Lâu đài, biệt thự “khủng” của các nữ đại gia Việt
Những ngôi biệt thự trị giá hàng chục đến hàng trăm tỉ của các nữ đại gia Việt khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.
Mới đây, dư luận xôn xao trước việc xuất hiện một ngôi biệt thự hoành tráng ở Lào Cai, theo tìm hiểu, chủ nhân của ngôi biệt thự này là nữ đại gia Nguyễn Thị Nga, xuất thân từ huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, từng vào quân ngũ, bà Nga vẫn quyết tâm “thân gái dặm trường” lên đất Lào Cai lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH thương mại Hoàng Lan do mình làm giám đốc.
Biệt thự đang hoàn thiện của nữ đại gia Lào Cai
Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Lào Cai cho hay, Công ty TNHH thương mại Hoàng Lan được thành lập năm 2005 với tổng số vốn điều lệ lên đến 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp của nữ doanh nhân gốc Kim Thành này hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu khoáng sản; sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu hàng dệt may; kinh doanh xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản và giống cây trồng- Trồng trọt, chế biến nông lâm sản xuất khẩu – kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng, du lịch lữ hành nội địa…
Hiện tại, bà đang xây dựng ngôi nhà tại ngã 6, đại lộ Trần Hưng Đạo, Lào Cai. Ngôi nhà đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bà không tiết lộ tổng mức đầu tư cho căn hộ, nhưng cho biết: “Căn nhà không có gì đáng nói cả, nó chỉ như một bông hoa tô điểm cho thành phố Lào Cai. Đây là ngôi nhà mà tôi rất tâm huyết và ẩn chứa trong đó là đong đầy niềm hạnh phúc của gia đình mà tôi đang có được”.
Một nữ đại gia khác là bà Phạm Thị Diệu Hiền, nguyên TGĐ Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco). Bà Hiền là một trong các nữ đại gia chịu chơi. Bản thân bà Diệu Hiền là người rất mê phong thủy và sẵn sàng chi bạo tay để sắm nhiều đồ độc với hy vọng công việc kinh doanh vượng phát.
Biệt thự với đôi sư tử đá hoành tráng của nữ đại gia Diệu Hiền
Tại ngôi biệt thự trị giá hàng trăm tỉ của mình, nữ đại gia đã cho đặt đôi sư tử đá ngay trước cửa với ý nghĩa tạo uy phong, chống sát khí và mang lại may mắn cho gia chủ. Chưa hết, trong nhà, bà Diệu Hiền còn trưng cá chép hóa long, tứ mã, bắp cải phong thủy…Đặc biệt, Từng làm trong ngành gỗ nên bên trong căn biệt thự của gia đình nữ đại gia thủy sản đất Cần Thơ có rất nhiều tài sản quý bằng gỗ.
Đặc biệt, trong các căn biệt thự nổi tiếng của nữ đại gia không thể không nhắc tới bà Nguyễn Thị Liễu. Bà Liễu sở hữu nhiều căn biệt thự tại Hà Nội và Hà Tĩnh. Căn hộ số 79 phố Nguyễn Du (Hà Nội) chính là căn biệt thự mà bà Liễu đã mua cho con với giá 130 tỷ.
Căn biệt thự trị giá hơn 100 tỉ của đại gia Nguyễn Thị Liễu
Video đang HOT
Tuy nhiên cũng có nguồn tin cho biết, căn biệt thự này có giá đến 137 tỷ đồng.Một nười dân sống gần đây cho hay, kể từ khi mua căn hộ, ông mới chỉ thấy họ trong dịp bà Liễu tổ chức đám ăn hỏi cho con trai mình. Kể từ đó đến nay, không thấy họ xuất hiện ở đây nữa.
Bên cạnh đó, một khu biệt thự trị giá 43 tỉ đồng “đẹp như mơ” của nữ đại gia siêu lừa đảo Huyền Như cũng khiến nhiều nguời phải ngưỡng mộ. Biệt thự của Huyền Như thuộc một dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp nằm trên bờ biển dài 31ha dọc bờ biển Hội An – Quảng Nam.
