Người đứng sau Chiến dịch Thần tốc vaccine Covid-19
Là cố vấn khoa học của Chiến dịch Thần tốc, Moncef Slaoui phải từ bỏ vị trí lãnh đạo trong các công ty để tránh xung đột lợi ích.
Moncef Slaoui là cái tên được Jeremy Levin, chủ tịch của Biotechnology Innovation Organization, nghĩ đến đầu tiên cho vị trí lãnh đạo cuộc đua phát triển vaccine Covid-19 tại Mỹ.
Slaoui 61 tuổi, sinh tại Morocco, là nhà điều hành chiến lược của công ty phát triển vaccine và dược phẩm đã về hưu. Ông có kinh nghiệm trong nghiên cứu sản xuất vaccine cho đại dịch cúm năm 2009, nổi tiếng với câu nói: “Chúng ta phải hợp tác với nhau để biến giấc mơ thành hiện thực”.
Không có gì phải bàn cãi khi ông được xem là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo chương trình Operation Warp Speed – Chiến dịch Thần tốc, một “nỗ lực táo bạo chưa từng có” của chính phủ Mỹ nhằm thúc đẩy nghiên cứu và cung cấp vaccine Covid-19 vào cuối năm nay.
Các nhà khoa học nghi ngờ về khả năng của chương trình vì loại vaccine được nghiên cứu phát triển nhanh nhất trong quá khứ cũng mất bốn năm (vaccine quai bị). Làm thế nào có thể tạo ra vaccine an toàn và hiệu quả chỉ trong 7 tháng? Phải có cái gì đánh đổi chăng?
Slaoui dường như sinh ra để dành cho những thử thách như vậy. Ông đã có 30 năm làm việc tại công ty dược phẩm GlaxoSmithKline, 27 năm làm việc với vaccine sốt rét và đã đưa ra thị trường 14 loại vaccine khác. Ông trở thành đầu tàu nghiên cứu phát triển vaccine trong công ty. Vaccine luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với ông.
Moncef Slaoui. Ảnh: Leseco.ma
Slaoui đồng ý hợp tác làm cố vấn khoa học chính cho Chiến dịch Thần tốc với hai điều kiện: không muốn chính trị xen vào công việc và không muốn những quy tắc quản lý quan liêu làm chậm quá trình phát triển. Ông nói “chúng ta phải để khoa học, chứ không phải chính trị, dẫn đường”.
Sáu tháng bốn ngày sau khi ông tham gia chiến dịch, công ty Pfizer hợp tác cùng BioNtech của Đức công bố vaccine thử nghiệm thành công với hiệu quả 95% và nộp đơn cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA xin phép sử dụng trong cộng đồng.
Slaoui dự đoán từ đầu mùa hè là vaccine cho Covid-19 sẽ có hiệu quả 80-90%. nCoV là loại virus độc lực yếu nên 8 trên 10 người nhiễm virus sẽ tự vượt qua với các triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện bệnh nào.
Video đang HOT
Kết quả thực sự như mơ khi vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna đạt hiệu quả trên 94%. “Chúng ta có thể kiểm soát được đại dịch”, Slaoui nói, “nếu mọi người được thuyết phục tiêm phòng đầy đủ”. Ông đang quan ngại rằng nhiều người sẽ không chịu tiêm vaccine.
Slaoui đến Bệnh viện Đại học Temple để khuyến khích người dân tham gia thử nghiệm vaccine của Johnson & Johnson. Ông biết rằng khi một thử nghiệm có sự tham gia của nhiều sắc tộc thì vaccine sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ khi được đưa ra thị trường.
Với vai trò lãnh đạo chương trình phát triển vaccine, Slaoui thường xuyên đi đến các chi nhánh để tiếp cận thực tế. Ông thăm ít nhất 5 địa điểm thử nghiệm lâm sàng và hàng chục cơ sở sản xuất. Ông và đội ngũ của tổ chức Chiến dịch Thần tốc họp mỗi ngày để cập nhật thông tin về các ứng cử viên vaccine và các loại thuốc điều trị Covid-19.
Hiện nay, công việc của ông phần lớn đã hoàn thành. Ông đang nghĩ đến việc từ nhiệm. Vấn đề chính bây giờ là làm thế nào mang những vaccine Covid-19 an toàn đến với hàng triệu người dân Mỹ.
