Người dùng Việt Nam thiệt gì vì SOPA?
Không thể tải video clip quay cảnh con cái nhảy múa hoặc biểu diễn văn nghệ trên nền nhạc ngoại quốc sôi động, mất hẳn một nguồn tư liệu tham khảo khổng lồ từ Wikipedia, không được phép chia sẻ các ca khúc và link chương trình truyền hình yêu thích trên Facebook, đó sẽ là những hệ lụy nhìn thấy được nếu dự luật SOPA và PIPA đi vào đời sống.
Sở dĩ SOPA và PIPA vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cả thế giới là vì, hai dự luật này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Mỹ mà còn đe dọa tương lai sử dụng Internet của hơn 2 tỷ người. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dùng Việt không thể miễn nhiễm với SOPA.
Trên thực tế, dù dự luật còn chưa được thông qua nhưng nhà chức trách Mỹ đã bắt đầu hành động. Tuần trước, một sinh viên Anh đã bị Tòa án Anh dẫn độ sang Mỹ vì tội lập ra website TVShack, chuyên cung cấp đường link download phim và TV Shows sao chép lậu. Bản án mà người này phải đối mặt lên tới 10 năm ngồi tù tại Mỹ.
Cộng đồng blog
Những trang web như YouTube sẽ không chấp nhận các clip “vi phạm” hoặc có thể bị đóng cửa.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, SOPA và PIPA mở ra một viễn cảnh hết sức u ám và tăm tối cho cộng đồng mạng. Bạn tình cờ nghe được một bản nhạc hay – chẳng hạn như Someone Like you của nữ ca sĩ Adele – và muốn chia sẻ trên blog để bạn bè của mình cùng nghe? Bạn sẽ phạm luật, theo quy định của SOPA.
Nếu bạn là dân thiết kế, bạn muốn viết một bài phân tích về xu hướng thiết kế mới nhất trên thế giới và cần đăng ảnh các công ty Mỹ để minh họa cho bài viết của mình? Nếu những công ty đó cảm thấy không hài lòng với việc bị bạn sử dụng hình ảnh, họ có thể kiện bạn ra tòa án Mỹ. Nếu Tòa án kết luận rằng bạn đã xâm phạm thương hiệu, chiếu theo SOPA, trang blog của bạn sẽ bị chặn truy cập tại Mỹ, hoặc có nguy cơ phải đóng cửa.
Giới học sinh, sinh viên và nghiên cứu
Sự xuất hiện của Internet, nhất là những trang web như Wikipedia, Encyclopedia.com đã giúp cho việc học tập, nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bất cứ khi nào một học sinh, sinh viên cần tra cứu thông tin, họ có thể hỏi Google hay tìm kiếm trên Wikipedia. Bạn có thể đọc sách điện tử trên những thư viện sách của cả Việt Nam lẫn quốc tế khi cần làm bài luận, khóa luận.
Tuy nhiên, sau khi SOPA và PIPA thực thi, rất nhiều trang tài liệu của Wikipedia sẽ bị quy vào tội sao chép trái phép tài liệu có bản quyền. Một là Wikipedia phải xóa bỏ tất cả những trang này để tiếp tục hoạt động, nhưng khi ấy thì chức năng Bách khoa toàn thư của nó đã bị thui chột nặng nề. Hai là nếu kiên quyết giữ lại các nội dung nhạy cảm, Wikipedia phải đối mặt với nguy cơ bị kiện, phong tỏa tài khoản, đóng cửa và thậm chí nhà sáng lập, eekip quản lý cũng có thể phải lĩnh án tù. Bài học nhỡn tiền mà Wikipedia có thể học được chính là vụ website chia sẻ file Megaupload vừa bị đóng cửa sáng nay (20/1), còn nhà sáng lập cũng bị cảnh sát New Zealand bắt giữ theo yêu cầu từ phía Mỹ.
