Người đẹp bóng bàn và sự tiếc nuối cần lời giải đáp
Đánh bại tay vợt nước chủ nhà một cách ngoạn mục, nhưng rồi giấc mơ vàng SEA Games của Nguyễn Thị Nga đành phải lỡ hẹn vì chấn thương nhưng không có bác sỹ riêng để chăm sóc.
Biến động với cái tên Nguyễn Thị Nga
Trước SEA Games, Nguyễn Thị Nga là cái tên không để lại nhiều ấn tượng về chuyên môn, ngoài những lời giới thiệu Nga được mệnh danh như là “hot girl” của làng bóng bàn Việt Nam, vì thành tích của Nga cũng chưa thực sự nổi trội nếu so với các đàn chị.
Nguyễn Thị Nga có khuôn mặt khả ái và được làng bóng bàn đặt cho biệt danh “hot girl bóng bàn”
Nhưng ngay ngày đầu tiên môn bóng bàn chưa khởi tranh, cái tên Nguyễn Thị Nga lại được nhắc đến khi cô bị BTC nhầm lẫn trong danh sách đăng ký nội dung đơn nữ. Mặc dù là VĐV trẻ được kỳ vọng, nhưng ngay cả HLV Đức Long cũng cho rằng Nga tham dự nội dung đơn nữ cũng chỉ là để học hỏi kinh nghiệm vì bây giờ cô gái đang chơi cho đội bóng bàn Hà Nội còn quá trẻ.
Trước cuộc đối đầu tranh vé vào bán kết với VĐV nước chủ nhà Singapore, chẳng mấy ai tin cô gái sinh năm 1994 này có thể làm được điều gì đó mang tính bất ngờ. Thậm chí, người viết còn nói vui với Nga rằng: “Gặp nước chủ nhà thì coi như xong sớm, nghỉ sớm rồi”. Thế nhưng, Nga chỉ cười và bảo: “Không có gì là không thể anh ạ, nếu cố gắng thì em tin mình sẽ làm được”.
Ý chí kiên cường đã giúp Nga đánh bại VĐV Singapore để tiến gần hơn đến giấc mơ vàng SEA Games
Và quả thực những gì Nga thể hiện ở trận đấu tranh ngôi đầu bảng cho thấy ý chí kiên cường của cô gái trẻ này, bất chấp việc HLV của mình bị đuổi một cách khó hiểu, bất chấp những sức ép trên khán đài, Nga vẫn quyết tâm để đánh bại đối thủ một cách ngoạn mục. Hỏi Nga, động lực nào giúp cô có thể chơi hưng phấn, Nga nói: “Lúc ấy, trước sức ép, em chỉ quyết tâm bằng mọi giá phải thắng, càng đánh em tin mình có thể làm được, dù có thời điểm nếu chỉ không tập trung là thất bại ngay. Em muốn giành chiến thắng để tặng HLV của mình khi thấy thầy đang bức xúc với trọng tài”.
Chỉ trong vài ngày, hết sự cố này đến sự cố kia xung quanh cái tên Nguyễn Thị Nga, và cô đã dùng chính năng lực của mình để chứng minh mình có thể làm được, thậm chí hoàn toàn tiến đến điều mà không nghĩ đến là tấm HCV SEA Games.
Video đang HOT
Sự tiếc nuối và câu hỏi chờ lời giải đáp
Cánh cửa vào chung kết, thậm chí tấm HCV SEA Games đầu tiên đã rất gần với Nguyễn Thị Nga khi các VĐV nước chủ nhà đã bị loại. Song ở trận bán kết, người ta đã không được thấy một Nguyễn Thị Nga kiên cường trước đó mà bị thất bại một cách chóng vánh với tỷ số khá chênh lệch.
Hỏi mới biết, sau chiến thắng trước VĐV nước chủ nhà, thì Nga đã phải trả giá bằng cánh tay phải bị chấn thương, Nga chỉ có thể chườm đá, nên khi bước vào thi đấu, cô cứ nhấc tay lên là cảm thấy khó chịu.
Nga bảo: “Giá như cái tay của em được “mát -xa”, hay vật lý trị liệu như các VĐV nước ngoài thì em có thể hồi phục kịp và hoàn toàn đủ tự tin để giành thắng lợi”. “Thế đội tuyển không có bác sỹ hay sao” – người viết hỏi lại.Nga bảo có, nhưng là bác sỹ chung của cả đội, nên rất khó để chăm sóc từng VĐV một cách kỹ càng.
Hai chữ “giá như” ấy được nói ra một cách đầy tiếc nuối, tiếc nuối vì điều đó nằm hoàn toàn trong khả năng, và chỉ là lý do mang tính chủ quan hoàn toàn có thể khắc phục. Nhưng đó là hai chữ mà không phải lần đầu tiên các VĐV Việt Nam tham dự các kỳ đại hội phải lắc đầu ngao ngán như vậy.
VĐV nào giành huy chương cho tổ quốc đều xứng đáng là “hot girl”
Lần đầu tiên gặp Nga,người viết hỏi đùa: “Em là hot girl bóng bàn phải không”. Nga cười và trả lời: “Không phải đâu anh. Em nghĩ bất cứ VĐV nào giành được huy chương cho tổ quốc mới xứng đáng để gọi là hot girl thể thao chứ không phải vì ngoại hình bên ngoài”. Và quả thực, những gì cô gái trẻ này thể hiện thì cái biệt danh “hot girl bóng bàn” hoàn toàn xứng đáng để dành cho Nga.
