Người giữ nét truyền thống cho giày thêu tay
Giày thêu tay từng là mặt hàng phổ biến để tặng người lớn tuổi vào dịp lễ, Tết. Hiện, Miru Wong giữ cho nghệ thuật truyền thống tồn tại ở Hong Kong với các thiết kế độc lạ.
Trên khắp thế giới, các nghề thủ công truyền thống đang dần biến mất vì sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa. Tại Hong Kong, Miru Wong Ka-lam đang nỗ lực hết mình để giữ cho nghệ thuật giày thêu tay tồn tại.
Cửa hàng của cô nằm ở quận Mong Kok là một trong số ít nơi bán giày thêu tay tồn tại sau sự dịch chuyển của ngành công nghiệp sang Trung Quốc, với chi phí lao động rẻ hơn và khả năng sản xuất hàng loạt.
Miru Wong tổ chức các buổi hội thảo hàng tuần cho những người muốn tìm hiểu nghệ thuật thêu tay đã biến mất trên giày. Ảnh: SCMP.
Để chia sẻ kỹ năng của mình, Miru Wong tổ chức các buổi hội thảo hàng tuần cho những người muốn học hỏi nghệ thuật thêu tay. Một trong những thiết kế mà sinh viên được học là tranh thêu hạt cúc vạn thọ và mặt trăng, theo truyền thống tượng trưng cho Tết Trung thu.
“Hoa cúc vạn thọ ở giữa tượng trưng cho trăng tròn trong Tết Trung thu, trong khi những con dơi lượn quanh hoa vạn thọ biểu thị sự may mắn. Có năm con dơi, bởi vì trong văn hóa Trung Quốc, năm phúc được coi là điều tốt lành. Thiết kế mày thường được thêu trên nền đen hoặc xanh lam”, Miru Wong giải thích.
“Khi các thành viên trong gia đình quây quần ăn tối ngày Tết Trung thu, họ sẽ trao tặng những món quà. Đôi dép thêu tay từng là món đồ phổ biến để tặng các thành viên lớn tuổi trong gia đình.
Video đang HOT
Mẫu dép thêu tay truyền thống với nhiều họa tiết và màu sắc khác nhau. Ảnh: SCMP.
Thật không may, may đo thủ công hiện nay ít phổ biến hơn. Khi ông bà tôi mở cửa hàng vào những năm 1950, có rất nhiều đơn đặt hàng dép thêu. Bây giờ, có vẻ người Hong Kong tập trung hơn vào việc mua bánh trung thu”, Miru Wong nói với SCMP.
Ở thời đại mà công nghệ chiếm đóng hầu hết thị trường sản xuất, việc tiếp cận với dép thêu bằng máy có giá thành rẻ trở nên dễ dàng. Đây là mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại của nghề thủ công truyền thống ở một trong những thành phố đắt đỏ của thế giới.
Tuy nhiên, Miru Wong tin rằng dép làm thủ công và thêu tay có chất lượng tốt hơn so với các loại dép được sản xuất hàng loạt. Cô nói: “Dép làm bằng máy có cảm giác khác với dép làm bằng tay. Sản xuất từ máy tạo ra chất liệu quá mềm và lỏng lẻo, khiến người diện không thoải mái”.
Mặc dù công nghệ phát triển và nhiều đôi giày có thể sản xuất hàng loạt nhanh chóng, việc thêu tay vẫn có nhiều ý nghĩa hơn. Ảnh: Hk01.
Một yếu tố tạo nên sự khác biệt cho những đôi dép đi trong nhà của cửa hàng Sindart là sự đa dạng về kiểu dáng.
“Người ông quá cố của tôi – Wong Tat-wing – thành lập Sindart vào năm 1958 trong cửa hàng nhỏ dưới cầu thang. Sự sáng tạo của ông đã tạo ra các thiết kế thêu mang cá tính riêng vào những năm 1950″, Miru Wong chia sẻ.
Cô mong muốn làm sống lại truyền thống thêu tay bằng cách thêm các yếu tố hiện đại và sản xuất giày dép phù hợp để sử dụng hàng ngày.
“Điều này bao gồm việc áp dụng thêu tay không chỉ cho giày, dép dùng trong nhà mà còn có giày cao gót và thậm chí cả dép xỏ ngón. Tôi mong những kinh nghiệm của mình có thể lưu giữ và phát triển thêm cho truyền thống giày dép thêu”, Miru Wong nói.
Miru Wong và gia tài giày thêu của cô. Ảnh: Elle.
Gen Z tuổi 16 kết nối nghệ thuật truyền thống Việt
Hiện 16 tuổi nhưng Thư đang là học sinh lớp 12 do thành tích học tập xuất sắc và được vượt hai lớp.
