Người dùng chưa hài lòng về tốc độ đường truyền 3G tại Việt Nam
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường AC Nielson , tỷ lệ sử dụng 3G tại Việt Nam tăng mạnh trong năm 2012. Mặc dù người dùng đã rất hài lòng về vùng phủ sóng, nhưng tốc độ đường truyền chưa làm họ hài lòng.
Kết quả khảo sát “Mức độ hài lòng của người dùng 3G tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM năm 2012″ do báo Bưu điện Việt Nam phối hợp với công ty phân tích thị trường Nielson thực hiện cho thấy tỉ lệ người dùng 3G trong nước năm 2012 tăng xấp xỉ 5 lần so với năm 2011.
Khảo sát thực hiện với 800 người tham gia, và đây là những người thường xuyên sử dụng 3G trên các thiết bị, như điện thoại, laptop và máy tính bảng.
Theo đó, 60% người được hỏi tại 3 thành phố lớn cho biết họ sử dụng 3G hàng ngày, tăng 18% so với đợt khảo sát năm 2011.
Nielson nhận thấy vai trò của công nghệ 3G được người dùng đánh giá rất cao với 90% cho rằng 3G là công cụ giúp họ kết nối Internet mọi lúc, mọi nơi. Trong khi đó 85% cho rằng 3G là công cụ hỗ trợ đắc lực trong cuộc sống, 88% tin tưởng rằng sử dụng 3G sẽ là một trào lưu phát triển mạnh trong tương lai và 90% tỏ ra tin tưởng vào tương lai tích cực của công nghệ này.
Người dùng ấn tượng với độ phủ sóng của 3G nhưng chất lượng đường truyền chưa đáp ứng nhu cầu của họ.
Trong 800 đối tượng tham gia khảo sát, có 48% người cho rằng 3G có khả năng thay thế công nghệ ADSL trong khi 37% tin rằng 3G và ADSL sẽ được sử dụng với tỉ lệ ngang nhau.
Video đang HOT
Có một điều thú vị là 95% người đang sử dụng 3G cho hay họ không có ý định ngưng sử dụng công nghệ này trong thời gian sắp tới.
Khảo sát nhận thấy, điện thoại di động là thiết bị dùng để truy cập 3G phổ biến nhất. 66% người tham gia phỏng vấn sử dụng 3G trên di động, 34% sử dụng trên laptop.
Tuy nhiên, chỉ số hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ 3G nói chung giảm nhẹ từ 71/100 điểm năm 2011 xuống 64/100 điểm nâm 2013.
Theo Nielson, mặc dù khách hàng hài lòng về độ rộng của vùng phủ sóng (84/100 điểm) nhưng vẫn chưa thực sự hài lòng về tốc độ đường truyền của các nhà mạng (55/100 điểm)
Những người tham gia khảo sát cho biết họ hài lòng hơn với mức chi phí sử dụng 3G (50/100 điểm năm 2011 và 68/100 điểm năm 2013), tuy nhiên, họ vẫn mong muốn nhận được thêm nhiều chương trình khuyến mãi từ các nhà mạng. Ngoài ra, người dùng cũng mong muốn các nhà mạng tiếp tục thúc đẩy mạnh đa dạng hoá gói cước để phù hợp hơn với nhu cầu của họ (59/100 điểm).
Kết quả khảo sát nhận thấy khách hàng đã hài lòng với trình độ hiểu biết về 3G của nhân viên các nhà mạng (86/100 điểm) và khả năng phản hồi thông tin nhanh chóng của họ (85/100 điểm).
Tuy nhiên, người dùng chưa thực sự hài lòng với các chương trình chăm sóc khách hàng hiện đang được cung cấp (45/100 điểm). Ngoài ra, khách hàng cũng cho rằng các thông tin về dịch vụ 3G trên website của các nhà mạng cần được bổ sung/cập nhật hơn nữa (63/100 điểm).
Theo Dantri
Viettel chính thức "tham chiến" thị trường truyền hình cáp
Hiện Viettel đã phủ cáp quang đến tận xã và có thể nhanh chóng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên phạm vi toàn quốc.
Nguồn tin của ICTnews cho hay, Viettel đã được Bộ TT&TT cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Việc Viettel "tham chiến" vào thị trường này sẽ thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ ở một lĩnh vực mà VTV đang chiếm thế độc quyền.
