Người dùng phản ứng vì YouTube liên tục quảng cáo gói Premium
Bài viết chia sẻ cảm giác của biên tập viên Tom Warren, trang tin The Verge khi liên tục bị YouTube quảng cáo gói trả phí Premium.
Tôi đang quá bực mình với YouTube. Có lẽ tôi nên trả 12 USD mỗi tháng cho gói Premium để không phải thấy pop-up quảng cáo phiền phức mà Google cho hiện mỗi ngày nữa.
Google đã chèn quảng cáo gói Premium vào ứng dụng YouTube của chính họ. Nếu chỉ là pop-up đơn thuần thì không sao, nhưng Google muốn bạn ngộp thở đến chết khi có cả quảng cáo toàn màn hình. Thậm chí không có tùy chọn gỡ vĩnh viễn nên bạn có thể thấy chúng hiện lên bất cứ lúc nào.
Đây là chiêu trò cơ bản nhất để thu hút người dùng đăng ký YouTube Music và Premium. Tại sao lại dùng chiêu trò này? Đơn giản vì chẳng ai quan tâm đến chúng.
Tôi đã đăng ký Spotify, và ai cũng biết nó tốt hơn YouTube Music nhiều. Tôi không bao giờ muốn trả 12 USD mỗi tháng chỉ để nghe nhạc YouTube lúc khóa màn hình và bỏ quảng cáo. Đó là dịch vụ vô nghĩa mà Google muốn người dùng đăng ký theo cách khó chịu thay vì cải thiện trải nghiệm, thêm tính năng hữu dụng.
Video đang HOT
Tôi cá là không chỉ tôi mà nhiều người sẽ chẳng thèm động đến YouTube Music hay Premium. Tôi ghét chúng đến nỗi chửi vào điện thoại vì quảng cáo cứ hiện đè lên video đang xem.
Không chỉ Google mà cả Apple cũng đang quảng cáo dịch vụ theo cách này. Pop-up quảng cáo đăng ký Apple TV hiện lên trong ứng dụng, thậm chí toàn màn hình nếu sử dụng Apple TV.
Microsoft cũng chẳng tốt đẹp gì khi quảng cáo lộ liễu Edge, OneDrive trong Windows 10. Thật may khi hãng đã thay đổi cách quảng cáo, còn pop-up của Apple chỉ hiện một lần rồi thôi.
Google cũng sử dụng chiêu trò tương tự để quảng cáo trình duyệt Chrome. Nếu truy cập Google Search, bạn sẽ thấy vô số thông báo hãy tải Chrome thay vì mải dính vào một trình duyệt nào đó. Microsoft cũng tương tự khi dùng thông báo để quảng cáo Edge hoặc Bing, nhiều lần chứ không phải một lần.
Tất cả chúng thực sự rất khó chịu nếu bạn là người thích dùng sản phẩm từ nhiều công ty. Tại sao lập trình viên bị cấm quảng cáo lộ liễu, trong khi Apple, Google và Microsoft lại đang vi phạm chính quy định của mình? Liệu có công bằng không?
Theo VN Review
Kênh YouTube của cậu bé kiếm triệu đô mỗi năm có nguy cơ bị điều tra
Kênh của cậu bé 7 tuổi Ryan Kaji bị cáo buộc không minh bạch nội dung quảng cáo, lừa dối để kiếm lời.
Ryan Kaji (7 tuổi) nổi tiếng với kênh review đồ chơi Ryan ToysReview có hơn 21,5 triệu người đăng ký trên YouTube. Theo trang thống kê Childcare, Ryan nằm trong danh sách 10 đứa trẻ từ 3 đến 6 tuổi có ảnh hưởng nhất trên nền tảng chia sẻ video này.
Với các clip "đập hộp" đồ chơi thu hút hàng triệu lượt xem, gia đình Ryan được ước tính có thể kiếm 22 triệu USD vào năm 2018, theo Forbes.
Tuy nhiên, NBC gần đây đưa tin kênh Ryan ToysReview, hiện được điều hành bởi bố mẹ của Ryan là ông Shion Kaji và bà Loan Kaji, có nguy cơ bị điều tra vì không minh bạch thông tin quảng cáo.
Ryan Kaji (7 tuổi) nổi tiếng với kênh review đồ chơi Ryan ToysReview có hơn 21,5 triệu người đăng ký.
Cụ thể, nhiều sản phẩm được giới thiệu trên kênh thực chất đã được trả tiền để quảng cáo. Hiệp hội phi lợi nhuận Truth in Advertising cáo buộc Ryan ToysReview đã thu lời bằng "quảng cáo lừa đảo" và vi phạm luật của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC).
Trong đơn khiếu nại gửi tới FTC ngày 28/8, Truth in Advertising nhấn mạnh kênh Ryan ToysReview đang lừa đảo "hàng triệu trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo".
"Vì đối tượng mục tiêu của các video là trẻ em dưới 5 tuổi, 'một nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương', những người chưa thể phân biệt giữa quảng cáo và nội dung khác", Truth in Advertising cho biết.
Theo nhóm phản đối, Ryan ToysReview từng nhận quảng cáo cho nhiều công ty, bao gồm Hardee's, Colgate và Chuck E. Cheese. Tuy nhiên, không nhiều video tiết lộ nội dung đã được tài trợ, nếu có, các hiển thị cũng "không đầy đủ".
"Các chiến dịch quảng cáo lừa đảo như vậy đang lan tràn trên Ryan ToysReview và lừa dối hàng triệu trẻ nhỏ hàng ngày," đơn khiếu nại viết.
Trước những cáo buộc, ông Shion Kaji, cha của vlogger nhí, khẳng định rằng kênh của gia đình luôn tuân thủ các quy tắc và coi sức khỏe của người xem là "ưu tiên hàng đầu".
Theo zing
Nga cáo buộc Google, Facebook can thiệp kết quả bầu cử Ngày 8/9, Reuters đăng tải bài viết với nội dung các quan chức Nga cho rằng Facebook và Google đang xuất bản những mẫu quảng cáo vi phạm luật bầu cử của nước này. Roskomnadzor, Cơ quan liên bang giám sát truyền thông, công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng của Nga đã cáo buộc hai "gã khổng lồ" công nghệ...