Người dùng internet ngày càng có nhiều bạn thân!
Những mạng xã hội lớn với số thành viên trực tuyế đang dần được chấp nhận và sử dụng một cách rộng rãi.
Tại một số nơi, nếu bạn có máy tính, sở hữu một đường truyền internet, nhưng lại không có tài khoản Facebook, thì bạn sẽ là kẻ lạc lõng và không mấy để ý tới những người bạn xung quanh. Trong một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew, dữ liệu thu thập được từ hàng ngàn người tham gia đã cho thấy: Những người sử dụng mạng xã hội không chỉ có nhiều mối quan hệ hơn, mà còn có nhiều người bạn thân hơn những ai không sử dụng những công cụ trực tuyến trên.
Khảo sát 2.255 người trưởng thành tại Mỹ trong khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 11 năm 2010, trung tâm Pew đã phát hiện ra trong 1.787 người sử dụng internet thì có 975 người (47% tổng số người tham gia nghiên cứu) có sử dụng những công cụ mạng xã hội trực tuyến như Facebook (92%), LinkedIn (18%), Twitter (13%) hoặc MySpace (29%).
So sánh với kết quả của một cuộc nghiên cứu khác với mục đích tương tự vào năm 2008, Pew đã phát hiện ra số lượng người sử dụng mạng xã hội đã tăng gần gấp đôi so với 2 năm về trước. Tuy nhiên về tổng thể, số lượng những mối quan hệ thân thiết giữa mọi người cũng đã có xu hướng giảm. Theo trung tâm Pew, lý do của sự suy giảm này không hẳn có liên quan tới việc sử dụng internet, khi tính theo từng cá nhân, số lượng bạn thân lại có xu hướng tăng.
Theo những gì cuộc điều tra năm nay mang lại, trung bình một người Mỹ có hơn hai (2,16) người bạn thân, tăng so với con số trung bình 1,93 của cuộc khảo sát năm 2008. Tuy nhiên con số này tăng một phần cũng nhờ vào những người sử dụng internet, khi tính trung bình, một người sử dụng mạng toàn cầu có 2,26 người bạn thân, trong khi con số này đối với những người không sử dụng internet chỉ là 1,75. Đối với những người sử dụng mạng xã hội trực tuyến, số lượng những mối quan hệ thân thiết còn cao hơn (trung bình 2,45). Từ đó Pew đã rút ra được kết luận: những người sử dụng mạng xã hội có số bạn thân nhiều gấp rưỡi những ai hoàn toàn không sử dụng mạng Internet.
Một buổi gặp mặt của các thành viên trang tin Ars Technica
trong khuôn khổ WWDC 2011, San Francisco, Mỹ
Quay trở lại với 47% người tham gia cuộc điều tra có sử dụng mạng xã hội. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được trung bình một người sẽ có 229 người bạn trên Facebook. Bên cạnh đó, những người sử dụng mạng xã hội này cũng có số lượng bạn bè trên Facebook nhiều hơn số lượng “mối quan hệ xã hội thực”. Tính trung bình, đối với một anh chàng sử dụng Facebook, thì số người anh ta chưa bao giờ gặp ngoài đời là 7%.
Cuộc điều tra còn thu được một kết quả thú vị khác. Khi được hỏi “Những mối quan hệ xã hội này có đáng tin cậy hay không?”, thì những câu trả lời “có” nhận được từ những người sử dụng Facebook nhiều hơn 43% những người chỉ đơn thuần sử dụng internet hoặc các mạng xã hội khác. Số liệu này khi đem so sánh với những người không dùng internet, kết quả là hơn… 300% !
Sự tin cậy nói trên có lẽ đã được chính những số liệu sau đây chứng minh: Trong số những người “bạn” trên Facebook, thì trung bình 22% là những người quen tại trường cấp 3, 12% là những người họ hàng hay thành viên trong gia đình, còn 9% số lượng bạn bè là những người cùng học chung đại học hoặc cao đẳng. Sở dĩ có con số 9% là do ngày nay, không phải ai ở Mỹ cũng tiếp tục theo học các cấp cao hơn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Video đang HOT
Ở một khía cạnh khác, cuộc điều tra cũng phần nào cho thấy vì sao MySpace đang trượt dài ở bên kia đỉnh dốc của sự thành công. Theo đó, 76% số người dùng internet đã từng sử dụng MySpace trong vòng hơn 2 năm, tuy nhiên chỉ có 3% nói rằng họ mới tạo tài khoản MySpace trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây. Mặc dù đã từng là một mạng xã hội thành công, nhưng hiện nay 62% người dùng MySpace không bao giờ đăng nhập tài khoản của họ, hoặc có đăng nhập để kiểm tra thông tin với tần suất vài tuần một lần. Khi so sánh với hai mạng xã hội đang rất thành công hiện nay, 24% số người dùng Twitter mới tạo tài khoản trong vòng 6 tháng trở lại đây, và 52% số người dùng Facebook đăng nhập vào tài khoản của họ đều đặn mỗi ngày.