Biệt thự 43 tỉ của nữ đại gia “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như
Sau khi tra tay vào còng vì tội lừa đảo con số khủng lên đến 4.000 tỉ đồng, hàng loạt tài sản “ngầm” của Huyền Như cũng bị lộ sáng.Tuy so tài sản bị kê biên của Huyền Như với số tài sản mà CQĐT thu giữ được là rất khiêm tốn nhưng nó cũng đủ khiến dư luận phải choáng váng.
Lê Tú (Tổng hợp)
Theo Dantri
Vụ Hoài Đức: Không nghiêm trọng, chỉ mất mặt ngành y tế
Chiều 7/3, phiên tòa xử những bị cáo vụ nhân bản kết quả xét nghiệm máu tại BV Đa khoa Hoài Đức khép lại với hầu hết án treo và cảnh cáo.
Hàng nghìn kết quả khống, 9 bị cáo, 1 án tù giam
17h ngày 7/3, Hội đồng xét xử vụ án nhân bản kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đã công bố bản án tuyên phạt các bị cáo.
Bản án do Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Bích Ngân nêu rõ hành vi của các bị cáo đã xâm hại đến uy tín của bệnh viện đa khoa Hoài Đức và ngành y tế, làm giảm niềm tin của nhân dân vào ngành y tế.
Cụ thể, hội đồng xét xử tuyên phạt:
Vương Thị Kim Thành (55 tuổi, Trưởng khoa xét nghiệm bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức) lãnh 12 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng lãnh án về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ:
Nguyễn Thị Ngà (30 tuổi, nhân viên khoa xét nghiệm): 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 12 tháng
Nguyễn Thị Thu Trang (24 tuổi, nhân viên khoa xét nghiệm): 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 12 tháng
Nguyễn Thị Hồng Nhung (24 tuổi, nhân viên khoa xét nghiệm), 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 12 tháng
Nguyễn Đồng Sơn (25 tuổi, nhân viên khoa xét nghiệm), 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng
Nguyễn Thị Xuyên (53 tuổi, nhân viên khoa xét nghiệm) 8 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 16 tháng
Vương Thị Lan (26 tuổi, nhân viên khoa xét nghiệm) 8 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 16 tháng.
Xử phạt Nguyễn Trí Liêm (52 tuổi, Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức) cảnh cáo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Nhiên (55 tuổi, Phó giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức) 10 tháng cải tạo không giam giữ về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Về trách nhiệm dân sự, tại tòa Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức yêu cầu bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức trả lại số tiền hơn 16 triệu đồng là số tiền Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức đã thanh toán cho các phiếu xét nghiệm khống. Bệnh viện đa khoa Huyện Hoài Đức đã chuyển số tiền trên cho Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức.
Tuy nhiên theo HĐXX, sự việc xảy ra có một phần lỗi của Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức, đã không kiểm tra kỹ hồ sơ thanh toán bảo hiểm gây thất thoát số tiền trên. HĐXX tuyên buộc Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức phải nạp lại số tiền hơn 16 triệu đồng xung công quỹ nhà nước.
Như vậy, với cả nghìn kết quả xét nghiệm của người dân đến bệnh viện điều trị, khám chữa bệnh bị làm giả, tổn thất duy nhất là 16 triệu đồng cùng với sự mất uy tín. Ngoài ra, trong 9 bị cáo, chỉ có một án tù giam, còn lại là tù treo, cải tạo. Giám đốc bệnh viện chỉ bị cảnh cáo nhắc nhở.
Do nể nang nên làm khống giấy xét nghiệm
Trong phần xét hỏi diễn ra tại phiên tòa buổi sáng ngày 7/3/2014, các bị cáo có những lời khai đầy tính bi hài.
