Người điều khiển xe máy, xe đạp điện phải có bằng lái?
Hiện nay, người điều khiển xe máy, xe đạp điện không cần phải có GPLX. Tuy nhiên có thể trong thời gian tới quy định này sẽ được sửa đổi.
Các loại xe máy điện, xe đạp điện hiện nay không yêu cầu người điều khiển phải có giấy phép lái xe
Xe máy điện ngày nay rất phổ biến, đa dạng về mẫu mã, kiểu loại cũng như nơi sản xuất. Luật Giao thông đường bộ quy định, điều khiển xe máy điện không cần giấy phép lái xe. Tuy không cần giấy phép lái xe nhưng người điều khiển xe máy điện vẫn phải từ 16 tuổi trở lên và xe máy điện phải được đăng ký tương tự như xe máy.
Cụ thể, căn cứ theo quy định Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe, theo đó: Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi…”
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì: d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
Như vậy, xe máy điện là xe máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất không lớn hơn 4 kW và đối với người lái xe máy điện thì cũng chỉ có yêu cầu về độ tuổi là trên 16 tuổi. Và ngoài ra thì loại bằng lái thấp nhất là bằng lái xe A1 sẽ cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 mà xe máy điện thì không phải là xe mô tô và chỉ có dung tích dưới 50 cm3 nên sẽ không cần phải thi bằng lái.
Video đang HOT
Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia
Theo ông Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, tương tự như loại xe máy dưới 50cc, người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện trên 16 tuổi cũng không cần phải có bằng lái. Nhưng hiện nay, 90% các vụ TNGT mà học sinh, trẻ em bị thiệt mạng rơi vào các nhóm tự đi, từ 16 – 18 tuổi.
“Hiện nay, có nhiều các em học sinh dù chưa đủ 16 – 18 tuổi nhưng vẫn điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Nhóm này chưa được sử dụng xe đạp điện, xe máy điện mà nếu đi là sẽ bị phạt. Cái đó phải phạt bố mẹ chứ không phải trẻ em bởi để cho con em mình dưới 16 tuổi, chưa đủ tuổi đã giao xe, sử dụng xe thì đấy là lỗi của bố mẹ”, ông Minh chia sẻ thêm.
Cũng theo ông Minh, việc Luật Giao thông đường bộ hiện nay chưa yêu cầu người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện hay xe máy dưới 50cc phải có giấy phép lái xe là một lỗ hổng. Nên trong Luật Giao thông đường bộ sắp tới sẽ phải sửa. Có thể không cần bằng lái đầy đủ như người trưởng thành. Tuy nhiên chắc chắn ít nhất cũng phải là một loại chứng chỉ để đảm bảo các em từ 16 – 18 tuổi sử dụng các loại xe trên được học những luật cơ bản, nhận diện các biển báo cơ bản và đặc biệt có những kỹ năng cơ bản, tránh xe tải xe buýt thế nào, đi làm sao cho an toàn,… “ Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi tới đây do Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) chủ trì. Ủy ban ATGT Quốc gia đã đưa kiến nghị về việc người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện cần có bằng lái”, ông Minh cho hay.
Theo Giaothong
Tài xế xe điên ở đường Láng thừa nhận uống rượu bia, đạp nhầm chân ga
Tại cơ quan công an, Tuyên thừa nhận đã uống 5-7 cốc bia lớn nên không làm chủ được tốc độ gây nên vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường Láng, Hà Nội.
Sáng 23/4, chỉ huy Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết đơn vị đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Đỗ Xuân Tuyên (49 tuổi, ở quận Ba Đình) để làm rõ vụ tai nạn liên hoàn khiến một phụ nữ tử vong.
Theo An ninh Thủ đô, tại đây, Tuyên khai nhận trước khi gây tai nạn có đi tiếp khách và sử dụng rượu bia.
"Trước đó tôi có sử dụng rượu bia, khi đi ra thì một phần do rượu bia, một phần do thiếu quan sát nên gây ra tai nạn", tài xế Tuyên nói.
Đỗ Xuân Tuyên tại cơ quan công an sau khi gây tai nạn. Ảnh: ANTĐ.
Tài xế này khai do va quệt với một vài xe máy trước đó dẫn đến tâm lý hoảng loạn nên đạp nhầm chân ga dẫn đến đâm tiếp một loạt xe khác và cả người công nhân vệ sinh đang làm việc.
Tài xế này còn nói rằng thường xuyên tham gia các diễn đàn về an toàn giao thông trên Facebook và khuyên người điều khiển ôtô không được uống rượu bia khi lái xe.
Trước đó, trao đổi với Zing.vn, ông Uông Việt Dũng, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, tài xế Đỗ Văn Tuyên gây tai nạn có nồng độ cồn cao, say xỉn đến nỗi suốt đêm qua đến sáng nay công an vẫn chưa thể lấy lời khai.
Kết quả kiểm tra cho thấy tài xế Tuyên có nồng độ cồn là 1,041 mg/lít khí thở. "Như vậy là quá cao, vượt quá các khung cao nhất trong quy định xử phạt", đại diện Ủy ban ATGT quốc gia nhận định.
Ông cũng cho biết trong ngày 22/4, Ủy ban ATGTQG cũng ghi nhận nhiều vụ tai nạn giao thông tại Hà Nội gây chú ý và bức xúc dư luận. Ủy ban đang yêu cầu Ban ATGT Hà Nội tổng hợp, báo cáo lại chi tiết từng vụ tai nạn.
Khuya 22/4, Đỗ Xuân Tuyên (sinh năm 1970) ở phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội điều khiển ôtô Hyundai Veracruz màu đen, biển số 29A lưu thông trên phố Vĩnh Hồ (Đống Đa) thì xảy ra va chạm với một số xe máy.
Tài xế lái xe bỏ chạy ra Ngã Tư Sở rồi về hướng Cầu Giấy. Đến trước số nhà 220 đường Láng, xế hộp tông vào bà Lê Thị Thu Hà (42 tuổi, công nhân vệ sinh) khiến người này tử vong. Chiếc xe không dừng lại mà tiếp tục đâm vào ôtô Mercedes do chị Ngọc (27 tuổi) điều khiển và xe máy biển 18L1 do anh Đạt (22 tuổi) cầm lái khiến hai người này bị thương.
Theo Zing.vn
Bùng phát đi lùi, ngược chiều trên cao tốc Ngoài vi phạm của lái xe, các chuyên gia cho rằng, tình trạng đi lùi, ngược chiều trên cao tốc còn có nguyên nhân từ hệ thống báo hiệu chưa rõ ràng, thống nhất. Về giải pháp, lái xe cần bổ sung các kỹ năng lái xe, Bộ GTVT cũng cần sớm đưa ra hướng dẫn thống nhất về biển báo trên cao...