Người Hồi giáo tiếp tục rầm rộ biểu tình chống Mỹ
Pakistan hôm qua đã cho triệu Đại sứ Mỹ để phản đối bộ phim xúc phạm đạo Hồi giữa lúc làn sóng biểu tình tiếp tục lan rộng tại nhiều quốc gia Hồi giáo.
Người biểu tình Pakistan ném đá vào cảnh sát khi bị ngăn không cho xông vào Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Islamabad.
Bộ ngoại giao Pakistan cho biết Đại sứ Mỹ tại nước này Richard Hoaglandđã được triệu tới trụ sở Bộ Ngoại giao chiều 21/9 để nghe phản đối về bộ phim có nội dung xúc phạm đạo Hồi và nhà tiên tri Mohammad, căn nguyên làm dấy lên làn sóng biểu tình tại nhiều quốc gia Hồi giáo trên thế giới trong suốt những ngày qua.
“Phía Pakistan đã nêu rõ cho nhà ngoại giao Mỹ rằng việc tuyên truyền bộ phim là sự tấn công nhằm vào 1,5 tỷ người Hồi giáo trên thế giới, một hành động nhằm truyền bá sự thù địch và bạo lực giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau”, thông báo của Bộ Ngoại giao Pakistan nêu rõ.
Cũng tại buổi triệu tập, Pakistan kêu gọi chính phủ Mỹ nhanh chóng có các biện pháp đối với tác giả của bộ phim cũng như gỡ bỏ bộ phim trên mạng xã hội Youtube.
Đáp lại, Đại sứ Mỹ Hoagland cho biết chính phủ Mỹ và đa số người dâncũng lên án mạnh mẽ bộ phim, nhưng bên cạnh đó, ông cũng lưu ý Pakistan rằng đây chỉ là hành động sai lầm của một cá nhân.
Trong khi đó, làn sóng phản đối bộ phim mang tên “Phiên tòa xét xử Mohammad” đã bước sang ngày thứ 10 kể từ khi bùng phát hôm 11/9 và lan rộng tới hơn 20 nước trên thế giới, khiến đã có 47 người thiệt mạng.
Tại nhiều quốc gia Hồi giáo, phái bộ ngoại giao các nước phương Tây luôn được đặt trong tình trạng cảnh báo an ninh cao nhất để đề phòng nguy cơ bị người biểu tình quá khích tấn công giống như vụ bắn phá và đốt Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi làm 4 nhân viên ngoại giao Mỹ thiệt mạng, trong đó có Đại sứ Christopher Stevens.
Lo ngại nguy cơ bùng phát bạo loạn, chính phủ Pakistan đã kêu gọi người dân tuần hành trong hòa bình.
Video đang HOT
“Các cuộc biểu tình phải được tiến hành trong hòa bình. Không cá nhân nào có thể lăng mạ các tôn giáo dưới sự biện hộ của tự do ngôn luận”, Thủ tướng Pakistan Raja Pervez Ashraf phát biểu trước đông đảo người dân tại thủ đô Islamabad.
Tuy nhiên, bất chấp kêu gọi của Thủ tướng Ashraf, các cuộc biểu tình trong ngày 21/9 vẫn tiếp tục lan rộng trên phạm vi cả nước và biến thành bạo lực gây thương vong lớn.
Đẫm máu nhất là tại thành phố cảng miền Nam Karachi, nơi đụng độ giữa cảnh sát và khoảng 1.500 người biểu tình đã làm 12 people chết và 82 người bị thương.
Tại thành phố Peshawar, Tây Bắc Pakistan, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình, đốt cờ Mỹ và đụng độ với cảnh sát làm ít nhất 17 ngườichết và 50 người bị thương. Trong số những người thiệt mạng có một cảnh sát và một phóng viên truyền hình.
Người biểu tình còn mang theo gậy gộc, đốt cháy 2 rạp chiếu phim và một trụ sở ngân hàng trong thành phố.
Ngoài ra, bạo lực cũng đã leo thang mạnh tại thủ đô Islamabad và thành phố Lahore khi hàng nghìn người biểu tình đổ ra đường và đụng độ làm 45 người bị thương, gồm 17 cảnh sát và 28 người biểu tình.
Để ngăn chặn các hoạt động tổ chức, kêu gọi biểu tình hoặc làm thiết bị kích nổ bom từ xa, chính phủ Pakistan đã quyết định tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở 15 tỉnh thành chính trong cả nước.
Trong khi đó, tại quốc gia có đông người theo đạo Hồi nhất thế giớiIndonesia, nhiều người biểu tình đã tụ tập bên ngoài tòa Lãnh sự Mỹ tại Medan. Xô xát giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình cũng đã diễn ra tại thành phố Surabaya.
Tại Malaysia, khoảng 3.000 tín đồ Hồi giáo cũng đã biểu tình trong hòa bình và tuần hành trước Đại sứ quán Mỹ để phản đối bộ phim nói trên.
Còn tại Bangladesh, hơn 10.000 người cũng xuống đường ở thủ đô Dakar. Họ mang theo các biểu ngữ có nội dung phản đối Mỹ, đốt quốc kỳ Pháp và hình nộm của Tổng thống Mỹ Barak Obama bên ngoài thánh đường Baitul Mokarram lớn nhất nước sau buổi lễ cầu nguyện chiều thứ Sáu. Hàng trăm cảnh sát, lực lượng phản ứng nhanh đã được triển khai để đảm bảo an ninh tại khu vực diễn ra biểu tình.
