Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Gãy xương khớp háng ở người cao tuổi gây nguy hiểm bởi những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt tăng cao ở những người có bệnh lý đi kèm.
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào?
Theo số liệu thống kê năm 2010 của Bệnh viện NHDS (National Hospital Discharge Survey) tại Mỹ, 80% gãy xương vùng khớp háng gặp ở người trên 65 tuổi, trong đó 72% là nữ giới.
PGS.TS Dương Đình Toàn, phó Trưởng khoa Khám xương và điều trị ngoại trú, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết gãy xương vùng khớp háng không chỉ gây hạn chế khả năng vận động mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh vì họ phải trải qua các quá trình điều trị như bất động, phẫu thuật, nằm viện, tập phục hồi chức năng,…
“Khi bị gãy xương vùng khớp háng, hàng ngày người bệnh phải cần đến sự trợ giúp chăm sóc từ người khác, quá trình này có thể kéo dài hàng năm, tạo tâm lý phiền phức cho người già. Hơn thế nữa, gãy xương vùng khớp háng nếu điều trị không kịp thời, không đúng phương pháp dễ dẫn đến các biến chứng như loét tỳ đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, tắc mạch chi, tắc mạch phổi, cuối cùng là tử vong” – PGS.TS Dương Đình Toàn nói.
PGS.TS Dương Đình Toàn, phó Trưởng khoa Khám xương và điều trị ngoại trú, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chỉ cách phòng ngừa gãy xương khớp háng ở người cao tuổi (Ảnh: BSCC)
Nguyên nhân gãy xương vùng khớp háng
Phần lớn gãy xương vùng khớp háng xảy ra trên nền loãng xương ở người cao tuổi, sau một chấn thương vào vùng háng. Cơ chế thường thấy là ngã ngồi đập mông xuống nền cứng (nền nhà, cầu thang, nhà vệ sinh). Loãng xương là yếu tố thuận lợi, làm cho thành xương mỏng, xương mềm, giảm khả năng chịu lực, dễ gãy, đặc biệt xương vùng khớp háng.
Các yếu tố nguy cơ
PGS.TS Dương Đình Toàn chỉ ra yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến gãy xương vùng khớp háng, gồm hai nhóm: nhóm liên quan đến tình trạng loãng xương và nhóm các bệnh lý dễ té ngã.
Nhóm loãng xương
Tuổi: tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng tăng.
Giới: nữ giới có tỷ lệ loãng xương cao hơn nam giới ở cùng độ tuổi.
Di truyền: trong gia đình có người từng gãy xương vì loãng xương (loãng xương nặng) thì các thành viên khác trong gia định có nguy cơ gãy xương do loãng xương cao hơn khi có tuổi. Người có thể trạng gầy, nhỏ dễ mắc loãng xương.
Dinh dưỡng: người nhẹ cân, dinh dưỡng kém, có chế độ ăn kiêng làm giảm calxi và vitamin D trong khẩu phần ăn, dễ mắc loãng xương và gãy xương.
Lối sống: hút thuốc lá, lạm dụng rượu, cùng với ít rèn luyện thể lực là những yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương, dễ gãy xương.
Video đang HOT
Bệnh mạn tính: một số bệnh mạn tính phải sử dụng thuốc nội tiết hoặc corticoid thường xuyên như lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp… dễ dẫn đến loãng xương (loãng xương thứ phát).
Nhóm nguy cơ dễ té ngã
Người suy giảm về thể chất và tinh thần: liệt yếu chi, viêm khớp mãn tính, thị lực kém, lão hóa, sa sút trí tuệ, Alzheimer…
Sử dụng thuốc: nhiều loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị động kinh, thuốc an thần… có tác dụng phụ làm giảm khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, hoặc gây buồn ngủ, chóng mặt, mất tập trung… dễ gây té ngã.
