Người giàu Myanmar và “cơn khát” được tiêu tiền
Khi Myanmar mở cửa cho đầu tư nước ngoài, cũng là lúc tầng lớp siêu giàu đầu tiên được hình thành. Không gì có thể ngăn cản việc họ thể hiện sự giàu có, trong khi có khá nhiều “đại gia” nắm bắt và đón đầu để phục vụ trào lưu này.
Ivan Pun và Carl Moe Myint, những doanh nhân trẻ đầy tham vọng của Myanmar
Dịch vụ dành cho giới thượng lưu
Robert Patrick, một kiến trúc sư 67 tuổi người Pháp đã sống ở Yangon hơn 20 năm tâm sự rằng tháng 4 vừa rồi, ông có đưa một gia đình người Myanmar giàu có sang châu Âu tham quan. Robert sắp xếp để đưa khách đến bảo tàng Louvre ở Paris trong thời gian sớm nhất nhưng doanh nhân này không mấy quan tâm. “Một tuần ở London, Rome và Paris, tất cả mọi thứ chỉ thấy mua và mua, đủ thương hiệu Chanel, Louis Vuitton hay Hermès…”, ông nói.
Tại cầu cảng Wardan, thành phố Yangon, khu Transit Shed 1 (TS1) mới khai trương dường như khác biệt hẳn với vẻ cũ kỹ của khu phố xung quanh. Đây là khu trưng bày – bán lẻ những mặt hàng cao cấp mà chủ nhân của nó là Ivan Pun, 29 tuổi, từng theo học Đại học Oxford, con trai út của một trong những người giàu nhất Myanmar – ông Serge Pun – trùm bất động sản và ngân hàng với khối tài sản 600 triệu USD.
Giá cả những món đồ sang trọng, sành điệu ở đây đôi khi làm nhiều người phải giật mình, ví như, một chiếc ghế dài làm bằng gỗ tếch từ bang Shan của Myanmar được bán với giá 2.500 USD. Quần áo và quà tặng mang thương hiệu TS1 đều do Ivan Pun đích thân chọn lựa.
“Chúng tôi muốn thử xem người Myanmar đã sẵn sàng cho những thứ như thế này chưa”, Ivan Pun nói. “Không phải là quá sớm để bắt đầu nghĩ về điều này. Thu nhập ngày càng tăng, sự giàu có tăng lên, không biết quá trình này mất bao lâu nhưng nó sẽ xảy ra”.
Video đang HOT
Ở một lĩnh vực khác, Carl Moe Myint, cũng mới 29 tuổi phụ trách câu lạc bộ thuyền buồm Yangon phục vụ cho giới thượng lưu và người nước ngoài ở Myanmar với số thành viên tăng 30% trong năm ngoái. Cha của Moe Myint, Michael Moe Myint là chủ hãng MPRL E & P – công ty dịch vụ dầu khí tư nhân lớn nhất Myanmar. Trong số 20 hồ sơ dự thầu thăm dò vùng biển ngoài khơi Myanmar vào đầu năm nay, công ty của Moe Myint “cha” là đối tác trong 4 dự án.
Tốt nghiệp ngành kinh tế của Đại học Mỏ Colorado, Mỹ năm 2008, Carl Moe Myint đang thực hiện một dự án quy mô rất lớn là biến thị trấn ven biển hoang sơ Ngwe Saung, cách câu lạc bộ thuyền buồm 4 giờ xe chạy thành một trung tâm thuyền buồm quốc tế. Toàn bộ vốn đầu tư khoảng 17 triệu USD từ gia đình Moe Myint. Đó sẽ là khu nghỉ dưỡng nhìn ra đại dương, trung tâm du thuyền, câu lạc bộ đêm ở giữa một vùng quê mà nhiều người dân hiện sống trong căn nhà gỗ nhỏ và chỉ được cấp điện vài tiếng mỗi ngày. “Tiền không phải là vấn đề, chúng tôi làm điều này là vì môn thể thao đua thuyền”, “thiếu gia” có phát âm chuẩn giọng Mỹ khẳng định.
Ảnh hưởng của “chủ nghĩa tiêu thụ”
Năm 2011, chính quyền dân sự Myanmar đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài, nhiều nước phương Tây đã dỡ bỏ trừng phạt kinh tế với nước này, hệ quả là Myanmar bắt đầu chủ nghĩa tiêu thụ kiểu phương Tây. Trào lưu mua sắm đó không gì có thể ngăn cản họ, cho dù thu nhập bình quân đầu người chỉ 1.700 USD/năm so với 62.400 USD tại Singapore hoặc 52.800 USD tại Mỹ, theo CIA World Factbook.
