Người Đức muốn dỡ bỏ trừng phạt, nối lại tình hữu nghị với Nga?
Trong một cuộc khảo sát mới nhất do báo Tagesspiegel thực hiện, phần lớn người dân Đức được hỏi cho biết họ mong muốn quan hệ giữa Đức và Nga được bình thường hóa.
Theo kết quả của cuộc khảo sát, có đến 72% người dân ở miền đông và 54% người dân ở miền tây nước Đức cho biết họ muốn chính phủ xây dựng một mối quan hệ hữu nghị mới với Nga.
Phần đông người dân Đức cho biết họ muốn các lệnh trừng phạt đối với Nga được dỡ bỏ.
Trước đó vào ngày 25/7, thống đốc bang Brandenburg của Đức là ông Dietmar Woidke cho biết dựa vào việc rất nhiều người đã tiếp cận ông để hỏi về việc làm thế nào để cải thiện quan hệ với Moscow, ông tin rằng phần đông người dân sẽ đồng ý để các lệnh trừng phạt mà EU áp dụng đối với Nga được dỡ bỏ nếu một cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện.
Người đứng đầu bang Saxony là ông Micheal Kretschmer cũng khẳng định rằng người dân Đức ở cả hai miền đông và tây đều có chung quan điểm rằng các lệnh trừng phạt đối với Nga cần phải được dỡ bỏ.
Vào đầu tháng này, ông Klaus Ernst, người đứng đầu Ủy ban Kinh tế Quốc hội Đức đã kêu gọi Liên minh Châu Âu xem xét lại việc kéo dài thời hạn của các lệnh trừng phạt đối với Nga, với lý do rằng sau 5 năm được áp dụng các lệnh này đã tỏ ra không hiệu quả trong việc buộc Moscow phải thay đổi chính sách của mình cũng như đã gây hại cho các doanh nghiệp Đức ở Nga.
Video đang HOT
Từ năm 2014 tới nay, phương Tây đã gây sức ép chính trị và kinh tế đối với Nga sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga cũng như việc Nga được cho là có liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
EU và một số quốc gia như Mỹ, Canada và Úc sau đó đã áp đặt nhiều hình thức trừng phạt đối với ngành năng lượng, tài chính và quốc phòng của Nga. Moscow đã phủ nhận mọi cáo buộc nhằm vào mình và đã thực hiện các biện pháp đáp trả.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Giá dầu sẽ tăng cao đến mức nào nếu chiến tranh Mỹ - Iran bùng nổ?
Giới chuyên gia nhận định giá dầu thế giới có thể tăng vọt lên 150 USD/thùng nếu căng thẳng giữa Mỹ và Iran bùng phát thành một cuộc chiến tranh.
Căng thẳng quân sự Mỹ - Iran bùng lên nghiêm trọng từ ngày 18/7, khi Tổng thống Donald Trump khẳng định tàu đổ bộ USS Boxer của quân đội Mỹ bắn rơi máy bay không người lái của Iran ở eo biển Hormuz. Các chuyên gia chính trị quốc tế lên tiếng cảnh báo chiến tranh có thể bùng phát nếu hai bên tiếp tục có những hành động leo thang.
Theo CNBC, ngày 15/7 Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tuyên bố thỏa thuận hạt nhân Iran ký với Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức hồi năm 2015 "chưa sụp đổ". Tehran đã bắt đầu làm giàu uranium vượt mức thỏa thuận, nhưng cho biết sẵn sàng lùi bước nếu EU phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ, nối lại đàm phán với Iran.
Tàu USS Boxer của quân đội Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên giới quan sát cho rằng khả năng này khó xảy ra. Và căng thẳng kéo dài tại Trung Đông sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là giá dầu.
"Nếu Iran làm giàu uranium ở mức 20% và tăng tốc máy ly tâm, một cuộc đối đầu quân sự Mỹ - Iran, hoặc Israel - Iran có thể sẽ nổ ra. Ngay cả một vụ tấn công quy mô hẹp cũng có thể đẩy giá dầu leo thang", CNBC dẫn lời bà Helima Croft thuộc hãng RBC Capital Markets nhận định.
Trước thỏa thuận năm 2015, Iran làm giàu uranium ở mức 20%, vượt xa mức 3,67% cần thiết để sản xuất điện hạt nhân. Khi đó Tehran chỉ cần thêm 3 tháng để làm giàu uranium đến mức 90%, cấp độ tối thiểu để chế tạo bom hạt nhân.
Với thỏa thuận năm 2015, Iran quay trở lại làm giàu uranium ở mức 3,67%. Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Tehran thông báo đã bắt đầu làm giàu ở mức hơn 4,5%.
Các nhà phân tích của Capital Economics dự báo giá dầu sẽ tăng lên 150 USD/thùng nếu chiến tranh nổ ra. Ước tính mỗi ngày 20 triệu thùng dầu được sản xuất tại khu vực vịnh Ba Tư.
Xung đột bùng lên sẽ dẫn tới tình trạng eo biển Hormuz nằm giữa vịnh Oman và vịnh Ba Tư bị đóng cửa. Đây là 1/3 lượng dầu toàn cầu đi qua.
Quân đội Iran luyện tập ở eo biển Hormuz hồi tháng 4. Ảnh: Getty Images.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng những năm qua, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã tăng vọt, giúp nguồn cung dầu thế giới trở nên dồi dào hơn. Sự phụ thuộc của nền kinh tế toàn cầu vào dầu thô sản xuất tại vịnh Ba Tư đã giảm đi đáng kể. Do đó, giá dầu có thể sẽ không duy trì ở mức cao quá lâu.
Chuyên gia Richard Nephew thuộc Đại học Columbia nhận định Tổng thống Trump có thể sẽ không muốn phát động một cuộc chiến tranh trong thời điểm kỳ bầu cử năm 2020 sắp đến gần.
"Chiến dịch tranh cử tổng thống đã bắt đầu và chắc chắn ông Trump không muốn giá xăng trong nước tăng vọt khiến cử tri bất mãn", nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil Associates đánh giá.
Tuy nhiên cũng có khả năng Israel sẽ mở chiến dịch tấn công Iran. Israel từng tuyên bố sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn Iran sở hữu bom hạt nhân.
Theo Zing
Truyền thông Mỹ lên tiếng về suy tính của người Nga với tân nữ Chủ tịch EU Theo hãng thông tấn Bloomberg, tân Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ không nhận được một cái ôm lớn từ Điện Kremlin. Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga - Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã được hỏi trong chuyến thăm Đức về vị Chủ tịch sắp tới của Ủy ban châu Âu và lập trường cứng rắn của...