Ảnh minh họa/Nguồn: Felgains
Cách phòng tránh gãy xương vùng khớp háng
Môi trường sống an toàn
“Phần lớn các trường hợp gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi do trượt chân ngã tại nhà (cầu thang, bậc thềm, sàn nhà tắm). Đa phần chúng ta có thể ngăn ngừa được những tai nạn này bằng những cách như sắp xếp các vật dụng trong nhà gọn gàng, tránh vướng chân, vấp ngã; trong nhà phải đầy đủ ánh sáng để người già dễ quan sát; trong phòng tắm phải gắn các thanh vịn, có thảm chống trượt; gạch lát nhà tăng độ ma sát…” – PGS.TS Dương Đình Toàn nói.
Tập luyện
Tập thể dục vừa giúp chậm loãng xương, vừa tăng cường sức khỏe cho cơ bắp. Ngoài ra tập thể dục giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Các môn thể dục phù hợp người có tuổi gồm leo cầu thang, chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe…
Tập cách giữ thăng bằng góp phần làm giảm nguy cơ té ngã
PGS.TS Dương Đình Toàn khuyên người cao tuổi nên trang bị những hiểu biết về tự chăm sóc sức khỏe, để ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.
“Hàng năm người cao tuổi nên khám mắt, kiểm tra thị lực, khám tim mạch định kỳ. Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cũng nên hỏi bác sĩ về tác dụng phụ và liều lượng phù hợp, đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, lưu ý những tác dụng phụ như chóng mặt, mất thăng bằng, buồn ngủ, mất tập trung…” – BS Toàn nhấn mạnh.
Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu
Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt chú ý đến điều này để có làn da căng mịn, tránh dấu hiệu lão hóa.
Người xưa có câu: "Trai 30 tuổi đang xoan, gái 30 tuổi đã toan về già", nhằm ám chỉ sự lão hóa của người phụ nữ ở độ tuổi này. Từ tuổi 30 trở đi, nhất là sau tuổi 40, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Sự lão hóa diễn ra nhanh hơn đàn ông thấy rõ.
Chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe từ bên trong, để luôn trẻ đẹp bên ngoài là một trong những điều chị em cần chú ý sau độ tuổi 40. Trong số các cơ quan trên cơ thể, làn da là nơi dễ bị lão hóa nhất. Vì vậy, trước khi đi ngủ uống một viên, cơ thể phụ nữ sẽ nhận được những thay đổi kỳ diệu. Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt thấy trì hoãn lão hóa da rõ ràng.
Ảnh minh họa
Uống 1 viên vitamin E, cơ thể phụ nữ nhận 6 thay đổi kỳ diệu
1. Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch
Vitamin E là một chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo. Uống 1 viên mỗi tối có thể giúp tăng cường bài tiết hormone, làm giãn mạch máu, tránh đông máu, duy trì sức khỏe tim mạch.
Nó sẽ giúp cơ thể hoạt động bình thường và giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch.
2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Khi cơ thể ngày càng già đi, chức năng buồng trứng của phụ nữ suy giảm, sự tiết hormone không ổn định. Cộng với việc thức khuya kéo dài và áp lực cuộc sống, công việc khiến chất lượng giấc ngủ của phụ nữ suy giảm, tâm trạng trở nên bất ổn.
Những người như vậy có thể uống một viên vitamin E trước khi đi ngủ mỗi ngày để tăng nồng độ estrogen, ổn định hệ nội tiết, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm mệt mỏi.
3. Điều hòa chức năng nội tiết
So với nam giới, vóc dáng của phụ nữ đặc biệt hơn. Phụ nữ có thể chất yếu hơn. Nếu thường xuyên mệt mỏi hoặc chịu áp lực quá mức thì rất có thể họ sẽ bị rối loạn nội tiết. Đặc biệt, khi già đi và bước vào thời kỳ mãn kinh, sự bài tiết estrogen trong cơ thể giảm mạnh khiến thời kỳ mãn kinh càng trầm trọng hơn.
