Người di cư rầm rộ vượt rừng tới Mỹ, nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo chưa từng có
Bất chấp mối nguy hiểm nơi rừng thiêng nước độc và nguy cơ trở thành nạn nhân của các băng nhóm buôn lậu, buôn người và tội phạm có tổ chức khác, người di cư bất hợp pháp vẫn rầm rộ vượt rừng tới Mỹ, đánh dấu một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong khu vực.
Người di cư Haiti băng qua rừng rậm Darien gần Acandi thuộc tỉnh Choco (Colombia) để sang Panama ngày 26/9/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Số liệu nói trên cao hơn nhiều so với con số kỷ lục 133.726 người di cư bất hợp pháp ghi nhận trong cả năm 2021, vượt qua tất cả các cuộc băng rừng vượt biên trong thập kỷ trước, đánh dấu một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong khu vực.
SNM nhấn mạnh trong số 204.986 người vượt rừng từ ngày 1/1 đến ngày 22/10 năm nay, 147.203 người, tương đương 71,8%, là người Venezuela, còn lại là công dân của khoảng 30 quốc gia châu Mỹ, châu Phi và châu Á.
Tình trạng gia tăng dòng người di cư bất thường vào Panama qua rừng rậm Darien, bất chấp những mối nguy hiểm nơi rừng thiêng nước độc và nguy cơ trở thành nạn nhân của các băng nhóm buôn lậu, buôn người và tội phạm có tổ chức khác, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về khu vực Trung Mỹ, điểm nóng tập trung hàng nghìn người đến từ khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm “giấc mơ Mỹ”.
Kỷ lục số người vượt eo biển Manche sang Anh trong một ngày
Ngày 22/8, số người di cư vượt eo biển Manche từ Pháp sang Anh đã chạm mức kỷ lục trong một ngày, trong bối cảnh hoạt động vượt biển bất hợp pháp tiếp tục tăng bất chấp hàng loạt nỗ lực ngăn chặn của Chính phủ Anh.
Người di cư được lực lượng cứu hộ giải cứu và đưa về bờ biển phía Đông Nam nước Anh, sau khi băng qua eo biển Manche ngày 24/11/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, ngày 22/8, lực lượng chức năng đã chặn giữ 1.295 người di cư vượt eo biển Manche đến Anh trên 27 chiếc thuyền nhỏ. Con số này cao hơn so với mức kỷ lục 1.185 người di cư trái phép ghi nhận vào tháng 11/2021.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ Anh đã ghi nhận tổng cộng 22.670 trường hợp người di cư bất hợp pháp vượt eo biển Manche, so với con số 12.500 người cùng khoảng thời gian này năm 2021.
Người phát ngôn của Chính phủ Anh nhấn mạnh tình trạng di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche là một vấn đề cấp bách, trong đó những người di cư trái phép không chỉ vi phạm luật nhập cư của Anh, mà còn đang mạo hiểm tính mạng của chính họ, trong khi bị các băng nhóm tội phạm lợi dụng.
Chính quyền Thủ tướng sắp mãn nhiệm Boris Johnson hy vọng kế hoạch trục xuất những người vượt eo biển Manche về Rwanda được ký kết với chính phủ quốc gia Đông Phi này hồi tháng 4 vừa qua, cùng với các nỗ lực khác như huy động lực lượng tuần tra bãi biển và bổ sung các thiết bị giám sát, sẽ giúp ngăn chặn dòng người di cư trái phép.
Nhập cư bất hợp pháp là một trong những vấn đề nan giải đối với Anh trong những năm gần đây. Theo các số liệu thống kê của chính phủ Anh, trong năm 2021, trên 28.500 người đã tìm cách đến Anh qua eo biển Manche - một trong những tuyến vận tải tấp nập nhất thế giới - trên những con thuyền nhỏ ọp ẹp. Phần lớn số người di cư này đến từ Iran, Iraq, Eritrea và Syria. Các nhà chức trách cảnh báo con số này có thể đạt 60.000 người vào cuối năm 2022.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, 2 ứng cử viên trong cuộc đua giành chức Thủ tướng kế nhiệm ông Boris Johnson đều đã đưa ra các cam kết giải quyết vấn đề người di cư bất hợp pháp.
Hải quân Tunisia giải cứu trên 160 người di cư bất hợp pháp Bộ Quốc phòng Tunisia cho biết lực lượng Hải quân nước này đã giải cứu 163 người di cư bất hợp pháp khi họ cố gắng tiếp cận các bờ biển của Italy từ Tunisia và Địa Trung Hải. Người di cư được cứu lên tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy ở ngoài khơi Lampedusa, ngày 1/8/2020. Ảnh (tư liệu):...