Người đứng đầu mảng thiết kế Apple coi Xiaomi là ‘mối hoạ’
Người đứng đầu bộ phận thiết kế của Apple đã chia sẻ về cách thức làm việc của ông và đồng nghiệp để tạo nên những sản phẩm để đời.
Tại sự kiện do tạp chí Vanity Fair tổ chức ở San Francisco, người đứng đầu bộ phận thiết kế của Apple, Jony Ive đã dành thời gian để nói về công việc của ông và đội ngũ thiết kế, cũng như cách mà họ đã thực hiện để cho ra những sản phẩm hoàn hảo.
Mở đầu cuộc phỏng vấn với Vanity Fair, Jony Ive cho biết ông cảm thấy may mắn vì đã cộng tác với nhóm của mình trong 15 năm qua. Vào thời điểm đó, nhóm chỉ có 16 hoặc 17 thành viên và không ai tự nguyện tham gia vào.
Từ đó đến nay, đội ngũ thiết kế đã góp phần to lớn vào việc định hình giá trị khổng lồ của Apple hiện tại.
Vậy họ đã làm việc như thế nào?
Trong khi mô tả một tuần làm việc thông thường của bộ phận thiết kế, Jony Ive nói rằng nhóm của ông không phải là một đội siêu hạng với vô số những ý tưởng có thể phù hợp với mọi vấn đề phát sinh. Ngày thứ Hai hoặc thứ Ba là thời điểm mọi người thoải mái nghiên cứu những ý tưởng và vẽ nó ra giấy mà không phải giải quyết bất cứ vấn đề gì. Đến thứ Tư, khi có những ý tưởng nảy sinh và cuộc thảo luận bắt đầu.
Mọi thứ sẽ thay đổi khi ý tưởng được dựng thành mô hình vật lý từ những chất liệu khác nhau, bao gồm nhựa và kim loại. Lúc này mọi người sẽ “chơi” với các mô hình trong không gian thiết kế. Cuối cùng mô hình nào còn lại trên bàn làm việc sẽ trở thành sản phẩm được tung ra thị trường.
Trong rất nhiều trường hợp, các mô hình không bao giờ được phát triển thành sản phẩm. “Nhiều năm trước, chúng tôi đã làm những mô hình điện thoại màn hình lớn. Chúng có những tính năng thú vị với màn hình lớn, nhưng kết quả cuối cùng là sản phẩm tệ hại vì to và thô”, Vanity Fair cho biết khi biên tập viên của Vanity Fair thắc mắc tại sao Apple phải mất một thời gian dài để có iPhone màn hình lớn.
Video đang HOT
Mô hình smartphone màn hình lớn, tiền thân của iPhone 6 Plus đã có mặt trên bàn làm việc của đội ngũ thiết kế đến từ Apple cách đây vài năm.
Trong quá trình những nhà thiết kế “chơi” với các mô hình vật lý, sẽ có nhiều vấn đề thay đổi trong các sản phẩm của công ty. Jony Ive nhấn mạnh rằng, đội thiết kế đã nghĩ “một màn hình lớn có vẻ tự nhiên và trực quan”. Thông qua quá trình thử nghiệm nhiều lần trên mô hình, cùng với các tiến bộ của công nghệ, cuối cùng Apple đã phát triển một sản phẩm hấp dẫn với màn hình lớn, các cạnh tinh tế khiến cho người dùng không cảm thấy quá rộng.
Khi một khán giả của cuộc trò chuyện đặt ra câu hỏi về biệt danh “Apple Trung Quốc” của Xiaomi, Jony Ive cho biết: “Đó là một mối nguy hiểm… Tôi xem nó như hành vi trộm cắp”.
Jony Ive cũng bày tỏ quan niệm của ông về cái đẹp trong sản phẩm: “Một sản phẩm tuyệt đẹp mà không hoạt động thì cũng trở thành xấu xí. Điều tốt nhất là chúng tôi làm được là phát triển hài hòa. Vẻ đẹp nằm trong hoạt động của nó”.
Theo Zing
7 triết lí làm nên thiên tài thiết kế iPhone, iPod, iMac của Apple
Thiên tài Jony Ive là một nhà thiết kế của Apple, người đứng sau các sản phẩm nổi tiếng ngày nay như iMac, iPod và iPhone. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông đã chia sẻ về những điều tác động lớn cũng như cách ông đạt tới thành công trong sự nghiệp.
Mới đây, tạp chí Time đã đăng tải một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với thiên tài thiết kế này, trong đó Ive chia sẻ về những điều tác động lớn tới ông, cũng như cách để ông đạt được thành công trong sự nghiệp.
Jony Ive đứng đầu bộ phận thiết kế của Apple từ năm 1996. Từ đó tới nay, ông đã trở thành một huyền thoại sống trong giới thiết kế. Những chiếc máy iMac nhiều màu sắc bắt mắt, iPod gây chấn động ngành công nghiệp âm nhạc và iPhone đột phá thị trường smartphone... là một vài trong số những công trình thiết kế giúp Jony Ive được Hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ.
