Người dùng tốn 11 tỷ USD vì phần mềm lậu năm 2014
Nghiên cứ do IDC và Đại học quốc gia Singapore thực hiện tại châu Á – Thái Bình Dương (APAC) cho thấy 2014 sẽ tiếp tục là năm đầy biến động về an toàn mạng.
Mục tiêu tấn công của tội phạm mạng đang chuyển hướng, không chỉ nhắm tới người dùng cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp, mà đang hướng thẳng đến các cơ quan và tổ chức nhà nước của Chính phủ. Trước thực trạng này, IDC đã được thực hiện thông qua việc khảo sát tại 11 quốc gia, trong đó có nhiều nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về nguy cơ bị mã độc tấn công trên các thiết bị máy tinh cài phần mềm không bản quyền.
Nghiên cứu của IDC, được Microsoft công bố trong chương trình Play IT Safe, cho thấy người tiêu dùng tại châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán phải gánh khoản chi phí lên tới 11 tỷ USD trong năm 2014 vì những thiệt hại do tội phạm mạng gây nên và việc phải sửa chữa máy tính do sự xâm nhập của mã độc từ phần mềm lậu.
Người dùng máy tính sẽ phải chịu tổn thất lớn khi sử dụng thiết bị cài phầm mềm không bản quyền.
Video đang HOT
Trong khi đó, Chính phủ các nước tại khu vực này cũng đã bày tỏ sự lo lắng tập trung vào các vấn đề chính bao gồm sự xâm nhập trái phép vào thông tin bí mật cấp quốc gia (57%), các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng trọng yếu (56%), và việc đánh cắp bí mật thương mại và các thông tin cạnh tranh. Ước tính, khối Chính phủ toàn cầu sẽ mất hơn 50 USD để giải quyết thiệt hại và đối phó với tình trạng mã độc tràn lan trên các phần mềm không bản quyền.
Với khối doanh nghiệp, con số này được tính toán lên tới gần 230 tỷ USD năm 2014 để đối phó với các rủi ro gây nên bởi các phần mềm độc hại được cài đặt có chủ ý trên các chương trình không bản quyền, trong đó bao gồm 59 tỷ USD để xử lý các vấn đề an ninh và 170 tỷ USD để khắc phục tình trạng ăn cắp dữ liệu.
Ông Nguyễn Việt Hải, một chuyên gia đầu ngành về CNTT, cho biết: “Bất kỳ kẽ hở bảo mật nào cũng là cơ hội để tội phạm mạng tấn công vào hệ thống của người dùng, gây nên những tổn thất lớn về tài chính. Năm 2014, tình hình tội phạm mạng được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với thủ đoạn đa dạng, xảy ra trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi cá nhân, tổ chức là một mắt xích quan trọng góp phần đảm bảo an toàn thông tin số, vì vậy mọi người cần nâng cao trách nhiệm của mình, trước hết là thay đổi nhận thức và thói quen dùng phần mềm có bản quyền”.
Trên cơ sở phân tích 203 máy tính được mua mới tại các cửa hàng tại 11 thị trường nhưng bị cài đặt phần mềm không bản quyền, Đại học Quốc gia Singapore cũng đã đưa ra con số đáng kinh ngạc với 61% máy tính đã bị xâm nhập bởi các phần mềm độc hại bao gồm các mã độc trojan, sâu máy tính, virus…
“Tội phạm mạng đang tận dụng cơ hội từ các chuỗi cung ứng không an toàn để phát tán phần mềm độc hại khiến người dùng phải đối mặt với những tổn thất lớn về tài chính khi máy tính bị xâm nhập bất hợp pháp. Nghiên cứu này một lần nữa cảnh báo người dùng nâng cao nhận thức về bảo mật máy tính, đồng thời tự bảo vệ mình tránh trở thành những nạn nhân tiếp theo của tội phạm mạng”, bà Rebecca Ho, Giám đốc về Sở hữu trí tuệ thuộc Microsoft Đông Nam Á, chia sẻ.
Theo VNE
IDC: thiết bị Windows Phone chiếm 6,4% thị phần vào 2018, BlackBerry còn 0,3%
Theo số liệu nghiên cứu mới đây của công ty phân tích thị trường IDC, lượng thiết bị Windows Phone bán ra sẽ giữ vững đà tăng trưởng trong khi BlackBerry sẽ tụt xuống rất sâu.
Theo Bloomberg dẫn báo cáo của IDC, trong năm nay, lượng thiết bị bán ra của BlackBerry sẽ giảm mạnh tới hơn 50% và sẽ còn chiếm 0,8% trong năm 2014 này, giảm so với 1,9% của cùng kì năm ngoái. Cho đến năm 2018, con số này sẽ chỉ còn 0,3%, một con số "quá tệ" nếu như ban điều hành BlackBerry không có chiến lược thay đổi.
Ngược lại, lượng thiết bị chạy Android sẽ bứt tốc để áp đảo những sản phẩm chạy các HĐH còn lại với 80,2% trong năm nay. Những cái tên lớn góp phần cho thành công này được dự đoán sẽ là Galaxy S5 của Samsung, LG G3 mới ra mắt của LG, Moto E của Motorola,.... đặc biệt là các sản phẩm chạy Android giá rẻ cho các thị trường mới nổi. Mặc dù vậy theo IDC, đến 2018 tới, lượng thiết bị chạy HĐH của Google sẽ giảm nhẹ còn 77,6%.
Thị phần của các thiệt bị Apple dự đoán cũng giảm nhẹ từ 14,8% trong năm nay xuống còn 13,7% vào năm 2018. Đặc biệt, thiết bị chạy Windows Phone sẽ tăng mạnh từ 3,5% trong 2014 này lên 6,4% vào năm 2018 tới.
Riêng với Windows Phone, nguyên nhân được IDC đưa ra là do Microsoft hiện đã thu Nokia về "dưới trướng" cũng như đạt quan hệ hợp tác với rất nhiều cái tên hiện nay như Lenovo, LG, ZTE,... bên cạnh những cái tên cũ như Samsung, HTC,... để phát hành thiết bị chạy HĐH của mình.
Theo Neowin
Người dùng đã bớt mặn mà với máy tính bảng Tốc độ tăng trưởng sản lượng máy tính bảng dự kiến bán ra trong năm nay sẽ chậm lại và có vẻ người dùng đã bớt mặn mà với loại sản phẩm này, IDC khẳng định. Nếu như 3 năm đầu tiên xuất hiện trên thị trường, tốc độ tăng trưởng sản lượng máy tính bảng bán ra không hề suy giảm. Nhưng...