Người góp công tạo ra vắcxin sởi từ chối tiêm chủng cho con trai
Được lấy tên đặt cho vắcxin sởi đầu tiên, David Edmonston (Mỹ) lại từ chối chích ngừa cho con trai vì nghe lời vợ.
Năm 1954, David Edmonston (Mỹ) 11 tuổi bị mắc bệnh sởi khi đang theo học một trường nội trú bên ngoài Boston. Vào thời điểm đó, gần như mọi đứa trẻ đều mắc sởi trước 15 tuổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ (CDC), mỗi năm nước này ghi nhận 3-4 triệu trường hợp sởi, trong đó 400 ca tử vong.
Ký ức của David về ca sởi của mình khá mờ nhạt. Tuy nhiên, ông nhớ rõ có một bác sĩ đến và hỏi ông có thể “giúp đỡ nhân loại” không.
Bác sĩ này đang nghiên cứu một loại vắcxin và muốn lấy mẫu máu cũng như dịch ngoáy họng của David. Cùng một số cậu bé mắc sởi khác, David gật đầu đồng ý.
Một thời gian sau, bác sĩ kia cùng đồng nghiệp quay lại với khuôn mặt rạng rỡ thông báo rằng mẫu bệnh của David chính là thứ họ cần để cách ly môi trường nuôi cấy virus, từ đó phát triển vắcxin sởi. Họ còn mời David ăn bít tết vào bữa tối nhưng cậu bé ngày đó đã từ chối.
Bác sĩ được David nhắc đến là nhà nghiên cứu của trường Harvard Thomas C. Peebles. Ngày gặp David, Thomas vừa tốt nghiệp đại học và làm việc cho bác sĩ nổi tiếng John F. Enders. Ông Enders là chủ nhân giải Nobel nhờ phát triển thành công vắcxin bại liệt bằng nuôi cấy mô.
Một cậu bé được tiêm vắcxin sởi ở Atlanta. Ảnh: Centers for Disease Control and Prevention.
Đội ngũ y tế lấy tên David Edmonston đặt cho vắcxin sởi, được gọi là chủng Edmonston. Chín năm sau, loại vắcxin này được chấp thuận đưa vào sử dụng và mang lại hiệu quả ngay lập tức.
Đến năm 1968, số ca mắc sởi tại Mỹ giảm xuống còn 22.231. Vắcxin cho sởi, quai bị, rubella cuối cùng được kết hợp trong một mũi gọi là MMR.
Năm 2000, bệnh sởi chính thức bị loại bỏ ở Mỹ.
Trưởng thành, David Edmonston làm khá nhiều nghề như vẽ phác thảo, giáo viên khoa học hay mở một công ty xây dựng. Ông kết hôn năm 1980 và có một con trai. Vợ chồng David khá băn khoăn về quyết định tiêm sởi cho con mình. Cuối cùng, họ lựa chọn không tiêm phòng cho cậu bé.
Video đang HOT
Vợ ông David mất năm 2002. Bà là một nhà giáo dục sức khỏe cộng đồng nhưng không ủng hộ tiêm vắcxin.
“Do vấn đề sức khỏe, tôi để vợ tự quyết định việc tiêm phòng”, David giải thích. “Bà ấy có nhiều thông tin hơn tôi và kiên quyết phản đối tiêm vắcxin”.
Ở tuổi 76, David hối hận vì không tiêm phòng cho con trai. Ảnh: Washington Post.
Không rõ sự phản đối của vợ David xuất phát từ đâu bởi công trình khoa học về mối liên hệ giữa vắcxin và tự kỷ hiện đến năm 1998 mới được công bố, sau đó nhanh chóng bị bác bỏ.
Nhớ lại quyết định không tiêm vắcxin cho con, David nay 76 tuổi hối hận: “Không tiêm chủng là sai, nhưng chúng tôi không cố ý”. Ông hiểu rằng sự liên quan giữa vắcxin với bệnh tự kỷ hoặc các vấn đề khác là hoàn toàn sai sự thật đồng thời người con trai 30 tuổi của mình đi tiêm phòng với hy vọng góp phần ngăn chặn dịch sởi đang lan rộng khắp thế giới.
Phương Dung
Theo Washington Post
Phải làm gì khi bị sốt?
Nếu hạ sốt không đúng hoặc xử lý sai cách còn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường đối với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng đó.
Sốt xảy ra khi nào?
Sốt là một dấu hiệu y khoa thông thường, đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người (nhiệt độ bình thường là 36,5 - 37,5 độ C).
Sốt thường là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài 2 đến 3 ngày. Ngoài ra, sốt còn có thể xảy ra do những bệnh không nhiễm trùng khác, do tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục, sau chích ngừa...
Cụ thể, sốt có thể là triệu chứng của một số bệnh như:
- Các bệnh truyền nhiễm: cúm, sốt rét, HIV...
- Các loại viêm khác: mụn, nhọt, trứng cá, áp xe...
- Mắc các bệnh tự miễn như: lupus đỏ, Sarcoidosisban, sarcoidosis...
- Cơ thể phản ứng với sự bất tương hợp giữa các nhóm máu.
- Bị ung thư.
- Các bệnh rối loạn tiêu hóa như: gút, porphyria...
- Truyền protein lạ vào cơ thể.
- Tiêm muối dưới da hay tiêm bắp gây ưu trương dẫn đến hủy hoại tổ chức và gây sốt.
- Mỡ dư thừa chèn vào trung khu thần kinh não bộ cũng có thể gây ra sốt.
Phải làm gì khi bị sốt?
Khi bắt đầu có biểu hiện sốt, cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân ngay để xử lý đúng cách:
- Để bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ phòng từ khoảng 25 đến 28 độ, mặc quần áo thoáng, liên tục thấm mồ hôi, chườm mát, uống nhiều nước.
- Sử dụng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt từ 39 độ trở lên. Việc mua và sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
- Cho bệnh nhân ăn uống bằng các loại thức ăn lỏng như cháo, súp, uống các loại nước hoa quả như cam, chanh.
- Cần đưa đến bệnh viện ngay trong các trường hợp sau:
Sốt trên 39 độ mà các biện pháp hạ sốt không có tác dụng.
Sốt rất cao, trên 41 độ C.
Sốt liên tục trên 2 ngày.
Sốt rét mà không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, tổn thương não, động kinh, suy tạng như suy gan, suy thận, suy tim... Vì thế, hãy biết cách xử lý đúng cách để tránh các hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn tham khảo (source): Cục Y tế dự phòng (vncdc.gov.vn).
Cách xóa vết sẹo do tiêm phòng thuở nhỏ Cánh tay trái em có vết sẹo lồi lớn ngay vị trí chích ngừa khi còn nhỏ. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị sẹo an toàn? Ảnh minh họa Vết sẹo khiến em tự ti, không dám mặc áo hay đầm ngắn tay. Xin bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị sẹo tại nhà cho thuận tiện. Vết sẹo này có...