Người gieo con chữ phía sau song sắt
…Khi biết đọc, biết viết thì ngay trong tiếng chào của họ đối với mình cũng không còn là tiếng chào khô khốc giữa quản giáo và phạm nhân mà là âm thanh giao tiếp của tình người…
“Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy” – Là câu danh ngôn thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn của học sinh đối với những người thày khơi nguồn tri thức đã có từ bao đời nay.
Ngoài xã hội, đối với người thầy giáo bình thường và những học sinh bình thường đạo lý này luôn được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, ở một nơi có thể coi là “bất bình thường” như trại giam thì sẽ thật sai lầm khi đánh giá tình thầy – trò không hiện hữu ở nơi đây.
Hăng hái và đầy nhiệt huyết là những mỹ từ không quá để nói về Đại úy Phan Quốc Hưng, cán bộ Phòng Giáo dục và Hồ sơ Trại giam số 3 (Bộ Công an), người đang trực tiếp reo những con chữ phía sau song sắt đến với nhiều phạm nhân.
“Thực sự đó là những lớp học “khác thường”, vì học sinh không phải là trẻ em và cũng không phải có sẵn trường, lớp để phục vụ việc giảng dạy. Muốn có lớp học phải chuẩn bị hội trường. Muốn có học sinh phải vận động phạm nhân. Và muốn có sách vở phải kết hợp với Sở Giáo dục của huyện…nói chung tất cả đều phải tự thân vận động” – Đại úy Phan Quốc Hưng mộc mạc chia sẻ.
Khu vực nhà văn hóa dành cho các phạm nhân có thể đọc sách, báo tiếp cận với nguồn tri thức
Những vấn đề về hội trường, nguồn sách vở thì không khó để có thể đáp ứng được cho phạm nhân, nhưng khó khăn và vất vả nhất vẫn nằm ở công tác đả thông tư tưởng, làm sao để phạm nhân chấp nhận đi học chữ.
“Không phải ai cũng muốn mình biết đọc, biết viết đó là tâm lý chung của phần lớn phạm nhân khi được vận động đi học chữ. Lý do là bởi họ đã lớn tuổi, họ cảm thấy xấu hổ khi được thầy, cô giáo cầm tay uốn nắn từng nét chữ” – Đại úy Hưng tâm sự.
Không thích học thì phạm nhân sẽ nghĩ ra đủ chiêu trò để bỏ lớp. Cá biệt đã có trường hợp phạm nhân mếu máo xin quản giáo “cho” đi lao động vì không thể “nhét” được chữ vào đầu.
Trái ngược với số ít phạm nhân từ chối việc học chữ là đa phần những con người cảm thấy trân quý khoảng thời gian này, vì nếu họ còn ở ngoài xã hội còn chạy theo tiếng gọi của tội ác thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ viết nổi đến ngay chính họ tên của mình.
Video đang HOT
“Khi phạm nhân biết đọc, biết viết thì ngay cả trong tiếng chào của họ đối với mình cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt. Đó không còn là tiếng chào khô khốc giữa quản giáo và phạm nhân mà là âm thanh giao tiếp của tình người” – Đại úy Hưng xúc động.
Khi biết chữ, nhiều phạm nhân có thể tự viết thư về cho gia đình, bạn bè
“Trước ngày cưới của tôi, một phạm nhân biết tin nên khi có cơ hội gặp mặt đã năn nỉ hỏi tôi về kích thước của tấm ảnh cưới. Khi tôi hỏi, hỏi để làm gì thì phạm nhân nhất quyết không nói. Sau đó vài ngày, phạm nhân đã tặng tôi 1 khung ảnh cưới làm từ rễ cây. Thực sự tôi không ngờ sẽ nhận được một món quà ý nghĩa đến như vậy. Và thật đặc biệt khi phạm nhân này chính là một trong những phạm nhân được tôi dạy chữ” – Đại úy Hưng chia sẻ.Kỷ niệm đẹp nhất với Đại úy Hưng từ khi làm công việc dạy chữ cho phạm nhân đó chính là một món quà mà anh bất ngờ nhận được trước ngày cưới của mình. Một món quà mà đến tận bây giờ anh vẫn trân trọng và nâng niu, có thể món quà đó không đáng giá về vật chất nhưng chắc chắn là món quà mà bất cứ ai cũng mong muốn được nhận 1 lần trong đời.
