Người dùng nên đến các cửa hàng uỷ quyền để mua phụ kiện chính hãng
Trước tình trạng phụ kiện cho các sản phẩm công nghệ xuất hiện nhiều hàng giả, hàng “ nhái” trên thị trường hiện nay, người dùng nên đến các cửa hàng có uy tín, hay đại lý được uỷ quyền để mua được hàng chính hãng.
Lời khuyên trên được ông Nguyễn Đỗ Đức Dũng, Giám đốc của DTR, đơn vị phân phối độc quyền các thương hiệu phụ kiện cao cấp, tại thị trường Việt Nam vào chiều 29/9.
Ông Nguyễn Đỗ Đức Dũng, Giám đốc DTR – Ảnh: Lê Mỹ
Theo Giám đốc của DTR, không chỉ riêng phụ kiện công nghệ có hàng giả, hàng nhái, mà hầu như nó xuất hiện ở tất cả ở nhiều mặt hàng khác, đây là một điều đau đầu cho những người làm phân phối hàng chính hãng.
Video đang HOT
Mặc dù, nhiều đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, nhưng để triệt để là điều vô cùng khó. Chính vì thế, để mua các phụ kiện cho sản phẩm công nghệ chính hãng tại Việt Nam, người dùng cần đến với các hệ thống cửa hàng bán lẻ có uy tín, có thể kể đến như Thế Giới Di Động, CellphoneS hay Di Động Việt….
Một số phụ kiện của ZAGG do DTR phân phối – Ảnh: Lê Mỹ
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng này DTR cũng đưa ra các chứng nhận cửa hàng uỷ quyền khi bán các phụ kiện của mình phân phối, cũng giống như cách Apple đang làm với các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam. Với việc uỷ quyền này, người dùng khi muốn mua các sản phẩm chính hãng chỉ cần đến các cửa hàng có chứng nhận là có thể mua được.
DTR là một trong số các nhà phân phối phụ kiện cao cấp tại thị trường trong nước, trong đó có các phụ kiện của ZAGG, một số thương hiệu được công ty này phân phối độc quyền có thể kể đến như Divoom, Energizer, Mili, Braven, Mophie, Gear4….
Lợi nhuận Thế Giới Di Động xuống thấp nhất 1 năm
Sau 8 tháng, Thế Giới Di Động lãi 3.176 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch cả năm 2022.
Sau 8 tháng, Thế Giới Di Động lãi 3.176 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch cả năm 2022.
Công ty cổ phần Đầu Tư Thế Giới Di Động vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2022.
Theo đó, tổng doanh thu sau 8 tháng là 92.283 tỷ đồng và lợi nhuận là 3.176 tỷ đồng, tăng trưởng 18% và 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng tháng 8, doanh thu Thế Giới Di Động đạt khoảng 10.413 tỷ đồng, thấp nhất kể từ tháng 10/2021 và lợi nhuận 295 tỷ đồng, thấp nhất kể từ tháng 9/2021.
Trong cơ cấu doanh thu 8 tháng, chuỗi điện thoại mang về 24.500 tỷ đồng, điện máy là 48.800 tỷ đồng và bách hóa là 17.600 tỷ đồng. Phần còn lại đến từ các mảng kinh doanh khác.
Lũy kế 8 tháng, doanh thu Bách Hóa Xanh giảm 15%. Doanh số tính riêng tháng 8 giảm 20% so với mức cao điểm cùng kỳ. Bách Hóa Xanh hiện đã kết thúc quá trình thay đổi layout mới và đóng những cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Trong 4 tháng qua, Bách Hóa Xanh đã đóng khoảng 414 cửa hàng.
Sau tái cơ cấu, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đạt 1,36 tỷ đồng/cửa hàng trong tháng 8.
Về các chuỗi còn lại, Thế Giới Di Động đã có 509 nhà thuốc An Khang đang hoạt động, 80 cửa hàng AVAKids và 12 cửa hàng AVASport.
5 loại ứng dụng trên điện thoại Android mà bạn cần gỡ bỏ ngay bây giờ Nếu điện thoại thông minh của bạn sử dụng hệ điều hành Android, bạn có thể sẽ muốn biết đến 5 loại ứng dụng khiến thiết bị di động của mình ngày càng kém hiệu quả này sớm hơn. Với hàng triệu ứng dụng có sẵn trên Cửa hàng Google Play, thật dễ dàng để tải xuống tất cả các loại phần mềm...