Rốt cuộc, những mạng xã hội lớn với số thành viên trực tuyến lên đến hàng trăm triệu đang dần được chấp nhận và sử dụng một cách rộng rãi. Kết quả của cuộc nghiên cứu này còn được đóng góp bởi một bộ phận không nhỏ những người sử dụng internet trên 35 tuổi, những người đang hoà mình vào thế giới trẻ với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Và hiện tại cũng như trong tương lai, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi bất kỳ ai cũng có thể làm quen và trở thành bạn thân của nhau ngay trên hệ thống mạng toàn cầu.
Theo Bưu Điện VN
Facebook và 5 bài học Mark Zuckerberg dạy cả thế giới
Ai trong chúng ta hẳn cũng đã ở vào vị trí của Zuckerberg ít nhất một lần, nhưng đã nắm bắt cơ hội như thế nào?
Giống như bất kỳ công ty kinh doanh nào khác, Facebook được ra đời từ một con người có nhiều hoài bão và ý tưởng. Zuckerberg không phải là thiên tài số một thế giới, Facebook cũng không phải một ý tưởng mang tính cách mạng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại mọi thứ đã thay đổi nhiều: Facebook trở thành một trong những website có giá nhất trên Internet còn Zuckerberg trở thành nhà tỉ phú trẻ nhất thế giới. Vậy tại sao thành công lại đến với Facebook chứ không phải là Myspace như những gì chúng ta đã thấy?
Thực tế, chẳng có phép màu nào làm được điều đó, bất kỳ ai trong chúng ta hẳn đã ở vào vị trí của Zuckerberg ít nhất một lần. Ai trên hành tinh này đều mang trong mình những khả năng tiềm tàng để đạt được thành công. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết biến những tiềm năng đó thành thành công.
Một số yếu tố đóng vai trò cốt yếu trong bất kỳ một thành công nào là: khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm, thời gian, tiền bạc và khả năng thực thi. Tuy nhiên bên cạnh đó luôn luôn tồn tại những yếu tố làm nên sự khác biệt. Những yếu tố này lại chẳng bao giờ được dạy trong giáo trình của các trường kinh tế. Vậy bạn hãy tham khảo một số bài học dưới đây từ "ngôi trường kinh tế" của riêng Mark Zuckerberg.
Bài học 1: Đam mê những gì mình làm
Nếu bạn có ý tưởng để tạo ra bất kỳ sản phẩm nào khiến hàng trăm, hàng nghìn hay thậm chí hàng triệu người phải sử dụng nó hàng ngày thì bạn nên chắc chắn rằng mình cần làm tất cả điều đó bằng cả niềm đam mê và nhiệt huyết của bản thân.
Ý kiến trên không phải đúng với tất cả. Tuy nhiên, nếu bạn không thực sự mang trong mình đam mê về việc tạo ra một sản phẩm vượt trội thì liệu người dùng có đam mê với sản phẩm bạn tạo ra không? Câu trả lời là không. Đây là một bài học lớn không chỉ với những những doanh nhân trẻ mà còn đúng với cả những doanh nhân đã thành đạt.
Mark Zuckerberg là một trong những ví dụ điển hình nhất trong những năm gần đây về lòng đam mê với sản phẩm mình tạo ra. Không chỉ là người luôn theo sát dự án, Zuckerberg còn sẵn sàng từ chối hàng tỉ đô la để công ty có thể tiếp tục chuỗi phát triển thịnh vượng, dù biết rằng cơ hội sẽ không bao giờ đến lần thứ hai. Đó hẳn là những quyết định vô cùng khó khăn!
Bài học 2: Không ngừng đánh giá
Trong môi trường kinh doanh thường xuất hiện hai tuýp người: một là thích kinh doanh theo kiểu bản năng nhất thời, hai là những người cẩn thận phân tích chi tiết, so sánh giữa cái lợi và cái hại, được và mất để đưa ra quyết định ít gây tổn thất nhất. Mark Zuckerberg thuộc tuýp người thứ hai.
Zuckerberg luôn nhấn mạnh rằng nhân viên của mình chính là những biểu đồ phân tích đáng tin cậy nhất. Mục đích của họ khá đơn giản: cho phép Zuckerberg và các đồng nghiệp của mình đánh giá mức độ quan tâm của những tính năng mới ra mắt, từ đó đưa ra những đánh giá mang tính toàn cầu.
Trong khi nhiều công ty khác chỉ quan tâm đến việc nên quảng cáo như thế nào để thu về nhiều nhất thì Facebook lại có hướng đi khác. Công ty tập trung vào việc tối ưu hóa lợi ích của người dùng. Chính xác hơn, Zuckerberg muốn biết tính năng nào thực sự hiệu quả, tính năng nào không.