Một trường hợp khác cũng gây được ấn tượng mạnh với Đại úy Phan Quốc Hưng là trường hợp của phạm nhân Hờ Bá Lự (trú tại bản Tiền Tiền Tiêu, Nặm Căn, Kỳ Sơn, Nghệ An). Phạm nhân Lự nhập trại với bản án chung thân do buôn bán ma túy. Lự đã học đến lớp 5 nhưng sau đó đã bị tái mù chữ do thời gian bươn trải với cuộc sống ngoài xã hội. Phạm nhân Hờ Bá Lự không biết viết, biết đọc nhưng lại có thể nói khá thành thạo ngoại ngữ để phục vụ cho việc buôn bán ma túy trước đó.
Phạm nhân Hờ Bá Lự đã có thể đọc được sách và viết được chữ trở lại
Khi trại giam số 3 thực hiện cuộc vận động phạm nhân viết thư “Gửi lời xin lỗi”, cũng là lúc Đại úy Hưng đã trang bị cho Lự một số vốn liếng cơ bản về chữ viết. “Lá thư của Lự viết ra tuy con chữ còn nguệch ngoạc, ý tứ còn chưa ăn khớp nhưng ẩn sâu trong đó là sự hối cải của phạm nhân gửi về cho gia đình mình” – Đại úy Hưng cho biết.
Khi phạm nhân biết đọc, biết viết họ sẽ được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hữu ích. Và đó cũng là cơ hội để chính những con người ấy được trực tiếp chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình với người thân qua lời hỏi han, qua trang thư… Phạm nhân cũng sẽ hiểu ra được chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước luôn rộng mở đối với những người biết quay đầu về nẻo thiện.
“Mang trên mình màu áo người chiến sĩ công an, bản thân lại trực tiếp giảng dạy lớp xóa mù chữ cho phạm nhân, bên cạnh việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thì bản thân tôi luôn cảm thấy tự hào với công việc của mình. Được đóng góp chút công sức nhỏ bé trong công tác cảm hóa, giáo dục phạm nhân là điều mà bất cứ cán bộ nào trong lực lượng thi hành án và hỗ trợ tư pháp đều sẵn sàng” – Đại úy Phan Quốc Hưng bùi ngùi chia sẻ.
Đại úy Phan Quốc Hưng bên trang giáo án
Những người cán bộ trại giam luôn mang trong mình trọng trách làm cho phạm nhân cảm thấy họ được sống trong 1 môi trường chan hòa tình yêu thương, nhưng đôi khi chính các anh lại không có được điều giản dị đó.Tình cảm dành cho gia đình và bạn bè hầu như phải gác qua một bên nhường chỗ cho công việc.
Mỗi khi lần giở trang giáo án do chính tay mình biên soạn, dường như Đại úy Phan Quốc Hưng lại có thêm động lực phấn đấu cho bản thân. Bởi anh hiểu, muốn thắp lên niềm tin hướng thiện cho hàng ngàn phạm nhân trước khi trở về với cộng đồng thì những thày giáo, cô giáo mang quân hàm đỏ luôn phải sẵn sàng hi sinh vì tương lai của những phận người lầm lỗi…
Theo VOV Giao thông
Nguyên đại úy CSGT bắn chết sếp: Giấu súng dưới gối vì... sợ ma
14 giờ chiều nay (19.6), TAND tỉnh Đồng Nai mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử Ngô Văn Vinh - nguyên đại úy, chiến sĩ Trạm CSGT Suối Tre (Công an Đồng Nai) với tội danh Giết người.
Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, phiên tòa đã tạm hoãn do vắng mặt nhân chứng Trương Thành Chí (còn gọi Trúc), người đã gây ra vụ ẩu đả tại quán karaoke, dẫn đến việc Ngô Văn Vinh (nguyên đại úy, chiến sĩ Trạm CSGT Suối Tre, Đồng Nai) nổ súng, bắn chết trạm phó là thiếu tá Trần Ngọc Sơn.