Moncef Slaoui, trong chiếc áo khoác da, tham quan Bệnh viện Đại học Temple vào ngày 20/11. Ảnh: USA Today.
Slaoui đã bị chỉ trích khi là một thương gia thành công được ngồi vào một vị trí trong chính phủ. Thực tế ông rất coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Khi lãnh đạo chương trình Chiến dịch Thần tốc, ông phải từ bỏ vị trí lãnh đạo tại công ty Moderna và những nơi khác để tránh có sự xung đột lợi ích. Ông phải bán tất cả cổ phiếu từ những công ty khởi nghiệp mà ông có, do đó đã bỏ lỡ những lợi tức kếch xù do thị trường tăng trưởng trong 7 tháng vừa qua. Công việc từ chương trình Chiến dịch Thần tốc đã thay đổi cuộc đời của Slaoui.
Mối liên kết với Bộ Quốc phòng giúp cho các công ty trong chương trình Chiến dịch Thần tốc nhận được nguồn cung cần thiết. Khi một đoàn tàu chở máy bơm quan trọng cho việc nghiên cứu vaccine của công ty Moderna vào giai đoạn thử nghiệm sau cùng bị kẹt trên đường ray, quân đội đã nhanh chóng huy động máy bay để hỗ trợ vận chuyển.
“Những ưu tiên như vậy đã giúp các công ty vận hành công việc nhanh chóng hơn bình thường”, Slaoui nói. “Chúng tôi theo sát Moderna hàng ngày”.
Thử nghiệm của Moderna đã tuyển dụng được nhiều tình nguyện viên, nhưng không có nhiều người tham gia là người da màu – sắc dân đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi đại dịch. Slaoui hiểu rằng, nếu các thử nghiệm không đủ đa dạng, người da màu sẽ nghi ngờ kết quả và không cảm thấy an toàn khi tiêm chủng.
Slaoui biết quá rõ về đội ngũ của Moderna từ khi còn nằm trong ban quản trị của công ty. Ông cũng khó chịu khi các nhà khoa học của công ty không lắng nghe về tầm quan trọng của sự đa dạng sắc tộc trong một cuộc thử nghiệm.
“Chúng tôi hay kết thúc bằng bầu không khí căng thẳng trong sự tôn trọng lẫn nhau”, ông nói.
Ông đã thuyết phục các công ty giảm tốc độ thu nhận người da trắng vào thử nghiệm. Mặt khác, ông khuyên các lãnh đạo của Viện Sức khỏe Quốc gia – NIH (tiến sĩ Francis Collins), Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (tiến sĩ Anthony Fauci) tăng thu nhận những sắc dân gốc Phi và gốc Mỹ Latinh vào thử nghiệm một cách nhanh chóng.
Slaoui cho biết, khi đứng đầu một chương trình có quy mô và tầm nhìn lớn như vậy, ông phải đưa ra quyết định và lựa chọn trong tích tắc. “Đó là nơi mà sự kinh nghiệm và tầm nhìn chuyên sâu rất cần thiết,” ông nói. “Nếu không, bạn sẽ lựa chọn sai”.
Điều mà Slaoui không thể kiểm soát được đó là thái độ của cộng đồng.
Điều này giải thích tại sao ông đi đến Bệnh viện Đại học Temple nơi tiến hành thử nghiệm vaccine ngày 20 tháng 11 và Bệnh viện Đại học Emory vào tuần trước đó. Tất cả đều nhằm cảm nhận được những thách thức khi thu nhận tình nguyện viên cho thử nghiệm và khuyến khích nhiều người tham gia.
“Xin cám ơn bạn đã hiến dâng cơ thể cho khoa học”, Slaoui nói với Carlaann Henry, một tình nguyện viên cho thử nghiệm vaccine của Johnson & Johnson tại Temple, khi cô đang trong thời gian chờ đợi xem có những phản ứng sau khi tiêm vaccine hay không.
“Đó là niềm vinh dự và là trách nhiệm của tôi”, Carlaann Henry trả lời, “tôi rất mừng khi cuộc thử nghiệm đã tiến hành tại Temple, Philadelphia này”.
