Những người không nên quan hệ tình dục
Thực hành chuyện ấy thường xuyên, phù hợp đem lại lợi ích cho sức khỏe nhưng đối với một số người lại nên kiêng quan hệ để giữ sức khỏe.
Những người có bệnh cao huyết áp nên tránh quan hệ tình dục khi huyết áp tối thiểu (con số nhỏ hơn) cao hơn 120 mmHg.
Sinh hoạt tình dục được xem là một gắng sức nhẹ. Mức tiêu thụ oxy trong tình dục chỉ bằng 3 – 4 MET (MET được định nghĩa là nhu cầu ôxy ở trạng thái nghỉ ngơi, tương đương 3,5 ml O2/phút; hoặc 1,2Kcalo/phút; hoặc 18w) tức 630 – 840 ml/phút cho người nặng 60 kg.
Nhìn chung, những người mắc bệnh tim mạch không cần từ bỏ tình dục. Với người có cân nặng 50 kg, mức tiêu thụ ôxy cho sex bằng 3-4 Met, trong khi người suy tim độ 2 vẫn có thể thực hiện những hoạt động tiêu thụ tới 5 Met mà chưa thấy khó thở. Ở thời điểm cực khoái, mức tiêu thụ ôxy có cao hơn nhưng giai đoạn này chỉ diễn ra trong khoảng 30 giây.
Tuy nhiên, những trường hợp sau nên tránh quan hệ tình dục:
- Người đã bị nhồi máu cơ tim mà trong vòng 2 tháng lại gặp tai biến này lần nữa.
- Bệnh nhân suy tim loại sung huyết chưa qua điều trị.
Video đang HOT
- Người bị hẹp van 2 lá kèm theo khó thở.
Những lưu ý về sex đối với bệnh nhân tim mạch
Với bệnh nhân từng đột quỵ: Động tác giao hợp cần nhẹ nhàng vừa sức. Chọn lựa tư thế thoải mái như nằm nghiêng, ngồi. Tránh quan hệ tình dục khi mới ăn no, uống rượu, tắm hay khi bụng đói. Nếu cảm thấy tức ngực và không sảng khoái thì nên ngừng. Tốt nhất là luôn chuẩn bị một số thuốc như nitroglycerine uống trước khi giao hợp 30 phút.
Người có cơn đau thắt ngực, bệnh mạch vành: Trước khi giao hợp nên ngậm nitroglycerine để đề phòng cơn đau thắt ngực tái phát. Nên áp dụng tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng để giảm tiêu hao sức lực, tránh những cử động gắng sức nhiều.
Người cao huyết áp: Không giao hợp khi hút thuốc, uống rượu và ăn no hay có những vấn đề phải suy nghĩ căng thẳng, khi có triệu chứng đau đầu, hoa mắt. Tránh “yêu” vào lúc sáng sớm hay khi bụng đói.
Bệnh nhân suy tim sung huyết sau điều trị có thể quan hệ tình dục nếu có thể chịu đựng được hoạt động thể lực ở mức độ trung bình (như đi lại tầng cao, làm việc vừa phải mà không cảm thấy khó chịu). Nên áp dụng tư thế ngồi và dự phòng bằng cách uống thuốc digoxin.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Những bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi
Khi thời tiết thay đổi, nhất là từ nóng sang lạnh, đây là lúc bắt đầu xuất hiện các bệnh lý về khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp tiến triển mà thường gặp nhất là ở người cao tuổi.
Khi trời trở lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao từ đó cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để đối phó bằng cách làm co các mạch máu ngoại vi, cho nên sẽ giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp, vì vậy sẽ gây ra các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Bệnh thấp khớp cấp
Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A. Những biểu hiện ban đầu như: viêm họng, sốt cao, rồi sau đó vài tuần kể từ khi bị viêm họng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp. Trong bệnh lý thấp khớp cấp, tình trạng viêm khớp có tính chất đột ngột, hay gặp ở các khớp như: khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân hoặc viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ. Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng nếu có dùng thuốc chống viêm thì chúng sẽ khỏi rất nhanh.
