Người đi rừng phải dừng bước khi sinh vật này trườn qua đường: Tử thần trong 5 bước chân!
Đây là sinh vật phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc.
Một sinh vật lấp ló trong bụi rậm, nó có cái đầu khá đặc biệt với phần mũi hếch lên nhọn hoắt và hai mắt thì giống như mắt mèo. Kỳ lạ hơn là những hoa văn hình tam giác khi nó bắt đầu xuất đầu lộ diện để trườn qua đường mòn.
Sinh vật này di chuyển khá chậm chạp nhưng độ nguy hiểm của nó thì không thể xem thường, liệu bạn có thể đoán ra đây là sinh vật gì hay không?
Thì ra đây là một con rắn lục mũi hếch (tên khoa học là Deinagkistrodon acutus). Loài rắn này phân bố ở cả Việt Nam như Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Mậu Sơn), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam).
Loài rắn này có thể dày đậm, đầu hình tam giác đặc trưng ở các loại rắn lục, phần mõm kéo dài ra phía trước và hướng lên trên như thể một chiếc mũi hếch lên. Mặt lưng màu nâu với những vệt màu đen có hình chữ X hay tam giác để ngụy trang với lá khô.
Rắn lục mũi hếch.
Rắn lục mũi hếch có chiều dài cơ thể khoảng 800 – 1.500 mm, có khi tới 1.800 mm. Môi trường sống của chúng là ở các vùng rừng núi cao bên cạnh suối nước nên thực tế rất hiếm khi đụng độ với con người, trừ những người đi rừng hay làm nương rẫy.
Khi gặp người chúng cũng thường tìm cách lẩn tránh với tốc độ di chuyển khá chậm nhưng tiềm ẩn trong đó lại là nọc độc chết người. Chính vì thế chúng còn được gọi là “ rắn năm bước”, ngụ ý nói về nọc độc cực mạnh có thể gây tử vong cho nạn nhân chỉ sau 5 bước chân.
Nọc độc của rắn mũi hếch là một loại độc tố mạnh, có thể làm vỡ các tế bào máu. Rắn lục mũi hếch thường hoạt động sáng tinh mơ và buổi tối.
Theo Sách đỏ Việt Nam trang 216, loài rắn này còn lại rất ít do thiếu nơi sống thích hợp. Mức độ đe dọa: bậc R. Được đề nghị biện pháp bảo vệ: cấm săn bắt, cần bảo vệ vùng sinh cảnh có loài này phân bố và tổ chức nuôi.
Dân làng phát hiện 'tử thần' bên dưới, họ lấy lưới che miệng giếng rồi gọi chuyên gia đến
Vị chuyên gia đến và phát hiện sinh vật cực kỳ đáng sợ!
Dân làng tại Thenmala nằm ở phía đông của quận Kollam thuộc bang Kerala, Ấn Độ đã phát hiện một sinh vật chết người đang nằm ở dưới giếng nước. Ngay lập tức họ phủ tấm lưới trên miệng giếng rồi tức tốc gọi cho một vị chuyên gia.
Vị chuyên gia đó có tên Vava Suresh, một người chuyên bắt rắn hổ mang nổi tiếng với kênh Youtube được 473 ngàn lượt đăng ký theo dõi. Khi tới nơi và nhìn xuống giếng, vị chuyên gia đã nghĩ ra một cách có thể bắt sinh vật này lên mà không cần phải chui xuống.
Đó là sử dụng một cây tre dài với một thanh tre ngắn buộc ở đầu, khi kéo cây tre lên thì sinh vật mà ông bắt được chính là một con rắn hổ mang chúa (Tên khoa học là Ophiophagus hannah) - loài rắn độc dài nhất trên thế giới.
Vị chuyên gia ước lượng con rắn hổ mang chúa này dài khoảng hơn 3m, nó chui xuống giếng để tìm kiếm con mồi nhưng sau đó đã không thể thoát ra được. Tình trạng sức khỏe của con rắn (được xác nhận là rắn cái, 3 năm tuổi) vẫn rất tốt.
Vị chuyên gia cho biết đây cũng là con rắn hổ mang chúa thứ 170 mà mình bắt trong suốt cuộc đời, tuy nhiên đây là lần đầu tiên ông bắt một con rắn từ giếng nước.
Hổ mang chúa là loài rắn có nọc độc cực kỳ nguy hiểm, thuộc danh sách những loài rắn độc nguy hiểm nhất thế giới. Sự nguy hiểm của chúng nằm ở tốc độ và lượng nọc có thể tiết ra mỗi lần cắn (khi cần có thể tiết ra lượng nọc đủ giết chết 1 con voi).
Lên rừng săn cá, thả câu vào khe đá: Cần cong vút và liên tục bắt được sinh vật này Đây là sinh vật thuôn dài và có râu. Một người đàn ông đã mang cần câu vào rừng để câu cá. Địa điểm mà cần thủ này lựa chọn lại vô cùng đặc biệt khi không phải là ao, hồ hay sông, suối mà là những hố nhỏ đọng nước dưới gốc cây hay khe đá. Khi xác định được vị trí...