Người đứng đầu tổ chức, DN cần thay đổi nhận thức về An toàn thông tin
Bộ TT&TT vừa phát đi khuyến cáo, đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận các cảnh báo về an toàn thông tin, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên đưa ra các cảnh báo về an toàn, an ninh mạng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận các cảnh báo đó, vì hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, gây thiệt hại về uy tín cũng như tiền bạc.
2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tham gia vào mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia để chia sẻ, tiếp nhận các thông tin về sự cố an toàn, an ninh mạng và hỗ trợ xử lý nếu cần.
3. Khi xảy ra các sự cố về an toàn, an ninh mạng, Người Đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định trách nhiệm vào cuộc ngay lập tức, Bộ thông tin và truyền thông khi gửi cảnh báo sẽ CC cho Người Đứng đầu Bộ, ngành, địa phương tương ứng.
Video đang HOT
4. Thống nhất, chia sẻ thông tin, phối hợp liên kết giữa các lực lượng, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn Thông tin), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao), Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng) và chủ quản Hệ thống thông tin trong công tác về an toàn, an ninh mạng.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập hợp, lựa chọn, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt phát triển các sản phẩm về an toàn, an ninh mạng, sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc để đảm bảo một Không gian mạng an toàn cho Việt Nam.
Theo viet nam net
Diễn tập thực chiến an toàn thông tin đối với lĩnh vực ngân hàng
Sáng 9/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức diễn tập các cuộc tấn công mạng chủ đích.
Nhằm luyện tập xử lý trước và chủ động phát hiện sớm trước khi các cuộc tấn công mạng chủ đích xảy ra, sáng 9/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống tấn công mạng cho các hệ thống thông tin của ngành tài chính, ngân hàng.
Với thông điệp "Đưa diễn tập an toàn thông tin vào thực chất thông qua diễn tập thực chiến", cuộc diễn tập này có chủ đề "Chủ động tìm kiếm, phát hiện sớm tấn công chủ đích (APT) đối với khối tài chính, ngân hàng bằng phương pháp Threat Hunting". Cuộc diễn tập được triển khai trên quy mô lớn tại hai đầu cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 38 ngân hàng với hơn 100 cán bộ, chuyên gia chuyên trách trực tiếp đảm bảo an toàn thông tin tại các ngân hàng tham gia.
Theo đại diện của Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây, có rất nhiều các cuộc tấn công mạng phức tạp và kéo dài hay còn gọi là tấn công có chủ đích (APT) vào các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam. Những cuộc tấn công gây ra ảnh hưởng lớn tới các tổ chức và thường chỉ được phát hiện sau khi sự cố đã xảy ra. Dù đã được đầu tư rất nhiều giải pháp an toàn, an ninh mạng, các hệ thống phòng thủ đa lớp, việc phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công chủ đích (APT) vẫn còn rất khó khăn.
Tham gia diễn tập, thành viên trong mỗi đội được nhập vai vào thành các nhân vật trong kịch bản mô phỏng để tiến hành xử lý tấn công mạng từng bước theo quy trình, giảm thiểu thiệt hại, ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp diễn, leo thang nhưng vẫn đảm bảo hệ thống vận hành bình thường.
Quá trình diễn tập sử dụng hệ thống thao trường điện tử CyberField. Đây là hệ thống giả lập, mô phỏng môi trường mạng các hệ thống thông tin vận hành trong thực tế.
Các đội tham gia thực hiện diễn tập trực tiếp trên hệ thống thao trường điện tử (gọi là CyberField) của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Hệ thống này đã được triển khai cho nhiều cuộc diễn tập lớn cho nhiều tỉnh, thành, bộ, ban, ngành tại Việt Nam. Hệ thống phục vụ diễn tập gồm có 2 thành phần chính là hệ thống giám sát và hệ thống mô phỏng lỗ hổng bảo mật (mục tiêu tấn công).
Kịch bản tấn công được mô phỏng các kỹ thuật thực tế dựa trên các nhóm tấn công có chủ đích đang có các hoạt động tấn công vào các ngân hàng Việt Nam. Tiếp đó, các đội phải thực hiện các bài phòng thủ để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho việc theo dõi, phát hiện cũng như thực hiện điều tra, xử lý tấn công mạng.
Ngân hàng là một trong 11 lĩnh vực cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định tại Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Do đó, việc triển khai các hoạt động tập huấn, diễn tập nhằm nâng cao năng lực đối phó và xử lý với các sự cố mất an toàn thông tin cho lĩnh vực ngân hàng là yêu cầu cần thiết và cấp bách, cần triển khai thường xuyên. Cuộc diễn tập này tiếp nối trong chuỗi diễn tập đảm bảo an toàn thông tin cho các lĩnh vực quan trọng như y tế, hàng không, Chính phủ điện tử... mà Cục An toàn thông tin đang triển khai trong thời gian qua./.
Theo bnews
Tạm dừng cấp giấy phép các trang thông tin điện tử tổng hợp Từ tháng 11/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tạm dừng cấp giấy phép thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp. Việc này nhằm chấn chỉnh hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp, khắc phục tình trạng hoạt động như cơ quan báo điện tử. Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Sở Thông tin...