Bị cáo Vương Thị Kim Thành, nguyên Trưởng khoa xét nghiệm phủ nhận mình không trực tiếp chỉ đạo nhân viên dưới quyền in khống kết quả xét nghiệm mà giao cho KTV trưởng Phan Thị Oanh trực tiếp điều hành công việc hằng ngày. Bị cáo cũng trực tiếp cho một số người thân quen của nhân viên trong BV kết quả "khống" vì lý do "nể nang". Còn với bệnh nhân thì làm xét nghiệm rồi in ra để tăng thêm thu nhập.
Bị cáo Thành cũng khai một lần do người nhà một cháu nhỏ 2 tuổi xin không làm kết quả xét nghiệm nên đã lấy một kết quả xét nghiệm của người 57 tuổi cho cháu bé này.
Chị Hoàng Thị Nguyệt (áo đen) - người dũng cảm tố cáo những sai phạm có mặt tại tòa với tư cách người làm chứng. (Ảnh: VTC)
Bị cáo Xuyên khai rằng do nể nang đồng nghiệp nên làm và tự bị cáo làm. "Khi tôi làm thì nhân viên các khoa khác tới xin, Lãnh đạo khoa không biết. Chỉ đơn giản là xin giấy sức khỏe nên in giấy xét nghiệm", bị cáo Xuyên khai.
Bị cáo Sơn, khai Phan Thị Oanh là kỹ thuật viên trưởng của bệnh viện, chỉ đạo bị cáo in ra. Bị cáo cũng khai nhận không lấy mẫu màu nào in ra rồi vứt đi. Sơn cũng khai nhận mình là nhân viên hợp đồng nên phải làm theo vì lo sợ...
Trả lời Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Vương Thị Lan (26 tuổi) khai công việc hằng ngày tại khoa là tiếp đón bệnh nhân, lấy máu và làm các xét nghiệm. Bị cáo thừa nhận đã in khống hơn 200 phiếu kết quả xét nghiệm.
"Bị cáo biết là sai nhưng vẫn phải làm theo chi đạo của kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh (người đã được miễn truy tố). Tôi được bảo làm thế để sau tăng thêm thu nhập cho nhân viên trong bệnh viện", bị cáo Lan khai.
Bị cáo Nguyễn Đồng Sơn (25 tuổi) khai Phan Thị Oanh là kỹ thuật viên trưởng của bệnh viện, chỉ đạo bị cáo in ra. Bị cáo cũng khai nhận không lấy mẫu màu nào in ra rồi vứt đi. Sơn cũng khai nhận mình là nhân viên hợp đồng nên phải làm theo vì lo sợ...
Giám đốc bệnh viện tự tin biện minh trước vành móng ngựa. (Ảnh: Thanh niên)
Là người có nhiều năm làm ở khoa, bị cáo Nguyễn Thị Xuyên (53 tuổi) khai do "Nể nang đồng nghiệp, nhân viên trong các khoa ai đến xin thì cho" nên đã in khống khoảng 18 phiếu xét nghiệm. Bị cáo phủ nhận hành vi lấy máu bệnh nhân rồi bỏ đi.
"Thưa tòa, các bị cáo đã làm hết trách nhiệm nhưng người ta làm giấu thì làm sao mà quản lý và biết được. Sau khi có đơn thư, bị cáo đã kiểm tra nhưng cũng không phát hiện ra gì. Bị cáo nghĩ với với cương vị là một giám đốc bị cáo chỉ không làm tròn trách nhiệm của một người quản lý toàn diện, quản lý chung, chứ không thể khởi tố hình sự với bị cáo được", bị cáo Liêm nói trước tòa.
Cuối cùng, bị cáo Liêm nhận mức án mang tính "cảnh cáo".
Theo Đất Việt
Chị Nguyệt 'Hoài Đức' và hơn 300 ngày giông bão Chị mang biệt danh "Nguyệt Hoài Đức" từ khi tố cáo lãnh đạo Bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội) nhân bản kết quả xét nghiệm. Vụ án vừa được đưa ra xét xử khiến xã hội lại thêm một lần nhắc nhớ tới chị, người phụ nữ dám vượt qua mọi bão giông để giữ lại sự trong sạch của tấm áo blouse...