Người giữ quỹ ghê gớm
Ai nấy hỉ hả sung sướng khi tôi phục vụ, nhưng khi tôi thu quỹ thì nảy ra muôn sắc thái. Tôi thấy mình cực nhọc như đi xin tiền.
Tôi là nhân viên mới nên được giao nhiệm vụ giữ quỹ phòng với lý do tôi đang ít việc. Thủ quỹ là tôi có nhiệm vụ mua đồ ăn bữa sáng, mua đồ uống lúc 3h chiều cho cả phòng, chi trả những món ăn chung, tiệc tùng của phòng.
Mỗi sáng đầu ngày, tôi lượn khắp các cung đường để mua đồ theo thực đơn các chị đặt rồi tay xách nách mang vào công sở. Bữa sáng của các chị được tôi bày, chia, mang tận bàn. Ai nấy hỉ hả sung sướng khi tôi phục vụ, nhưng lúc thu quỹ thì nảy ra muôn sắc thái. Tôi không tránh được cảm giác như đi xin tiền họ.
Theo quy định, ngày mọi người nhận lương cũng là ngày nộp quỹ, hoặc có khi đó là ngày phòng nhận thưởng đột xuất.
Phòng có 10 người, chỉ có 2 chị lớn tuổi mỉm cười đưa tiền. Trừ tôi, còn 7 người kia thì có đến mười lăm lý do trì hoãn. Rằng tháng này kẹt quá, tháng sau nộp bù. Rằng mới nộp học phí cho con nên hụt tiền chợ, mai mốt nộp sau. Và mai mốt thì… không chốt được là hôm nào.
Video đang HOT
Thủ quỹ có nhiệm vụ mua đồ ăn bữa sáng, mua đồ uống bữa xế cho cả phòng. Nguồn ảnh: Internet
Nợ một tháng sẽ có nợ hai, ba tháng. Hỏi đóng quỹ thì khất, nhưng các chị ăn uống vẫn rất nhiệt tình, không ngại đặt món ngon, món ưng ý. Có ngày tôi phải đi ba nơi mới mua được đủ món cho mọi người, lời cảm ơn đâu không thấy, chỉ thấy chê, nào là khẩu vị lạ ăn không quen, nào là xôi bắp chỗ này không ngon bằng chỗ kia, bánh cuốn đường X. nhiều chả hơn đường Y…
Khi tôi thông báo tiền quỹ sắp hết, các chị thản nhiên ngó lơ. Tôi chợt hiểu ra ánh mắt ái ngại của hai chị lớn tuổi khi tôi được giao nhiệm vụ “vác tù và” này. Rồi tôi nhanh chóng nhận ra, nếu mình quá hiền lành ở chốn công sở, mình sẽ rơi vào cảnh “ma cũ bắt nạt ma mới”.
Buổi sáng, trong khi những người nộp đủ tiền có cà phê, xôi xéo, xôi mặn, thì chỗ của mấy người chưa nộp quỹ trống không. Công ty ở tầng cao, ra vào quẹt thẻ. Đang giờ làm, chẳng ai dám bỏ ra ngoài, nên họ đành méo mặt nhịn đói. Bữa xế, người nộp quỹ được tôi mua trà chanh, trà đào, thì mấy người chậm tiền dùng tạm nước lọc ngoài hành lang.
Mấy vị có vẻ cay cú lắm nhưng cũng chỉ biết xì xào sau lưng. Nguồn ảnh: Internet
Tất nhiên là cũng có những gầm gừ, lườm nguýt kiểu “mấy đồng bạc mà làm quá”, “ sao ác vậy”. Tôi nghe thấy, bèn thủng thẳng: “Em là nhân viên mới. Lương thấp hơn mấy chị mà phải ứng tiền quỹ nên em đành làm quá thôi. Em chưa chồng con phải lo, nhưng em còn bố mẹ và anh em. Với lại em mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên cư xử còn bồng bột…”
Tưởng thế là xong một việc, nhưng chưa. Biết gần nhà chị Lan có quán bún xào rất ngon. Gần nhà chị Thủy có quán trà sữa mới mở… mọi người nhờ hai chị này mua giùm. Chị Lan, chị Thuỷ xách túi bự đến, mọi người nói tôi lấy quỹ trả và nháy nhau cười.