Như vậy, sau hơn 1 năm xin phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, Viettel đã được cấp phép. Nguồn tin của ICTnews cho hay, cùng với Viettel, Bộ TT&TT đã gia hạn giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho VCTV (đơn vị của Đài Truyền hình Việt Nam - VTV).
Hiện VTV nắm trong tay hơn 70% thị phần của dịch vụ truyền hình cáp. Suốt thời gian qua, VTV liên tục thông báo với khách hàng tăng cước thuê bao, trong bối cảnh dịch vụ của nhà cung cấp này bị nhiều khách hàng kêu ca về chất lượng dịch vụ. Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, nếu Viettel "tham chiến" dịch vụ truyền hình cáp thì VTV sẽ là đơn vị lo lắng nhất và chuyện mất thị phần chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Trước khi Bộ TT&TT cấp phép cho Viettel cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, lãnh đạo Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam liên tục gửi văn bản đến Quốc hội và Chính phủ quyết ngăn chặn Viettel tham gia vào lĩnh vực này. Đáng chú ý là trong khi nhiều doanh nghiệp cùng xin cấp phép dịch vụ truyền hình cáp thì Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam chỉ đưa duy nhất Viettel vào danh sách phải "ngăn sông cấm chợ". Sở cứ đòi "cấm cửa" Viettel được Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đưa ra là thị trường truyền hình trả tiền đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế Nhà nước và các đơn vị trong ngành truyền hình bắt đầu thực hiện lộ trình số hóa đến năm 2020 theo Quy hoạch đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ - trong bối cảnh đó mà Viettel xin đầu tư để cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu.
Một lý do khác mà lãnh đạo Hiệp hội Truyền hình trả tiền đưa ra là việc ra đời của một đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như Viettel chắc chắn sẽ gây ra những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa những đơn vị đang tham gia thị trường truyền hình trả tiền, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng mà các đơn vị này đã đầu tư và tạo ra nhiều vấn đề phức tạp mà các Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ sẽ phải xử lý trong thời gian tới.
Trước lý lẽ của Hiệp hội Truyền hình trả tiền đưa ra, nhiều chuyên gia và nhà quản lý có uy tín đã phải lên tiếng. Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện tỏ ra ngạc nhiên với sự phản ứng của Hiệp hội Truyền hình trả tiền và cho rằng, tuy thị trường này có nhiều doanh nghiệp nhưng VTV lại chiếm tới hơn 70% thị phần thì đương nhiên là có độc quyền theo Luật Cạnh tranh. Sau 9 năm phát triển, thị trường mới có khoảng 4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, như vậy còn một số lượng rất lớn người dân Việt Nam chưa được sử dụng dịch vụ. Ông Mai Liêm Trực cũng bất ngờ khi lãnh đạo Hiệp hội Truyền hình trả tiền lý luận rằng các doanh nghiệp viễn thông nhảy vào lĩnh vực truyền hình cáp là đầu tư ngoài ngành. "Bản chất việc doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình cáp là phát huy thế mạnh hạ tầng truyền dẫn của họ. Tôi tin rằng khi các doanh nghiệp viễn thông nhảy vào thị trường này, giá dịch vụ cung cấp cho người dân sẽ giảm mạnh chứ không tăng liên tục như thời gian vừa qua", ông Mai Liêm Trực nói.
Ông Mai Liêm Trực còn nhận định rằng, phản ứng của một số doanh nghiệp truyền hình trả tiền hiện nay cũng là điều dễ hiểu bởi bản thân Tổng cục Bưu điện lúc cho phép mở cửa thị trường viễn thông cũng có những động thái tương tự. Vì vậy, Bộ TT&TT cần đứng trên quyền lợi của người dân, đất nước để vững tay sớm cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình cáp.