Người dùng cá nhân
Facebook, Twitter cũng sẽ phải đoạn tuyệt với khả năng chia sẻ clip, ca khúc, đường link, nội dung hiện nay
Không chỉ Wikipedia và các blogger điêu đứng mà người dùng cá nhân cũng sẽ nếm đòn từ SOPA. Hiện tại, việc các ông bố bà mẹ Việt Nam quay clip con cái nhảy hip-hop trên nền những ca khúc như Low, Just Dance… rồi tải lên YouTube và Facebook để chia sẻ với bạn bè là rất phổ biến. Tương tự, những clip thể hiện tài năng nhảy, hát nhép của một bộ phận giới trẻ dựa theo các giai điệu nổi tiếng của bảng xếp hạng Billboard cũng xuất hiện rất nhiều trên những cộng đồng như YouTube, Zing… Hiển nhiên, theo SOPA, những clip này đều đã vi phạm bản quyền và sẽ bị yêu cầu gỡ bỏ trong vòng 5 ngày. Nếu YouTube không muốn rắc rối, họ sẽ phải gỡ bỏ toàn bộ các clip kiểu này. Nhưng trong trường hợp không kiểm duyệt xuể, trang web này có thể bị phạt và đóng cửa. Ngay cả Google (chủ sở hữu YouTube) cũng không khỏi bị liên đới. Người dùng sẽ mất hẳn những kênh phổ biến, đơn giản để upload và chia sẻ video clip. Tệ hơn, các gia đình, các bạn trẻcó thể cũng phải đối mặt với đơn kiện nếu như hãng đĩa của Mỹ đâm đơn vì tội vi phạm bản quyền.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Facebook hayTwitter nếu một thành viên nào đó của mạng xã hội vô tình hay cố ý để lại một đường link, một đoạn nhạc hay một clip có nội dung vi phạm bản quyền. Các hãng công nghệ gọi đây là kiểu “tiền trảm, hậu tấu” và vì thế, SOPA đang bị phản đối quyết liệt từ phía Google, Mozilla, Wikipedia, Facebook, Twitter….
Theo Vietnamnet
Megaupload bị đóng, nhóm tin tặc Anonymous nổi giận
Chỉ một ngày sau cuộc biểu tình chống dự luật bản quyền Internet, dịch vụ chia sẻ file trực tuyến thuộc hàng lớn nhất thế giới bị đóng cửa với tội danh "sao chép nội dung trái phép". Lập tức, website của Bộ Tư pháp Mỹ bị sập.
Nhóm hacker nổi tiếng thế giới từng tuyên bố sẽ trả đũa nếu dự luật SOPA và PIPA được thông qua. PIPA sẽ được Thượng viện Mỹ biểu quyết vào ngày 24/1. Ngày 18/1, đồng loạt các website lớn như Google, Wired, Wikipedia, Firefox... đã bôi đen các bài viết để chứng minh với thế giới rằng việc kiểm duyệt nội dung, ngăn người sử dụng tiếp cận thông tin miễn phí sẽ gây bức xúc như thế nào.
Anonymous trả đũa vì Megaupload bị khai tử.
Tuy nhiên, đến sáng 19/1, Bộ tư pháp Mỹ tuyên bố đóng cửa Megaupload, dịch vụ lưu trữ thông tin và chia sẻ file nổi tiếng. Bảy người bị buộc tội và có thể phải đối mặt với án tù tổng cộng 50 năm. Bộ Tư pháp Mỹ khẳng định vụ Megaupload "nằm trong số những vụ chống vi phạm bản quyền lớn nhất do Mỹ thực hiện".
Ngay chiều hôm đó, website của Bộ tư pháp, Hiệp hội công nghiệp thu âm, Hiệp hội điện ảnh Mỹ và hãng Universal Music bị tấn công từ chối dịch vụ khiến mọi người không thể truy cập. "Thành tích" này đã được Anonymous thừa nhận trên Twitter.
SOPA (Stop Online Piracy Act) và PIPA (Protect IP Act), đang được Quốc hội Mỹ xem xét, là hai dự luật gây tranh cãi có mục đích gần giống nhau: Nếu một site đặt máy chủ ở nước ngoài có nội dung vi phạm bản quyền, tòa án Mỹ sẽ có quyền xóa sổ trang web đó (ngăn truy cập của người Mỹ đến trang web, yêu cầu Google loại bỏ khỏi công cụ tìm kiếm...). Dự luật nghe có vẻ chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ, tuy nhiên, không ít hãng dịch vụ Internet Mỹ đang đặt máy chủ ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, cũng như nhiều công ty nước ngoài đang dùng tên miền từ các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ cũng sẽ bị kiểm soát thông tin theo quy định của SOPA. Nếu được thông qua, các tên tuổi lớn trên Internet như Google, YouTube, Yahoo, Facebook... sẽ bị ảnh hưởng.
Theo VNExpress
Hàng loạt ông lớn tẩy chay dự luật "giết chết Internet" Hàng loạt các website lớn, trong đó có Wikipedia, Wordpress và thậm chí cả Google... đã đồng loạt "tắt đèn" hoặc ngưng hoạt động để phản đối dự luật về bản quyền trên Internet đang được chính phủ Mỹ xem xét thông qua. Dự luật về vi phạm bản quyền Internet SOPA và PIPA đang gây nên những phản ứng gay gắt trong...