Tôi cũng… đổ lì, nói quỹ còn mấy chục ngàn đồng, không đủ, vậy thì ai ăn nấy trả, khi nào đóng đủ quỹ tính tiếp. Mấy chị có vẻ bực bội lắm, nhưng cũng chỉ xì xào sau lưng. Đến kỳ lĩnh lương tiếp, mọi người nộp quỹ cho tôi không thiếu một xu. Trong lúc các chị sôi nổi bàn tính mai ăn gì thì tôi đến từng người… chia quỹ, và trả lại “chức”. Ai làm thì làm và tôi sẽ không tham gia cái hội ăn sáng này nữa.
Giữ quỹ tôi không ngại, mua giùm đồ ăn tôi không ngại, nhưng tôi quá ngán những dây dưa. Một ngày biết bao việc phải làm, bao chuyện phải lo, đầu óc tôi đâu rảnh mà ngồi tính toán thức ăn, nước uống cho từng ấy con người.
Vợ và mẹ mâu thuẫn vì việc nuôi lợn
Tôi là nam, 33 tuổi. Mẹ tôi là trưởng thôn, ở nhà nấu rượu và chăn nuôi lợn. Cả nhà tôi ăn chung, sinh hoạt hàng ngày chủ yếu do vợ chồng lo.
Vợ tôi 30 tuổi, lấy nhau được 6 năm và có 2 bé gái; cháu lớn 4 tuổi, đang học mẫu giáo, cháu nhỏ 2 tuổi vẫn ở nhà. Vợ chồng đều ở vùng quê Hải Phòng, cách nhau gần chục cây số. Hiện tại chúng tôi ở với mẹ, bố mất từ lâu rồi. Hàng ngày tôi đi làm ca, vợ làm hành chính. Lúc rỗi tôi ở nhà trông con, còn lúc cả hai đi làm thì cháu ở nhà chơi với bà.
Chuyện là gần đây vợ yêu cầu bà không chăn nuôi lợn nữa vì lý do có mùi khó chịu. Bà vẫn muốn chăn nuôi tiếp vì nấu rượu tận dụng được bỗng để làm thức ăn cho lợn và làm kinh tế. Để hết mùi chuồng, bà có mua dung dịch vi sinh để khử mùi. Vợ cho rằng khử mùi là do hóa chất lấn át đi mùi hôi, thực ra phải chịu đựng cùng lúc hai mùi độc hại, càng nguy hiểm. Điều này tôi không rõ nên cũng tham khảo thông tin trên các website và giải thích với vợ về cơ chế khử mùi, thế nhưng vợ vẫn không tin.
Sau khi biết bà vẫn nuôi lợn, vợ khăn gói quả mướp lên nhà ngoại và đón đứa nhỏ 2 tuổi đi cùng. Quan điểm của tôi, vấn đề nuôi lợn làm kinh tế bị mùi thì để giải quyết khâu mùi đã có thuốc khử. Vợ vẫn không đồng ý thì tôi bàn với cô ấy thử nói với mẹ: "Con đi làm bận không trông cháu được, bà ở nhà trông cháu, không nuôi lợn nữa, mỗi tháng con gửi bà một triệu, tính ra cũng bằng tiền lãi bà nuôi lợn, nhà vừa sạch mà về kinh tế cũng giống như bà nuôi lợn thôi". Câu trả lời của vợ khiến tôi bất bất ngờ và cảm thấy bực mình: "Em không làm được, bà nấu rượu và làm trưởng thôn không thiếu tiền. Đưa tiền vậy khác gì mình bỏ tiền thuê trọ". Giờ tôi nên làm thế nào để giải quyết vấn đề?
Từ chối một cốc bia từ bạn người yêu, tôi không ngờ chuyện tình của mình lại lao đao đến thế Người yêu gọi tôi ra ngoài quán rồi nặng lời trách móc trong khi tôi chẳng làm sai điều gì. Kể ra cũng ngược đời, dù là đàn ông nhưng tôi lại thích uống nước ngọt hơn uống bia. Khi nào có tiệc tùng quan trọng hoặc bắt buộc phải uống bia thì tôi mới uống một lon. Và chỉ một lon, tôi...