Chăm chỉ uống vitamin E trước khi đi ngủ vào buổi tối không chỉ giúp điều hòa hệ thống nội tiết mà còn giúp phụ nữ dễ dàng bước qua thời kỳ mãn kinh và có tâm trạng vui vẻ.
4. Cải thiện thị lực
Sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác trong thời gian dài có thể gây giảm thị lực, mỏi mắt. Đồng thời, mắt cũng sẽ xuất hiện nếp nhăn, quầng thâm. Phụ nữ sau tuổi 40 rất cần giữ gìn sức khỏe đôi mắt. Nếu không, tình trạng nếp nhăn sẽ xuất hiện nhanh bất ngờ.
Ảnh minh họa
Uống 1 vitamin E trước khi đi ngủ ở độ tuổi này giúp bảo vệ thủy tinh thể, cải thiện thị lực rõ rệt. Đồng thời, nó còn có thể tăng tốc độ "lưu thông máu" quanh mắt, từ đó làm giảm sự hình thành nếp nhăn và quầng thâm. Điều này cũng có tác dụng tương tự khi chị em dùng mỹ phẩm chứa vitamin E.
5. Da mịn màng và sáng bóng
Da mịn màng và sáng bóng, trông trẻ trung, tràn đầy sức sống hơn. Mọi phụ nữ đều mong muốn có làn da đẹp và cơ thể trẻ trung. Bạn có thể uống vitamin E trước khi đi ngủ vào buổi tối để nâng cao khả năng chống oxy hóa của bề mặt da.
Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu cá nhân, tránh sự tích tụ các hợp chất béo trong lớp mô dưới da, loại bỏ melanin và các gốc tự do còn sót lại trong cơ thể. Đồng thời giúp bạn đạt được hiệu quả chăm sóc và làm đẹp da.
Lưu ý dùng vitamin E, tránh hại sức khỏe
1. Không dùng trong thời gian dài
Sử dụng vitamin E kéo dài làm giảm sức đề kháng của cơ thể, trường hợp nặng có thể gây tắc mạch phổi, viêm tĩnh mạch huyết khối và các tình trạng khác.
Giả sử cơ thể không thiếu vitamin E, bạn được khuyến cáo không nên bổ sung bừa bãi để tránh hậu quả xấu.
Ảnh minh họa
2. Phụ nữ có kinh nguyệt nhiều không nên dùng
Phụ nữ bị kinh nguyệt nhiều không nên dùng nhiều vitamin E. Chúng sẽ thúc đẩy quá trình tiết gonadotropin của tuyến yên, tăng chức năng buồng trứng.
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hoặc sau mãn kinh không nên dùng vitamin E trong thời gian dài, nếu không sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các loại khối u tử cung. Không nên lạm dụng vitamin E, đặc biệt khi dùng với liều lượng lớn trong thời gian dài. Tốt nhất nên sử dụng hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
3. Nếu bị dị ứng với thành phần thuốc, không sử dụng
Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với vitamin E, người đó có thể gặp các phản ứng dị ứng như ngứa da, mẩn đỏ và sưng tấy sau khi dùng. Trường hợp nặng có thể xảy ra sốc phản vệ nên người bị dị ứng với thành phần thuốc bị cấm dùng vitamin E.
4. Không dùng khi uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là loại thuốc được phụ nữ sử dụng hàng ngày. Chúng chứa các thành phần estrogen. Hầu hết các loại thuốc này đều có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa vitamin E. Dùng với lượng lớn cùng với vitamin E trong thời gian dài có thể gây viêm tắc tĩnh mạch.
Phì đại tuyến tiền liệt có ảnh hưởng gì đến tình dục? Khi hầu hết nam giới già đi, tuyến tiền liệt sẽ phát triển. Sự phì đại không phải do ung thư được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt). Tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề về tiết niệu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục. Phì đại tuyến tiền...