Người đọc câu ‘thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được’ mà tất cả đều quen là ai?
Với các thuê bao di động Việt Nam, thông báo thuê bao không liên lạc được là một trong những câu thoại cực kì quen thuộc.
“Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau,” có lẽ là một câu nói quen thuộc với bất kì người dùng di động nào tại Việt Nam. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc ai là chủ nhân của giọng đọc huyền thoại này chưa?
Chân dung nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến. (Ảnh: VTV)
Thực tế, giọng đọc nữ đằng sau câu nói quen thuộc của hãng viễn thông này thuộc về một nhân vật không hề xa lạ. Theo đó, nó thuộc về NSƯT Kim Tiến, một gương mặt phát thanh viên nổi tiếng và quen mặt trên màn ảnh nhỏ với nhiều người Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ trước. NSƯT Kim Tiến từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng bà thực hiện đoạn thu âm nói trên cho nhà mạng VinaPhone từ năm 1993.
NSƯT Kim Tiến tên đầy đủ là Vũ Kim Tiến. Bà sinh năm 1948 trong một gia đình có 5 anh chị em. Theo học trường múa, NS Kim Tiến là người duy nhất trong gia đình bà đi theo con đường nghệ thuật, dù vậy bà có niềm đam mê sâu sắc với phát thanh, truyền hình. Năm 1970, NSƯT Kim Tiến thi tuyển vào Đài Tiếng nói Việt Nam và năm 1971, bà thi tuyển vào Đài Truyền hình Việt Nam nhưng đều khôgn thành công. Năm 1975, bà về công tác tại đội múa của Đài Truỳen hình Việt Nam và sau đó được chuyển sang làm phát thanh viên. NSƯT Kim Tiến là một trong những phát thanh viên đầu tiên của Ban Thời sự Đài truyền hình Việt Nam và cũng là một trong những phát thanh đầu tiên kể từ khi Đài Truyền hình Việt Nam lên sóng.
Video đang HOT
Bà Kim Tiến là một trong những thế hệ giọng đọc đầu tiên của VTV. (Ảnh: VTV)
Đến nay, mặc dù đã nghỉ hưu hơn mười năm, giọng đọc của bà Kim Tiến vẫn in đậm trong tâm trí của nhiều người Việt Nam. Bà cũng tham gia công tác giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệp tới các thế hệ phát thanh viên, biên tập viên kế cận.
Vũ Tuấn Anh
Siết SIM kích hoạt sẵn, thị trường giảm 6 triệu thuê bao di động
Theo thống kê tổng số thuê bao di động tính đến tháng 2/2020 là 125,5 triệu thuê bao, giảm gần 6 triệu thuê bao so với cùng kỳ năm 2019. Một trong những lý do dẫn đến việc sụt giảm này là do việc siết chặt công tác xử lý SIM kích hoạt sẵn trên thị trường.
Theo báo cáo của Cục Viễn thông mới đây, tính đến hết năm 201 ước tính vẫn còn 6,8 triệu SIM nghi vấn có thông tin không chính xác đang lưu thông .
Thông tin từ Bộ TT&TT, tổng số thuê bao di động của Việt Nam tính đến tháng 2/2020 là 125,5 triệu thuê bao, giảm khoảng 600 nghìn thuê bao so với tháng 12/2019 và giảm gần 6 triệu thuê bao so với cùng kỳ năm 2019. Một trong những lý do dẫn đến việc sụt giảm này là do việc cơ quan quản lý siết chặt công tác xử lý SIM kích hoạt sẵn trên thị trường trong thời gian vừa qua.
Theo báo cáo của Cục Viễn thông mới đây, tính đến hết năm 209 ước tính vẫn còn 6,8 triệu SIM nghi vấn có thông tin không chính xác đang lưu thông (chiếm dưới 5% tổng số thuê bao đang hoạt động và giảm 17 triệu so với thời điểm tháng 10/2018).
Hồi cuối tháng 10/2019, Bộ TT&TT phối hợp với các Sở TT&TT triển khai đợt thanh tra các doanh nghiệp viễn thông di động, tổ chức, cá nhân, cửa hàng, đại lý phân phối, bán SIM điện thoại trái pháp luật.
Phía Bộ TT&TT cũng có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ Công an, Bộ Công Thương cùng phối hợp chỉ đạo đợt thanh tra.
Theo thông tin từ Thanh tra Bộ TT&TT, hiện nay tình trạng SIM rác vẫn được bày bán công khai, người dân không cần giấy tờ tùy thân vẫn có thể mua để sử dụng một cách dễ dàng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh.
Các quy định không giới hạn số lượng SIM mà người dân, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng đã bị nhiều tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng để đăng ký thông tin cho hàng nghìn, hàng chục nghìn thậm chí vài chục nghìn SIM thuê bao điện thoại di động nhưng không rõ các SIM này đang ở đâu, do ai sở hữu?
Doanh nghiệp còn ủy quyền cho các cá nhân không rõ có phải là nhân viên hay không để thực hiện ký giao kết hợp đồng sử dụng thuê bao di động với tần suất cách nhau một vài ba ngày/lần để sử dụng vài ba trăm SIM. Thậm chí, chủ đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông trực tiếp dùng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước của mình đăng ký thông tin thuê bao cho hàng trăm SIM, khi được kiểm tra thì báo bị mất.
Bên cạnh đó, còn có tình trạng các doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng với cá nhân bên ngoài để làm điểm cung cấp dịch vụ thông hoặc các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền lại ký tiếp hợp đồng với các doanh nghiệp, cá nhân khác để đăng ký thông tin thuê bao dẫn đến việc đăng ký thông tin hết sức lỏng lẻo.
Theo Bộ TT&TT, việc cạnh tranh quá mức đã gây ra nhiều loại rác như SIM rác, cuộc gọi rác, vấn nạn quảng cáo, lừa đảo trên mạng di động... gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, quyền lợi người dân và an toàn, an ninh thông tin.
Ông Trần Duy Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, sắp tới sẽ cấp phép dịch vụ Mobile Money. Tuy nhiên, những thuê bao muốn được cung cấp dịch vụ này sẽ phải có thông tin thuê bao chính xác để định danh được. Bộ TT&TT cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông nếu không có thông tin thuê bao chính xác sẽ không được cung cấp dịch vụ này. Vì vậy, các nhà mạng phải nhanh chóng hoàn thiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao của khách hàng.
Theo ITC News
Bộ Thông tin và Truyền thông: Nhà mạng chuyển mang giữ số phải đạt 80% Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đã yêu cầu nhà mạng phải giải quyết bức xúc của người dân khi chuyển mạng giữ số và phải nâng chỉ tiêu dịch vụ này đạt 80%. Ảnh minh họa Bộ TT&TT cho biết, tỷ lệ chuyển mạng giữ số thành công tính từ khi cung cấp dịch vụ này đến hết quý III/2019...