Bị chia cách với thế giới bên ngoài quá lâu, đất nước Myanmar đang bước theo con đường mở cửa giống như Nga, Việt Nam và Trung Quốc trước đây. Cải cách kinh tế tạo ra những cơ hội lớn khi giấy phép hoạt động, kinh doanh được cấp cho đủ mọi lĩnh vực từ ngân hàng, thăm dò dầu mỏ và khí đốt cho đến mạng điện thoại di động. Quá trình này đã sinh ra thế hệ triệu phú và tỷ phú đầu tiên. Wealth-X, một công ty tư vấn chuyên về theo dõi những người giàu có cho biết, hiện nay Myanmar mới có khoảng 40 cá nhân được coi là cực giàu, với tài sản từ 30 triệu USD trở lên nhưng trong 10 năm tới, con số này sẽ tăng 7 lần – tốc độ cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Ở đây, dấu hiệu “bùng nổ tiền” đã xuất hiện. Sau nhiều năm cấm nhập xe nước ngoài, Chính phủ Myanmar đã nới lỏng hạn chế. Vì thế, không hiếm các cửa hàng trưng bày dòng xe hạng sang là những chiếc Rolls Royce hay xe thể thao Jaguar. Trên đường phố, người ta cũng bắt gặp những siêu xe như Ferrari, Bentley, Porsche hay Bugatti Veyron. Trong khi đó, giá bất động sản tại Yangon, thành phố thương mại của Myanmar, đang tăng vọt. Một ngôi nhà hai tầng, bốn phòng ngủ khiêm tốn trong khu Golden Valley có giá thuê 10.000 USD/tháng.
“Trong các cuộc tụ họp đông, đặc biệt đám cưới bạn sẽ nhìn thấy cả hàng xe Ferrari hay BMW bên ngoài, giờ mọi người đã không ngại thể hiện”, Ivan Pun nói. Còn Cheery Zahau – một nhà hoạt động dân chủ từ bang Chin của Myanmar nhận xét: “Tất cả của chìm của nổi của thiên hạ đã được bày ra”. Ông này lập luận, những người giàu có đang ganh đua nhau, người này mua Ferrari thì người kia không kém cạnh phải “chơi” Bentley, nhà hàng xóm 5 tầng thì mình phải xây cao hơn, ít nhất là 6 tầng. “Chúng tôi không cần Ngân hàng Thế giới hoặc IMF, chỉ cần những người rất, rất giàu không tiêu tiền một cách phung phí”, vị này nói.
Theo Yến Chi/ Wall Street Journal
An ninh Thủ đô
Báo Pháp: Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt
Kinh tế phát triển vượt bậc đã khiến vị thế của Trung Quốc ngày càng mạnh trên thế giới nhưng cách hành xử hai mặt của nước này khiến Bắc Kinh không xứng đáng với vị thế đang lên đó, tờ Le Monde của Pháp nhận định trong bài viết gần đây.
Trung Quốc phát triển về kinh tế nhưng lại gây quan ngại lớn về chính trị và ngoại giao.
Theo tờ Le Monde, bộ mặt thứ nhất của Trung Quốc là cho thế giới thấy rằng quốc gia này đã trở thành "một nhân tố quan trọng" trên các hồ sơ nổi cộm của thế giới, vươn lên so kè với Mỹ.
Cách đây 45 năm, Liên Xô và Trung Quốc là kẻ thủ của nhau, còn Mỹ là nước ở giữa. Khi đó, Mỹ đã đề nghị Liên Xô từ bỏ dự định sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc đã "đảo ngược thế cờ" khi đổi vai trở thành quốc gia có khả năng làm trung gian hòa giải cho Mỹ và Nga.
Vị thế hòa giải đó của Bắc Kinh còn được thể hiện qua thỏa thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã ký với Mỹ, bởi ai cũng biết một thỏa thuận môi trường toàn cầu sẽ không thể có được nếu thiếu sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc, hai "ống khói" lớn nhất của thế giới.
Thế nhưng, ngược lại với bộ mặt tốt đẹp trên, tờ Le Monde cho rằng Trung Quốc cũng đang thể hiện một chính sách ngoại giao khác mang bản chất cứng rắn và hiếu chiến.
"Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã cho thấy nước này "lời nói không đi đôi với việc làm", tức là hành động cụ thể chưa tương xứng với vị thế đang lên trên trường quốc tế", tờ báo viết.
"Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các quốc gia ven biển Hoa Đông và Biển Đông", bài báo nêu dẫn chứng cho nhận định trên.
Cũng theo bài viết, Trung Quốc đã không chấp nhận ra Tòa án Công lý quốc tế vì "ỷ mạnh", muốn giải quyết tranh chấp trong "sân nhà", muốn đàm phán tay đôi với các nước nhỏ hơn và muốn khẳng định vị thế là "cường quốc số một châu Á".
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thái độ thiếu hội nhập quốc tế trong hồ sơ tài chính và tiền tệ khi cố tình thao túng đồng nội tệ theo hướng có lợi cho nền kinh tế trong nước. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh ký kết hiệp định thanh toán trực tiếp bằng đồng nội tệ với các nước, đồng thời lập các quỹ và Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để đối trọng với thể chế tài chính khu vực và quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
"Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là chính sách hai mặt. Trung Quốc vừa lớn tiếng tuyên bố hội nhập quốc tế, trong khi bản thân vẫn là một cường quốc kiêu căng chỉ biết có mình", tờ Le Monde kết luận.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Báo Pháp: Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt Kinh tế phát triển vượt bậc đã khiến vị thế của Trung Quốc ngày càng mạnh trên thế giới nhưng cách hành xử hai mặt của nước này khiến Bắc Kinh không xứng đáng với vị thế đang lên đó, tờ Le Monde của Pháp nhận định trong bài viết gần đây. Trung Quốc phát triển về kinh tế nhưng lại gây quan...