Người Hồi giáo trên khắp thế giới bắt đầu lễ Eid al-Fitr trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
Kết thúc tháng lễ Ramadan, các tín đồ Hồi giáo bắt đầu bước vào lễ Eid al-Fitr truyền thống kéo dài 3 ngày này.
Năm nay, lễ Eid al-Fitr bắt đầu vào ngày 13/5, nhưng không khí lễ hội năm nay có phần bớt huyên náo do dịch bệnh COVID-19 và xung đột leo thang giữa Israel và Palestine trong vài ngày qua.
Các tín đồ Hồi giáo đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi cầu nguyện tại đền thờ Al-Azhar tại Cairo, Ai Cập ngày 19/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Lễ Eid al-Fitr theo truyền thống được tổ chức với các buổi cầu nguyện ở nhà thờ Hồi giáo, lễ hội họp gia đình, mua sắm quần áo mới, quà tặng và đồ ngọt.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Saudi Arabia đã phát đi hình ảnh của Quốc vương Salman, 85 tuổi, thực hiện các buổi cầu nguyện Eid ở khu đô thị quy hoạch NEOM nằm ở phía Tây Bắc nước này.
Video đang HOT
Các tín đồ Hồi giáo đeo khẩu trang bước vào Đền thờ lớn Hồi giáo ở thánh địa Mecca dọc theo những con đường đã được thực hiện giãn cách xã hội để cầu nguyện trước Kaaba – cấu trúc lập phương thiêng liêng đối với tín đồ Hồi giáo.
Khung cảnh trái ngược với lễ Eid al-Fitr Eid năm ngoái, khi các thánh đường Hồi giáo ở Saudi Arabia, nơi tập trung nhiều địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi, vắng bóng người do các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch COVID-19.
Tại Afghanistan, Chính phủ nước này và lực lượng Taliban đã nhất trí ngừng bắn trong 3 ngày diễn ra lễ hội này. Giao tranh giữa hai bên bùng phát mạnh sau khi Mỹ bỏ lỡ thời hạn 1/5 rút quân khỏi Afghanistan theo thỏa thuận giữa hai bên đạt được trước đó.
Tại Iran, lãnh đạo tối cao Ali Khamenei dự kiến công bố lệnh ân xá cho hơn 2.000 tù nhân trong dịp này.
Tại Ai Cập, chính phủ nước này đã quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, nhất trong dịp lễ Eid al-Fitr. Nhà chức trách đã thông qua một số quyết định gồm cấm tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện hoặc tiệc tùng trong bất kỳ cơ sở nào.
Tại Indonesia, chính phủ đã yêu cầu quân đội và cảnh sát quốc gia đảm bảo cho người dân đón lễ Eid Al-Fitr trong an toàn trong bối cảnh đại dịch.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết các biện pháp hạn chế mới (như cấm tổ chức lễ hội, hoạt động ăn mừng, lễ cưới, thăm hỏi giữa các gia đình, bạn bè….) có hiệu lực từ ngày 12/5, một ngày trước khi bước vào kỳ nghỉ Eid al-Fitr, và kéo dài đến ngày 7/6.
Dịch COVID-19: Hiệp hội y khoa Nhật Bản phản đối tổ chức Olympic Tokyo
Hiệp hội y khoa Nhật Bản ngày 13/5 đã bày tỏ ý kiến phản đối tổ chức Olympic Tokyo vì cho rằng việc tổ chức sự kiện thể thao lớn này được an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục đà lây lan như hiện nay là không thể.
Biểu tượng của thế vận hội Olympic tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Hiệp hội nêu rõ: "Chúng tôi phản đối việc tổ chức Olympic Tokyo tại thời điểm khi mà người dân trên khắp thế giới đang phải chống chọi với virus SARS-CoV-2". Tuyên bố nêu rõ không thể tổ chức kỳ đại hội thể thao olympic an toàn và đảm bảo trong thời kỳ dịch bệnh và không thể loại trừ mối nguy hiểm nhiều loại biến thể của SARS-CoV-2 từ khắp nơi trên thế giới sẽ "đến" Nhật Bản.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang ứng phó với làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 4 tại nước này. Nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Tokyo được đặt trong tình trạng khẩn cấp.
Số ca nhiễm mới tăng đã gia tăng áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế của nước này. Các chuyên gia y tế nhiều lần cũng đã cảnh báo về tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, vật tư y tế trong khi lực lượng y bác sĩ đang dần cạn kiệt sức lực ứng phó với dịch bệnh.
Trong vài ngày gần đây, người đứng đầu một số tỉnh cho biết họ sẽ không cấp giường bệnh cho các vận động viên trong trường hợp họ phải nhập viện điều trị.
Tại thời điểm chỉ còn hơn 10 tuần trước khi sự kiện thể thao lớn nhất thế giới nói trên khai mạc, dư luận Nhật Bản vẫn có nhiều ý kiến phản đối tổ chức sự kiện, bên cạnh các ý kiến hoãn hoặc hủy sự thể thao này. Tuy nhiên, Ban tổ chức khẳng định họ có thể tổ chức các sự kiện thể thao nói trên một cách an toàn nhờ các biện pháp ứng phó và các cuộc diễn tập gần đây về đảm vảo an toàn cho các vận động viên nước ngoài.
Theo kế hoạch, Olympic Tokyo sẽ diễn ra từ ngày 23/7 đến ngày 8/8, sau đó là Paralympic từ ngày 24/8 đến ngày 5/9. Các nhà tổ chức Olympic Tokyo thông báo đã nhất trí với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đơn giản hóa khâu tổ chức nhằm đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ dịch COVID-19 lây lan, cũng như giảm bớt tác động tài chính khi sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này phải hoãn lại một năm và không có khán giả nước ngoài được phép vào các địa điểm thi đấu để theo dõi các cuộc tranh tài .
Đỉnh Everest đón các nhà leo núi nước ngoài đầu tiên sau một năm đóng cửa Ngày 11/5 đánh dấu đoàn 38 nhà leo núi nước ngoài đầu tiên đã lên tới đỉnh núi Everest kể từ khi Chính phủ Nepal cho phép nối lại hoạt động leo núi tại đây sau một năm phải đóng cửa do dịch bệnh COVID-19. Được biết, trong số các nhà leo núi này có Thái tử Bahrain Mohamed Hamad Mohamed al-Khalifa. Những...