1. Để khám phá thế giới, ông từng tháo tung mọi thứ từ khi còn là một đứa trẻ
Ive thừa hưởng sự sáng tạo từ cha mình, một người thợ bạc đồng thời là giảng viên bộ môn thủ công và thiết kế ở một trường học địa phương. Khi còn nhỏ, Ive dành hầu hết thời gian để tháo tung các vật dụng trong gia đình, sau đó lắp chúng lại với nhau.
2. Những người không có phận sự không được vào xưởng nghiên cứu của Ive
Không ai ngoài Ive, nhóm của ông và các nhà lãnh đạo cao cấp của Apple được đặt chân vào phòng thí nghiệm của ông tại trụ sở chính của Apple. Nguyên tắc này giống với triết lí của Tổng giám đốc Jeff Bezos của Amazon. Ông Bezos cũng không cho phép người ngoài tới nơi thiết kế Amazon Kindle.
Jony Ive giải thích: "Lí do vì đó là nơi bạn có thể thấy mọi thứ chúng tôi đang nghiên cứu, tất cả mọi thiết kế và mô hình mẫu".
3. Ông làm việc cùng một đội nghiên cứu trong suốt nhiều thập kỉ
Đội thiết kế của Ive chỉ có khoảng 15 thành viên đến từ các nước Anh, Mỹ, Nhật, Australia và New Zealand. Điều quan trọng hơn, họ đã làm việc với nhau suốt 20 năm qua. Sự gắn bó lâu dài này chứng tỏ sự trung thành và hợp tác ăn ý giữa những người cộng sự với nhau.
4. Bắt đầu mỗi dự án bằng một câu hỏi
Trước khi Ive bắt đầu một dự án, ông lại tưởng tượng xem sản phẩm đó có thể làm gì cho người dùng. Sau khi xác định tác dụng của sản phẩm, ông bắt đầu cân nhắc về thiết kế bên ngoài của nó. Điều này giống với quan điểm của giáo sư Clay Christensen thuộc Đại học Harvard: "Để làm ra được những sản phẩm mà người khác muốn có, bạn phải hiểu khách hàng sẽ mua sản phẩm đó cho mục đích gì".
5. Sáng tạo bắt đầu từ sự quan sát
Để có được những tông màu đẹp cho iMac, Ive đã từng nói chuyện với các nhà sản xuất kẹo dẻo. Khi muốn học cách chế tạo kim loại siêu mỏng cho laptop, Ive đã tìm tới những người thợ kim loại Nhật Bản. Như giáo sư thiết kế Tina Seelig của Đại học Stanford đã nói, sáng tạo bắt đầu từ sự quan sát. Vì thế, khi Ive muốn tìm hiểu thêm về một khía cạnh thiết kế, ông lại tìm tới những người có kinh nghiệm sâu sắc nhất về vật liệu.
6. Chế tạo sản phẩm cho những người quan tâm
Đa số các sản phẩm của Apple trông như được làm ra để thỏa mãn những gì khách hàng mong muốn và chờ đợi. Ive nói rằng đó không phải điều ngẫu nhiên:
"Xung quanh chúng ta có rất nhiều sản phẩm được chế tạo một cách cẩu thả và không tạo được tên tuổi. Bạn có thể nghĩ những người sử dụng cũng như người sản xuất ra chúng không quan tâm tới điều đó. Nhưng chúng tôi đã chứng minh điều ngược lại. Đó không chỉ là vấn đề thẩm mĩ. Người dùng quan tâm đến những thứ được nghiên cứu và chế tạo một cách chu đáo, tỉ mỉ. Chúng tôi sản xuất ra rất, rất nhiều những sản phẩm đẹp mắt và tinh tế. Thành công của chúng tôi là sự chiến thắng của sự tinh khiết và toàn vẹn"
Đây cũng chính là điều Steve Jobs đã từng nói với nhóm thiết kế iPhone: Đừng thiết kế một chiếc điện thoại có nhiều chức năng tuyệt vời, mà hãy làm ra một chiếc điện thoại khiến người ta phải mê mẩn.
7. Ive thiết kế những sản phẩm trở thành một phần của đời sống
Theo Jony Ive, công nghệ là một thứ gắn bó mật thiết với cuộc sống. Chiếc headphone trên tai bạn và chiếc điện thoại để cạnh giường - đó là những thứ quan hệ gần gũi với nhau. Theo cách này, Apple tìm cách tích hợp những sản phẩm đó vào cuộc sống của con người. Chính thách thức tạo ra những thiết bị công nghệ mạnh mẽ và gắn bó với con người đã đưa Ive vươn lên một trong những vị trí quan trọng nhất tại Apple.
Theo ICTnews/SAI
Nhà thiết kế iOS 7: Chúng ta bị "dìm" bởi các sản phẩm vô danh Trong cuộc phỏng vấn với tờ Sunday Times của Anh, Jony Ive, người đứng đầu bộ phận thiết kế của Apple và cũng là "tác giả" của iOS 7 cho rằng các công ty khác đang "copy hàng nghìn, hàng nghìn giờ lao động vất vả của Apple". Khi trả lời phỏng vấn với tờ Sunday Times, Jony Ive - người từng thiết...