Trước đó, có khá nhiều chuyên gia kinh tế lên tiếng về tình trạng độc quyền trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Theo ông Phạm Khắc Lãm, nguyên Tổng giám đốc VTV, truyền hình trả tiền tại Việt Nam tuy "đông vui" nhưng lộn xộn - nơi thừa, nơi vẫn "đói". Còn bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu trên truyền thông rằng, một khi sản phẩm hay dịch vụ nào đó rơi vào tình trạng độc quyền trên thị trường thì người tiêu dùng luôn phải chịu thiệt đầu tiên. Ở Việt Nam, ngoại trừ một số lĩnh vực đặc thù, các sản phẩm khác khó mà được phép độc quyền bởi mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia vào thị trường. Quản lý nhà nước cũng không để cho doanh nghiệp nào độc quyền. "Tôi cũng thấy lạ là tại sao trong lĩnh vực này (truyền hình trả tiền - PV), các doanh nghiệp lại có thể độc quyền. Điều đó cho thấy độ vênh khá rõ giữa các đơn vị của nhà nước và tư nhân (các kênh truyền hình trả tiền của VTV và các kênh có sự tham gia của tư nhân khác như AVG... - PV)", bà Lan nói.
Phát biểu trên truyền thông gần đây, ông Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc AVG cho biết, không phải hiệp hội ra đời thì đương nhiên mọi việc đều tốt đẹp. Nếu hiệp hội hoạt động kém hiệu quả, trong trường hợp nguy hiểm nhất là bị chi phối bởi lợi ích nhóm thì tình hình có khi còn tồi tệ hơn so với lúc hiệp hội chưa ra đời.
Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, nên để các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nhưng có cơ chế bắt buộc họ phải cho các doanh nghiệp khác sử dụng chung cơ sở hạ tầng. "Ví dụ, nếu các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạnh như Viettel khi tham gia thị trường truyền hình cáp mà không chịu chia sẻ hạ tầng thì có thể các nhà cung cấp dich vụ khác sẽ chết. Hiện nay, khoảng 80% khu vực nông thôn chưa có dịch vụ truyền hình cáp, trong khi đó Viettel và VNPT có hạ tầng nhưng không chia sẻ hạ tầng với các doanh nghiệp sẽ dẫn tới độc quyền rất nguy hiểm", ông Lê Mạnh Hà nói.
Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam mới có khoảng 3 triệu thuê bao truyền hình cáp và phần lớn nằm trong tay của VTV. Như vậy, chỉ có khoảng 15% hộ gia đình của Việt Nam được sử dụng dịch vụ này sau hơn 9 năm phát triển. Những dịch vụ độc quyền ở Việt Nam thường có biểu hiện như chất lượng kém, phục vụ kém và giá tăng - dường như những biểu hiện này đang hiện diện đầy đủ trên thị trường truyền hình cáp. Trong 3 năm qua, Truyền hình cáp Việt Nam đã tăng giá dịch vụ lên 3 lần - mức tăng cao hiếm thấy của một loại hình dịch vụ được xem là thiết yếu với người dân. Mức giá 110.000 đồng/tháng/tivi mà Truyền hình cáp Việt Nam đưa ra không phải là mức giá có thể tiếp cận đông đảo hộ gia đình Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, nhiều hộ gia đình Việt Nam đang rất cần những dịch vụ truyền hình cáp chất lượng tốt với mức giá phù hợp, khoảng dưới 50.000 đồng/tháng. Tất nhiên, không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng có thể cung cấp được dịch vụ với mức cước này bởi nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố quy mô thuê bao và chi phí đầu tư. Thế nhưng, nếu không tạo sự cạnh tranh trên thị trường thì trước tiên những người dân Việt Nam sẽ tiếp tục gánh chịu nhiều hệ lụy. Điều này đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển của xã hội và ở chừng mực nào đó cũng là hành động ngăn cản người dân tiếp cận thông tin.
Nhiều người đang kỳ vọng Viettel sẽ làm được điều mà họ đã từng làm trong dịch vụ di động là làm bùng nổ thị trường truyền hình cáp và đem dịch vụ đến với các hộ gia đình Việt Nam.
Theo GenK
VNPT chính thức chia tách với VN Post Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT Phạm Long Trận đã có bài phát biểu trong nghẹn ngào rơi lệ khi nói lời chia tay các CBCNV bưu chính tại Lễ bàn giao chuyển quyền đại diện chủ sở hữu VietnamPost từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT sáng ngày 19/12/2012 tại Hà Nội. Chủ tịch VNPT đã khóc khi phát...