này nhưng là xe khác, song cứ yên tâm ngồi đó, tí nữa xuống bến, sẽ đổi sang xe cùng số, hướng ngược lại. Đến bến đổi xe, bác xuống xe đưa chúng tôi đến đúng xe cần lên, trao đổi với bác tài bên ấy (dĩ nhiên là tiếng Nhật), chắc bảo ý giải thích chuyện chúng tôi lên nhầm xe. Và bất ngờ nữa, bác ấy còn không cho chúng tôi trả tiền chuyến đi nhầm!
Một dạo đọc báo thấy kể về một chuyến tàu ở Nhật chỉ duy trì để chở duy nhất một nữ sinh từ nhà tới trường và ngược lại, ngày cô ấy tốt nghiệp cũng là ngày chuyến tàu này ngưng hoạt động – một số người đọc bán tín bán nghi. Nhưng nếu bạn đã từng đi tàu, đi buýt ở Nhật thì bạn sẽ tin điều ấy là sự thật.
Du lịch Ninh Bình mở cửa đón khách trở lại
UBND tỉnh Ninh Bình vừa giao Sở Du lịch Ninh Bình chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, các huyện, thành phố trong tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
Ban quản lý các khu, điểm du lịch; các di tích lịch sử - văn hóa chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tổ chức mở cửa phục vụ đón khách thăm quan, du lịch trở lại từ ngày hôm nay, 28-4.
Khu du lịch sinh thái Tràng An bố trí nhân viên ăn mặc đẹp đón khách du lịch thăm quan Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.
Tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, thuộc Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, ở huyện Hoa Lư (Ninh Bình), sáng nay, dù chỉ đón tiếp một vài khách du lịch là các bạn trẻ, song đơn vị đã bố trí lực lượng đón tiếp, hướng dẫn khách du lịch với trang phục áo dài nhiều màu sắc, lộng lẫy.
Khách du lịch qua cửa soát vé bắt buộc phải đo thân nhiệt. Đáng nói hơn, nhiều người dân tham gia chở đò ở đây rất phấn khởi vì Khu du lịch sinh thái Tràng An và các khu, điểm du lịch của tỉnh hoạt động trở lại sau những ngày ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, sẽ làm cho đời sống người dân làm dịch vụ du lịch bớt khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Hằng, nhân viên ở Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động cho biết: Sáng nay, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động vừa mở cửa đã có khách đến thăm quan, song không nhiều. Tại cửa bán và soát vé phục vụ du khách xuống đò thăm quan được bố trí nước rửa tay sát khuẩn, có nhân viên tổ chức hướng dẫn, nhắc nhở khách du lịch đeo khẩu trang.
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được nhiều khách du lịch trong nước, quốc tế ví như "Vịnh Hạ Long cạn". Người xưa gọi là "Nam thiên đệ nhị động" tức là động đẹp thứ nhì trời Nam. Đây là khu du lịch nổi tiếng của Ninh Bình có nhiều hang động nằm trong các dãy núi đá vôi; nhiều di tích lịch sử, văn hóa liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần lấy vị trí hiểm yếu ở đây làm nơi chống giặc ngoại xâm.
Nhân viên Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nhắc nhở khách du lịch đeo khẩu trang.
Trước đó, Sở Du lịch Ninh Bình đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch tập trung thực hiện nghiêm những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, của tỉnh, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động và du khách như: Trang bị dụng cụ, áo, mũ, găng tay, khẩu trang cho nhân viên; tổ chức đo thân nhiệt và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với khách đến tham quan, lưu trú; bố trí đủ phương tiện, vật tư rửa tay, sát khuẩn tại các khu vực công cộng; lập đường dây nóng, đội phản ứng nhanh xử lý sự cố, bố trí khu vực dự phòng làm điểm cách ly khi cần thiết.
Hy vọng với nhiều giải pháp đồng bộ, ngành du lịch Ninh Bình sẽ sớm vượt qua khó khăn tiếp tục giữ vững thương hiệu là vùng du lịch trọng điểm của quốc gia, quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Bình theo hướng đột phá và bền vững.
LÊ HỒNG
Chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ trùng tu vùng lõi Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Sau nhiều ngày tiến hành trùng tu, ngày 28/4, các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam đã tiếp cận nhóm tháp A được coi là trung tâm của Khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Tại đây, các chuyên gia sẽ tiến hành...