Sau khi làm việc với các đồng nghiệp trong bệnh viện, Slaoui ra ngoài và kêu gọi thêm nhiều người dân Philadelphia tham gia vào nghiên cứu.
“Khi tham gia vào nghiên cứu thử nghiệm, chúng ta đã thể hiện trách nhiệm của công dân để giúp xã hội, giúp đất nước và giúp cả thế giới hiểu được hiệu quả của vaccine”, ông nói. “Và đây là cách duy nhất để chúng ta có thể quay lại cuộc sống bình thường vào một ngày gần nhất”.
Trước đó, vào cùng ngày mà Pfizer nộp hồ sơ lên FDA đề nghị cấp phép khẩn cấp cho vaccine của công ty, Slaoui đã nhấn mạnh về sự phát triển nhanh chóng của vaccine Covid-19.
“Đó là một trong những điều kỳ diệu về nước Mỹ”, Slaoui nói. “Nếu bạn có niềm tin và cho mình cơ hội thực hiện, thì bạn có thể làm được. Thật tuyệt vời”.
Mỹ sẽ phân phối vaccine Covid-19 tới 100 triệu người
Mỹ sẽ phân phối vaccine ngừa Covid-19 tới 100 triệu người vào cuối tháng 2, đủ cho các nhân viên y tế, người già và người có bệnh nền.
Con số ước tính nói trên được đưa ra dựa trên năng lực cung cấp của các hãng dược phẩm Moderna, Pfizer và BioNTech, Moncef Slaoui, trưởng ban quản trị Operation Warp Speed (Chiến dịch Thần tốc), chiến dịch vaccine Covid-19 của chính quyền Trump, nói tại cuộc họp báo ngày 2/12.
Moncef Slaoui tại Nhà Trắng ngày 15/5. Ảnh: AP.
Các hãng này đã sản xuất và tích trữ đủ số lượng vaccine để chính phủ cung cấp 40 triệu liều cho các bang vào tháng 12, 60 triệu vào tháng 1 và 100 triệu vào tháng 2.
CEO Chiến dịch Thần tốc Gustave Perna cho biết chính phủ Mỹ dự định chuyển 6,4 triệu liều vaccine của Pfizer trong vòng 24 giờ sau khi nhận được "đèn xanh" từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Giới chức Mỹ cũng dự định sẽ chuyển 12,5 triệu liều vaccine của Modena trong thời gian đó.
Việc phân phối vaccine ban đầu cho các bang sẽ chia thành các giai đoạn bởi vaccine của Pfizer yêu cầu tiêm mỗi người hai mũi cách nhau ba tuần. Vaccine của Moderna yêu cầu thời khoảng thời gian 4 tuần.
Phân phối vaccine theo giai đoạn sẽ đảm bảo các kho trữ vaccine không bị quá tải, đặc biệt là các kho trữ có nhiệt độ cực thấp với vaccine của Pfizer.
Cả Moderna và Pfizer đều yêu cầu FDA phê duyệt khẩn cấp các loại vaccine Covid-19 của họ. FDA ấn định sẽ gặp đại diện của Pfizer để thảo luận về yêu cầu phê duyệt của hãng vào ngày 10/12 và gặp Moderna một tuần sau đó. Quyết định sẽ được đưa ra vài ngày sau cuộc gặp.
Một ủy ban độc lập của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ trước đó khuyến cáo những liều vaccine hạn chế đầu tiên cần được ưu tiên cho các nhân viên y tế và bệnh nhân, nhân viên tại các cơ sở chăm sóc dài hạn.
Giám đốc CDC Robert Redfield ngày 2/12 đã chấp thuận khuyến cáo này nhưng tuyên bố sẽ có kế hoạch phân phối và đệ trình lên chính phủ trước hạn chót 3/12.
Dấu ấn cuối cùng của ông Trump trước khi rời Nhà Trắng Người Mỹ có thể bắt đầu được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer kể từ ngày 11.12 và tỉ lệ miễn nhiễm với Covid-19 sẽ tăng dần cho đến khi đạt ngưỡng quay đưa người dân quay trở lại với cuộc sống bình thường vào tháng 5 năm sau. Cố vấn Moncef Slaoui (phải) đứng bên cạnh ông Trump khi công bố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025