Bạn Trương Hoàng Anh Thư - Ảnh: T.HOÀNG
Hai năm trước, Trương Hoàng Anh Thư (du học sinh tại bang Oregon, Mỹ) từng hoang mang vì cuộc sống xa nhà hoàn toàn đảo lộn bởi COVID-19. Nhưng sau đó cô đã nỗ lực biến nguy thành cơ với một dự án vô cùng táo bạo với độ tuổi của mình lúc đó.
"Tôi dùng từ hoảng loạn là vì nỗi sợ bị ngắt đi sợi dây kết nối những gì thân thuộc, nhất là khi việc đi lại giữa Mỹ - Việt Nam rất khó khăn. Nhưng có lẽ cũng chính điều đó trở thành cơ hội, khiến tôi quan tâm hơn những điều hay, nét đẹp của quê hương.
Rồi tôi nhận ra trong thời đại công nghệ, chúng ta có vô vàn cách thức kết nối mọi người, tạo những thay đổi nhất định trong nhận thức và hoàn thiện kỹ năng bản thân mà không cần thông qua tương tác trực tiếp", Anh Thư chia sẻ về khởi nguồn ý tưởng NÉT Project, nơi gắn kết những tâm hồn yêu nghệ thuật cổ điển nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung qua mạng xã hội.
Sau khoảng thời gian đủ dài dành cho việc chuẩn bị, dự án NÉT ra đời vào đầu hè 2021 khi Anh Thư tạm xong bài vở trên trường. Vượt xa kỳ vọng ban đầu của ban sáng lập, dự án thu hút đến 9.500 người theo dõi trên Facebook chỉ sau ba tháng hoạt động, mỗi dòng trạng thái đều có hàng trăm lượt thích và chia sẻ...
Thông qua fanpage, các bạn trẻ trong nước và quốc tế có cơ hội tìm về dòng tranh dân gian, nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử được thể hiện song ngữ Việt - Anh.
Gần đây nhất, dự án đã tổ chức thành công cuộc thi "HỌA 2021 - Nét Việt đất Việt". Cuộc thi giúp giới trẻ tìm về những ký ức đẹp nhất của bản thân với nét văn hóa, nghệ thuật hội họa truyền thống.
"Tôi tin rằng những kết quả đó đến từ sự chăm chỉ, có trách nhiệm của từng thành viên trong dự án. Chúng tôi hiện có khoảng 80 thành viên chủ chốt và đây cũng là một con số vượt sức tưởng tượng thời gian chúng tôi nhận đơn ứng tuyển gửi về. Đó là một minh chứng giới trẻ chưa bao giờ quay lưng với nghệ thuật nguồn cội", Anh Thư chia sẻ.
Dẫu vậy, hành trình đó không trải hoa hồng. Do hầu hết các thành viên trong dự án đều đang trong độ tuổi đi học, thời gian dành cho dự án khá eo hẹp. Là người điều phối chính nhưng Anh Thư lại nằm trong nhóm những bạn nhỏ tuổi nhất.
"Thời gian đầu, mọi thứ không dễ dàng vì văn hóa Á Đông khiến mọi thứ thường được nhìn nhận "người lớn hơn luôn đúng hơn". Nhưng may mắn là các anh chị trong nhóm luôn rất cầu thị và không ngừng tìm tòi, hướng đến lợi ích chung nên hầu hết các vấn đề đều được giải quyết thẳng thắn, thấu đáo. Chúng tôi phân chia rất rõ đầu việc cho từng ban riêng biệt để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất", Anh Thư cho biết.
Một "bật mí" nho nhỏ từ Anh Thư là việc tạo dựng, tham gia các dự án cộng đồng cũng chính là giải pháp hiệu quả để các Gen Z như bạn thoát khỏi sự cám dỗ của công nghệ.
"Tôi từng dành hơn 10 tiếng mỗi ngày để lướt mạng, nhất là khoảng thời gian đầu mới qua Mỹ. May mắn là tôi kịp nhận ra sự lãng phí đó và cân đối, dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Hiện tôi đọc sách nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn cho người thân và các hoạt động cộng đồng như NÉT... Mỗi buổi sáng thức dậy theo đó trở nên đầy háo hức, ý nghĩa hơn", bạn đúc kết.
Hiện 16 tuổi nhưng Thư đang là học sinh lớp 12 do thành tích học tập xuất sắc và được vượt hai lớp. Cô mong muốn đạt học bổng một trường đại học tốt chuyên ngành thiết kế đồ họa hoặc quản trị kinh doanh, ước mơ 5 năm sau có những cống hiến nhất định cho văn hóa nghệ thuật trong nước.
Những đôi giày thêu sặc sỡ của người Xạ Phang Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề thêu giầy Xạ Phang của tỉnh Điện Biên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề thêu giầy thủ công truyền thống của phụ nữ Xạ Phang được công nhân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: TTXVN) Những đôi giày thêu truyền thống...