Theo Trithuctre
Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: 7 bị cáo lĩnh án
Liên quan đến vụ nghe lén 14.000 điện thoại xảy ra trên địa bàn Hà Nội, Phó Giám đốc TNHH Công nghệ Việt Hồng bị tuyên phạt 24 tháng tù giam. 6 bị cáo còn lại nhận mức án từ 12 - 20 tháng tù treo...
Các bị cáo tại phiên xét xử
Ngày 7/5, TAND Hà Nội đưa ra xét xử vụ án nghe lén 14.000 điện thoại xảy ra trên địa bàn Hà Nội vào khoảng tháng 5/2014.
7 bị cáo được đưa ra xét xử về tội"Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet", gồm: Nguyễn Việt Hùng (41 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) - cựu Phó Giám đốc TNHH Công nghệ Việt Hồng; Lê Thanh Lâm (32 tuổi, trú quận Thanh Xuân, Hà Nội); Nguyễn Văn Tuấn (27 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội); Lê Sĩ Phán (28 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng); Nguyễn Ngọc Kiều (29 tuổi) và Trần Minh Ngọc (25 tuổi, cùng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội); Nguyễn Thị Nga (25 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo cáo buộc, từ tháng 6/2013, Công ty Việt Hồng đã phát triển, cung cấp cho khách hàng dịch vụ phần mềm có chức năng giám sát điện thoại di động, bao gồm hai gói. Gói dành cho cá nhân tên là Ptracker và gói dành cho doanh nhân tên là PtrackerERP.
Nguyễn Việt Hùng là Phó Giám đốc công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng, phụ trách việc kinh doanh thiết bị giám sát hành trình phục vụ cho các khách hàng là tổ chức, công ty có nhu cầu định vị, xác định vị trí của nhân viên, xe ô tô...
Tuy nhiên, việc kinh doanh không hiệu quả nên Hùng nảy sinh ý định viết phần mềm cài đặt vào máy điện thoại di động thông minh sử dụng hệ điều hành Androi, thay thế các thiết bị giám sát trên.
Để thực hiện ý tưởng này, từ tháng 6/2013, Hùng đã liên hệ với Lê Thanh Lâm - kỹ sư lập trình để thuê viết phần mềm. Hùng thuê: Nguyễn Văn Tuấn, Lê Văn Phán, Mai Anh Tuấn, Nguyễn Thị Nga và Trần Minh Ngọc làm nhân viên phục vụ chương trình phát triển phần mềm.
Từ tháng 9/2013, sau khi viết xong phần mềm, Lâm được nhận vào làm việc chính thức tại công ty với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Từ tháng 10/2013, Hùng tiếp tục chỉ đạo Lâm phát triển chức năng ghi âm xung quanh, lấy danh bạ điện thoại, quay phim, chụp ảnh, lấy lịch sử duyệt web từ điện thoại bị giám sát. Đồng thời tăng lương cho Lâm từ 15 triệu đồng/tháng lên 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra Lâm và các nhân viên còn được thưởng từ doanh thu kinh doanh của dịch vụ nghe lén điện thoại (Ptracker).
Hùng giao cho Trần Minh Ngọc là nhân viên có nhiệm vụ làm video, bài viết hướng dẫn tải, cài đặt ứng dụng Ptracker.
Nguyễn Thị Nga được phân công tư vấn khách hàng; Lê Sĩ Phán làm nhân viên thiết kế đồ họa; Nguyễn Ngọc Kiều và Nguyễn Văn Tuấn là nhân viên kỹ thuật giúp việc cho Lâm.
Toàn bộ dữ liệu lấy từ điện thoại bị giám sát sẽ được gửi về sever của Công ty Việt Hồng nên nhân viên kỹ thuật của công ty hoàn toàn có thể xem, xóa, khai thác nội dung dữ liệu đó.
Theo thống kê bằng quyền quản trị của Lâm, dữ liệu số điện thoại còn lưu trong máy chủ của Công ty Việt Hồng là 14.140 tài khoản.
Số tiền thu được từ khách hàng sử dụng dịch vụ phần mềm Ptracker từ tháng 9/2013 đến thời điểm bị phát hiện gần 1 tỷ đồng. Số tiền này Hùng khai đã sử dụng hết vào việc kinh doanh của Công ty như: thuê nhà, trả lương, thuê máy chủ, tiền dịch vụ quảng cáo...
Tại tòa, nói về nguyên nhân sản xuất phần mềm nghe lén, Nguyễn Việt Hùng cho hay, sau khi bị mất chiếc điện thoại di động, Hùng bị mất luôn những thông tin lưu trữ trong máy. Từ sự việc này, Hùng nghĩ ra việc cài một phần mềm đặc biệt vào điện thoại để lưu giữ thông tin...
Sau khi xem xét hành vi phạm tội của Hùng, HĐXX tuyên phạt cựu Phó Giám đốc TNHH Công nghệ Việt Hồng 24 tháng tù giam. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 12 - 20 tháng tù treo.
Phương Mai
Theo_VnMedia
Hoãn phiên xử vụ chống người thi hành công vụ vì bị cáo... nhập viện Hội đồng xét xử vụ án chống người thi hành công vụ tại xã An Đồng, huyện An Dương phải tuyên hoãn vì bị cáo có biểu hiện hoảng loạn về tinh thần phải nhập viện. Bị cáo Nguyễn Thị Nga - một trong hai bị cáo trong vụ việc "chính quyền cưỡng chế barie, dân tập trung giữ để bảo vệ đường"...