Gút là bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi
Viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, là tình trạng viêm khớp kéo dài với các đợt sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp, thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Khi bệnh ở vào giai đoạn muộn thường gặp ở các khớp như: vai, háng, cột sống cổ với các biểu hiện như vào buổi sáng, sau khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác đau và cứng tại các khớp bị viêm, khó vận động. Dấu hiệu này thường gặp ở các khớp cổ tay và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như: gấp, xoay cổ tay... trong một thời gian dài các khớp mới có thể hoạt động trở lại bình thường. Sau những đợt sưng đau khớp kéo dài có thể vài tháng đến vài năm, các khớp này sẽ bị biến dạng như: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo từ đó làm cho người bệnh rất khó khăn trong việc vận động, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.
Bệnh gút
Đây là một bệnh do rối loạn chuyển hóa, trong đó có tình trạng tăng acid uric máu và là đặc điểm chính của bệnh. Bệnh thường gặp ở nam giới, bệnh có mối liên quan đến chế độ ăn uống của người bệnh như: ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu... Trong cơn gút cấp và điển hình, bệnh có một số đặc điểm như cơn đau thường khởi phát đột ngột vào nửa đêm với các dấu hiệu như: sưng khớp ngón chân cái, đau dữ dội có cảm giác bỏng rát, đôi khi sốt cao, da trên chỗ khớp bị tổn thương, bị hồng hoặc đỏ tím.
Đau vai gáy, đau thắt lưng
Đây là tình trạng viêm các điểm bám tận của các gân vào đầu xương, thường gặp trong chứng bệnh đau cân cơ. Bệnh thường gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy tính. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh vì khi đó các cơ thường co lại trong tư thế rút vai, rụt cổ để chống lạnh, để hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Vì tư thế này là một phản xạ tự nhiên của cơ thể cho nên nó được duy trì trong thời gian dài, từ đó làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây ra mỏi cơ. Bệnh có thể gây đau một hay hai bên bả vai, làm hạn chế các hoạt động như: cúi, ưỡn, nghiêng.
Co thắt các mạch máu đầu chi
Đây là một bệnh rất thường gặp, nhất là khi tiếp xúc với lạnh, khi đó đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, rồi sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức. Đây là một bệnh hệ thống, do bất thường về hệ thống miễn dịch, có biểu hiện ở tất cả các cơ quan trong cơ thể nhưng thường thấy nhất như da dày lên, mờ hoặc mất các nếp nhăn trên mặt, khó há miệng, lắng đọng canxi ở tổ chức dưới da, giảm tiết dịch các tuyến ngoại tiết như: tuyến nước bọt, tuyến nước mắt, dịch tiêu hóa...
Thoái hóa khớp
Là bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi, làm lộ tổ chức xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm. Để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các bệnh lý nhất là ở người cao tuổi, ngoài các biện pháp bảo vệ sức khỏe chung như dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên của mình. Khi đã mắc phải các bệnh về khớp, người bệnh cần lưu ý nhất là khi trời lạnh cần phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, cần thiết phải đội mũ, đeo găng tay, quàng khăn ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Có thể ngâm bàn tay, bàn chân trong nước muối ấm hoặc dùng túi chườm nóng, lò sưởi. Một điều vô cùng quan trọng trong điều trị các bệnh khớp mạn tính là phải dùng thuốc trong thời gian dài, hàng năm, có khi suốt đời chứ không điều trị qua loa rồi ngưng thuốc.
Theo SKDS
Đau lưng và nhân viên văn phòng Là một người làm việc trong văn phòng và ở nhà trên máy tính từ 12-14 h một ngày, vấn đề bản thân tôi gặp phải đó là một căn bệnh văn phòng : Đau lưng. Không chỉ là các nhân viên văn phòng nói chung mà đặc biệt các chị em nhân viên nói riêng. Đi làm bằng dép cao gót ngồi...