Làm bất cứ điều gì trong khả năng của bạn để tìm cách đo lường những thành công cũng như những thất bại. Nhưng đừng để bị thu hút vào những số liệu quá mà quên đi những ngẫu hứng sáng tạo.
Bài học 3: Sẵn sàng thử nghiệm
Ở thời kỳ phôi thai của Facebook, với mong muốn mang lại sự tiện dụng cao nhất cho người dùng, Zuckerberg đã thường xuyên nâng cấp website của mình mà không phải bận tâm nhiều, do lượng người dùng lúc đó chỉ vỏn vẹn có một vài nghìn.
Mọi chuyện đã thay đổi khi Facebook phát triển ở quy mô toàn cầu. Người dùng giờ đây phụ thuộc vào Facebook nhiều hơn bất kỳ website nào khác trên Internet (có lẽ là trừ Google). Ở góc độ này, bất kỳ một thất bại nào cũng là điều không thể chấp nhận.
Zuckerberg dù vậy vẫn theo đuổi phương pháp phát triển một cách có chuyên môn. Đó là lý do tại sao Facebook liên tục cho người dùng trải nghiệm những tính năng mới: thay đổi bố cục trang web, tính năng chat, cho phép các hãng thứ ba phát triển ứng dụng trên Facebook.
Bài học rút ra là dù có những người không thích sự thay đổi liên tục, đặc biệt là đối với tính riêng tư cá nhân và bố cục trang web, thì nếu bạn là một người có tầm nhìn hãy quyết tâm để thực hiện mục tiêu của mình đến cùng dù phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí đôi lúc bạn phải chấp nhận mạo hiểm.
Bài học 4: Biết chớp thời cơ
Trước thời Facebook, một ứng dụng khác cũng rất nổi tiếng ở trường Harvard có tên CourseMatch cho phép các sinh viên của trường so sánh các khóa học mình chọn ở mỗi học kỳ. Zuckerberg nhận thấy các sinh viên thường rất muốn biết bạn họ đã chọn lớp nào, và anh coi đó chính là cơ hội cho mình.
Facemash cũng là một website của sinh viên trường Harvard cho phép sinh viên ít nhiều nhận thức được được họ đang đứng ở vị trí nào trong các mối quan hệ xã hội. Nó đã trở thành trang web này không thể không dùng với mỗi sinh viên. Và một lần nữa Zuckerberg nhận ra cơ hội từ những gì Facemash mang lại.
Những gì mà Zuckerberg làm được không phải là một điều kì diệu. Tuy nhiên nó đòi hỏi người thành công phải nhìn vấn đề từ một góc độ rất khác.
Cơ hội luôn hiện diện ở quanh ta, đặc biệt là trong môi trường Internet, nơi mà việc kiếm được hàng triệu đô la đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cũng bởi có quá nhiều cơ hội nên chúng ta đôi khi đã trở nên "lãnh cảm" với những cơ hội rõ mồn một. Vì thế, khả năng phát hiện cơ hội là một kỹ năng vô giá mà không phải ai cũng có.
Bài học 5: Tạo ra những sản phẩm có ích
Facebook không đơn giản là một website thú vị mà người dùng thi thoảng mới ghé qua để xem. Facebook đã trở thành một công cụ cho phép hàng triệu người kết nối với nhau, chi phối đáng kể thế giới Internet. Mọi người sử dụng Facebook để chia sẻ kinh nghiệm hay bổ sung những kiến thức mới. Quan trọng hơn cả, Facebook đã làm được điều mà những website khác không làm được hoặc làm chưa đến nơi đến chốn.
Facebook đã tạo ra một môi trường ảo để người dùng tương tác với những người bạn ngoài đời. Có lẽ con số 700 triệu người dùng là minh chứng rõ nhất cho mức độ thành công của mạng xã hội này.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn khi muốn bắt đầu bước chân vào kinh doanh là: "Hãy tạo ra những sản phẩm có ích".
Lời giải thích cho câu hỏi sản phẩm hay dịch vụ nào hữu ích rất đơn giản: đó chính là thứ mà chúng ta cần sử dụng hàng ngày như một nhu cầu cơ bản. Hãy tạo ra những sản phẩm có ích mà con người cần sử dụng hàng ngày, đồng thời biến nó thành một sản phẩm độc đáo. Đó chính là chìa khóa cho cơ hội thành công của bạn.
Theo Bưu Điện VN
Trang mạng xã hội MySpace sắp có ông chủ mới Reuters vừa cho hay, một nhóm các nhà đầu tư trong đó có CEO Bobby Kotick của hãng Activision Blizzard đang bước vào giai đoạn thảo luận cuối cùng trước khi mua lại cổ phẩn của trang mạng xã hội MySpace từ tập đoàn truyền thông News Corp. (Nguồn: Internet) Được biết, Kotick tham gia thương vụ này với tư cách cá nhân...