Người Hà Nội ngạc nhiên khi Cảnh sát cơ động tuần tra ban ngày
Bị Cảnh sát cơ động dừng xe để kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, nhiều người dân tỏ ra ngạc nhiên, vì chưa từng thấy cảnh sát cơ động tuần tra ban ngày.
Bắt đầu từ hôm nay, 1/8, lực lượng CSCĐ Hà Nội đã đồng loạt triển khai kiểm tra xử lý vi phạm liên quan đến mũ bảo hiểm trên toàn thành phố vào ban ngày.
Việc tuần tra được thực hiện từ 6h30 đến 24h hàng ngày. Lực lượng CSCĐ tập trung xử lý người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy vi phạm quy định của pháp luật về mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Các lỗi dừng, đỗ sai quy định cũng bị CSCĐ kiểm tra, xử lý.
Hàng rong bị nhắc nhở, tránh gây ùn tắc giao thông.
Theo Thượng tá Nguyễn Ngọc Mẽ – Trung đoàn Trưởng Trung đoàn CSCĐ – pháp lệnh CSCĐ đã quy định rõ, lực lượng CSCĐ có quyền hạn xử lý vi phạm Luật Giao thông trong bất cứ thời gian, địa điểm nào được Giám đốc CATP Hà Nội cho phép.
Video đang HOT
Lực lượng CSCĐ kiểm tra hành chính người vi phạm giao thông như quá trình tuần tra, kiểm soát vào ban đêm. Ngày đầu tuần tra vào ban ngày, lực lượng CSCĐ chủ yếu nhắc nhở, nâng cao ý thức người dân.
Bị CSCĐ nhắc nhở, Vũ Văn Hiếu (quê Thái Nguyên; hiện trọ tại Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) tường trình, do nhà gần nên Hiếu thường không đội mũ ảo hiểm khi đi mua đồ.
Nhiều người dân tỏ ra bỡ ngỡ khi thấy CSCĐ tuần tra, xử lý vi phạm vào ban ngày.
Người phụ nữ này thậm chí còn không biết quy định phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện. Lực lượng CSCĐ phải giải thích, nhắc nhở người vi phạm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Theo Dân Trí
[Chùm ảnh] Ngày đầu ra quân xử lý vi phạm giao thông theo Nghị định 46
Nghị định 46 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2016. Theo Nghị định này thì CSGT có quyền ra quyết định xử phạt dưới 500 nghìn đồng đối với tổ chức và dưới 250 nghìn đồng đối với cá nhân "Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông" mà không cần lập biên bản.
Tại ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú, nhiều trường hợp bị xử phạt do lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
Nghị định 46/2016, hiệu lực từ ngày 1/8/2016; Điều 56 của Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012, hiệu lực ngày 1/7/2013; Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BCA, hiệu lực từ ngày 15/02/2016, CSGT xử phạt vi phạm không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp: Xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250 nghìn đồng đối với cá nhân, 500 nghìn đồng đối với tổ chức.
Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CGST phát biểu trong ngày ra quân xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 46/2016
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Đối với các trường hợp xử phạt "Không lập biên bản vi phạm hành chính" nêu trên thì CSGT phải "Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính" tại chỗ.
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250 nghìn đồng đối với cá nhân, 500 nghìn đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Hình ảnh ngày đầu ra quân của lực lượng CSGT Hà Nội:
Nhiều trường hợp xe máy điện không đội mũ bảo hiểm bị xử lý.
Quyết định xử phạt vi phạm giao thông.
Khá nhiều người bất ngờ với việc xử lý vi phạm mà không cần lập biên bản.
Nhiều trường hợp bị xử phạt vi phạm giao thông trong ngày ra quân.
Lực lượng Cảnh sát cơ động Công an Hà Nội tuần tra xử lý các trường hợp vi phạm giao thông từ 6h30 đến 21h cùng ngày.
Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm bị xử lý.
Theo PetroTimes
Hà Nội ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo quy định mới Ngoai canh sat giao thông, canh sat cơ đông cung đươc tăng cương tuân tra kiêm soat xư phat vi pham giao thông, đăc biêt vơi hanh vi không đôi mu bao hiêm theo quy đinh mơi co hiêu lưc tư 1/8. Theo Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8, có 183 hành vi vi phạm giao thông bị tăng mức xử...