Lo ngại làn sóng biểu tình đang lan rộng có thể bùng phát xung đột, Pháp đã cho đóng cửa các đại sứ quán, tòa lãnh sự, trung tâm văn hóa và trường học tại hơn 20 nước Hồi giáo. Trong khi đó, Mỹ cũng đã quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại Ấn Độ, quốc gia Hồi giáo lớn thứ ba trên thế giới, đồng thời yêu cầu các nhân viên ngoại giao không ra ngoài vì lý do an ninh.
Theo Dantri
Biểu tình chống Mỹ lan rộng ở châu Á
Làn sóng biểu tình chống Mỹ liên quan đến bộ phim xúc phạm đạo Hồi hôm qua tiếp tục lan rộng ra các nước châu Á, với nhiều người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa phe biểu tình với cảnh sát.
Hàng trăm người biểu tình Indonesia mặc áo trắng đốt cờ và lốp xe bên ngoài sứ quán Mỹ ở Jakarta. Ảnh: AFP
Theo Press TV, Mỹ cho biết sứ quán nằm trên trục đường thương mại chính ở trung tâm thủ đô Bangkok, Thái Lan, sẽ đóng cửa vào trưa nay khi một cuộc biểu tình "hàng trăm người" sắp diễn ra. Thông báo đăng tải trên trang web của sứ quán cho biết các nhân viên không cần thiết sẽ được đưa về nước.
Thái Lan, được mệnh danh là đất nước Phật giáo, có khoảng 1,2 triệu tín đồ Hồi giáo, tức là chiếm khoảng 4% dân số. Phần nhiều những người này sinh sống ở phía nam đất nước, gần biên giới với Malaysia.
Hôm qua, những người biểu tình ở Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, cũng đốt lốp xe, ném bom xăng và giao tranh với cảnh sát bên ngoài sứ quán Mỹ ở Jakarta. Cuộc biểu tình thu hút hàng trăm người bắt đầu từ trước đó hai ngày nhưng ban đầu diễn ra hòa bình.
Cảnh sát trưởng Jakarta Angesta Romano Yoyol ước tính số người biểu tình là khoảng 700. Ông cho biết 7 cảnh sát đã bị thương trong các vụ đụng độ và đã được đưa đến bệnh viện.
Những người biểu tình ở Jakarta, được dẫn đầu bởi các thành viên của Mặt trân Những người bảo vệ đạo Hồi, còn cố gắng chiếm một xe cứu hỏa trước khi giải tán để tham gia buổi cầu nguyện trên đường phố. Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng vòi phun nước, đạn hơi cay và bắn chỉ thiên để trấn áp. Một số kẻ gây rối cũng bị bắt. Sứ quán Mỹ ở Jakarta đã ra cảnh báo khẩn cấp đối với các công dân Mỹ tại Indonesia.
Tại Philippines, khoảng 3.000 người Hồi giáo đã đổ ra đường bày tỏ sự giận dữ đối với bộ phim phỉ báng đấng tiên tri Mohammed. Nhóm người biểu tình ở thành phố phía nam Marawi đã tập trung tại một quảng trường công cộng, giẫm đạp lên quốc kỳ Mỹ và Israel rồi châm lửa đốt.
Giới chức cảnh sát Philippines cho biết an ninh đã được tăng cường tại các sứ quán nước ngoài, thậm chí tại các khu nhà ở dành cho binh sỹ Mỹ đồn trú ở miền nam Philippines, để đề phòng xảy ra các vụ tấn công.
Người biểu tình chống Mỹ ở thành phố Marawi, Philippines. Ảnh: AFP
Tại Afghanistan, cuộc biểu tình bị biến thành bạo lực khi hàng trăm người ném đá vào một căn cứ của Mỹ ở thủ đô Kabul, lật đổ các xe hơi, gây tắc nghẽn giao thông và hô to các khẩu hiệu chống nước Mỹ. Cảnh sát đã bắn chỉ thiên để trấn áp đám đông 800 người và ngăn họ xông vào các tòa nhà chính phủ. Hơn 20 cảnh sát bị thương nhẹ, chủ yếu do bị ném đá.
Đến cuối ngày, cuộc biểu tình mở rộng ra nhiều thành phố khác của Afghanistan. Những người biểu tình tuyên bố họ sẽ còn tiếp tục biểu tình cho đến khi kẻ làm ra bộ phim phỉ báng đạo Hồi bị xét xử.
Các đại sứ quán Mỹ trở thành mục tiêu tấn công và vây hãm của những người biểu tình ở nhiều nước liên quan đến bộ phim có nội dung xúc phạm Hồi giáo được tung lên mạng. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng sau khi đại sứ Mỹ tại Libya, ông Christopher Stevens, cùng ba nhân viên ngoại giao đồng hương, thiệt mạng tại lãnh sự quán ở thành phố Benghazi.
Kể từ khi bùng phát vào hôm 11/9, làn sóng biểu tình chống Mỹ đã lan rộng tại 20 nước, làm hàng chục người thiệt mạng và bị thương. Người phát ngôn của trang chia sẻ video Youtube cho biết đã hạn chế truy cập vào các clip của bộ phim trên từ hôm 16/9.
Theo VNE
Tàu sân bay Mỹ áp sát Iran Vị trí tàu sân bay USS Eisenhower của Mỹ hôm 19/9 được xác định nằm cách bờ biển quốc gia Hồi giáo chỉ khoảng 80km. Tàu sân bay Mỹ Giới phân tích quân sự cho rằng động thái này chính là lời cảnh báo thẳng thừng của Mỹ gửi đến Iran: 'Đừng lên tiếng đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz'. Trước đó,...