Nhân chứng Trương Thành Chí đang bị Công an TX. Long Khánh tạm giam để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích cho bị cáo Vinh cũng được dẫn giải đến tòa vào đầu giờ chiều 19.6 theo lệnh trích xuất bị can.
Nhân chứng Trương Thành Chí được lực lượng cảnh sát dẫn giải đến tòa chiều 19.6
Tóm tắt cáo trạng mới nhất được công bố tại phiên xét xử chiều nay cho biết: Khoảng 13 giờ ngày 22.9.2013, thiếu tá Sơn rủ bạn, trong đó có Chí (ngụ TP. Biên Hòa) đi nhậu. Sau đó, nhóm người này đến hát tại quán karaoke H.L. (cũng ở trung tâm TX Long Khánh).
Thấy ông Sơn vào quán, Vinh (đang hát tại phòng kế bên) liền qua giao lưu. Tại đây, Vinh và Chí xảy ra gây gổ, Chí đã dùng ly bia đập mạnh vào mặt Vinh. Vụ việc được những người có mặt can ra.
Sau đó, Vinh về trạm, chuẩn bị súng giấu dưới gối chờ ông Sơn về.
Khoảng 17 giờ chiều cùng ngày, khi ông Sơn về đến trạm thì xảy ra xô xát với Vinh. Vinh nổ súng làm ông Sơn tử vong.
Qua điều tra, xác định thương tật 40% của Vinh là do Chí và một số người khác gây ra nên cơ quan chức năng đã tách ra 1 vụ án riêng. Hành vi này của Chí thuộc thẩm quyền của Công an TX. Long Khánh nên CQĐT Công an Đồng Nai đã chuyển vụ việc cho Công an TX. Long Khánh xử lý.
Ngày 22.4.2015, Công an TX. Long Khánh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Chí để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Bị cáo Vinh (áo trắng) trước vành móng ngựa
Tại phần xét hỏi, sau khi HĐXX làm xong các thủ tục quy định, bị cáo Vinh đã thừa nhận vụ việc xảy ra như cáo trạng đã nêu. Tuy nhiên, Vinh phủ nhận việc chuẩn bị súng để chờ ông Sơn về giải quyết mâu thuẫn. Về việc giấu súng K59 dưới gối, Vinh khai là do sợ ma nên Vinh giấu súng tại đó cho dễ ngủ.
Cũng tại phiên xét hỏi, Vinh đã tỏ ra ân hận vì đã gây ra cái chết cho cấp trên.
Trong khi đó, theo nhân chứng Chí, do Vinh cầm ly bia qua mời nhưng không uống hết và gọi anh của Chí là "thằng" nên Chí đã tạt ly bia vào mặt Vinh, sau đó mới dùng ly thùy tinh đánh vào sống mũi Vinh.
Trong khi đó, nhân chứng Trương Ngọc Lâm (lái xe cho ông Sơn) thì cho rằng Vinh đã chĩa súng về phía ông yêu cầu ông gọi ông Sơn về bằng được. Ngoài ra, ông Lâm cũng khai, khi ông Sơn về, ông đã can ngăn, không cho ông Sơn lên gặp Vinh nhưng bất thành. Gặp Vinh, ông Sơn đã đánh Vinh nên vụ việc đáng tiếc mới xảy ra.
Hơn 17 giờ cùng ngày, chủ tọa Trần Thanh Tùng tuyên tạm ngưng phiên xét xử do hết giờ làm việc. Phiên xét xử sẽ tiếp tục vào lúc 8 giờ ngày 22.6 tới.
Theo_Dân việt
Lại hoãn phiên xử vụ phó trạm CSGT Suối Tre bị bắn chết Dù tòa đã có văn bản yêu cầu trích xuất nhân chứng chủ chốt có mặt nhưng công an Đồng Nai vẫn không thực hiện khiến phiên xử nguyên đại úy CSGT Suối Tre phải hoãn lần thứ 2. 8h, bị cáo Ngô Văn Vinh được đưa đến tòa. Vẫn trang phục áo sơ mi ngắn tay, quần tây đen, nguyên đại úy...