Người dễ bị đột quỵ thường có 4 thói quen này khi ngủ

Theo dõi VGT trên

4 thói quen có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ rất phổ biến, có người còn mắc cả 4 thói quen này.

Người dễ bị đột quỵ thường có 4 thói quen này khi ngủ - Hình 1

Ảnh minh họa

Việc duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là “chìa khóa” giúp phòng ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, với lối sống hiện đại ngày nay, việc xây dựng thói quen sống lành mạnh là điều khá khó khăn. Nếu bạn thường xuyên duy trì 4 thói quen này trước khi ngủ, bạn có thể bị đột quỵ “ghé thăm” bất kỳ lúc nào.

1. Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Đây là thời gian cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sau những căng thẳng trong cuộc sống. Nếu như không đảm bảo được chất lượng giấc ngủ, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó bao gồm cả nguy cơ đột quỵ.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên Medicalnewstoday, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 3 lần so với những người ngủ 7 tiếng. Trong khi đó, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi ở những người ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm so với những người ngủ 7 giờ. Như vậy có thể thấy, không chỉ ngủ ít mà ngủ quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Mối liên quan giữa ngủ ít và đột quỵ

Khi thiếu ngủ, cơ thể bạn có thể sản sinh ra nhiều hormone gây căng thẳng và gây viêm. Mà viêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp động mạch, bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài ra, khi bạn không có chất lượng giấc ngủ tốt, tức là thường thức giấc giữa đêm – điều này có thể do chứng ngưng thở khi ngủ, bạn cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Sự gián đoạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ REM – Giấc ngủ REM đóng vai trò trong việc củng cố trí nhớ, xử lý cảm xúc, phát triển não bộ và mơ. Khi chất lượng giấc ngủ kém, thông qua việc giảm giấc ngủ không REM, điều này sẽ kích hoạt vô số cơ chế khác bao gồm tổn thương do thiếu oxy không liên tục, huyết áp thay đổi, rối loạn nhịp tim, viêm, kháng insulin, kích hoạt hormone gây căng thẳng và tăng đông máu, tất cả đều có khả năng gây ra các bệnh tim mạch bao gồm cả đột quỵ.

Người dễ bị đột quỵ thường có 4 thói quen này khi ngủ - Hình 2

Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do chất lượng giấc ngủ kém (Ảnh: ST)

Cách tăng chất lượng giấc ngủ giảm nguy cơ đột quỵ

Để giảm nguy cơ đột quỵ liên quan đến giấc ngủ kém, bạn nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ bằng cách:

- Ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm

- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ sâu, không bị gián đoạn bằng cách ngủ trong phòng tối, yên tĩnh, thoáng mát, không uống cà phê hoặc trà vào buổi chiều và tối, không hoạt động mạnh trước khi đi ngủ, tránh ăn vặt vào đêm khuya.

- Duy trì việc đi ngủ vào một khung giờ để đảm bảo ngủ đủ giấc và dễ đi vào giấc ngủ hơn

- Nếu mắc các tình trạng như nhưng thở khi ngủ, bạn nên tìm cách kiểm soát và điều trị tình trạng này.

2. Tắm muộn

Tắm trước khi đi ngủ có thể giúp cơ thể thư giãn. Tuy nhiên, nếu tắm quá muộn và tắm không đúng cách, thói quen này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt vào thời tiết lạnh.

Tại sao tắm muộn lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc tắm muộn làm tăng nguy cơ đột quỵ nhưng thói quen này có thể gây đột quỵ do liên quan đến tuổi tác, nhiệt độ và cách tắm.

Tắm muộn có thể gây đột quỵ là do:

- Nhiệt độ và thời gian: Vào ban đêm, nhiệt độ xuống thấp nên tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường lớn. Do vậy, nếu bạn tắm bằng nước lạnh, điều này có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt.

Ngoài ra, nhiệt độ nước tắm chênh lệch với nhiệt độ của cơ thể sẽ làm cơ thể giãn mạch hoặc co mạch để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với môi trường. Khi co mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ do co thắt mạch vành hoặc nhồi máu não đột ngột xảy ra.

- Cách tắm: Tắm đêm mà bạn sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều tạo áp lực cho tim và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa, nhiều người có thói quen sau khi tắm xong sẽ ngồi trước quạt hoặc vào phòng điều hòa, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này cũng sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt và tăng nguy cơ gặp tai biến.

- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý nền và sức khỏe yếu nên sẽ có nguy cơ đột quỵ do tắm đêm cao hơn. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người trẻ gặp tình trạng này do chủ quan.

Cách tắm đêm tránh đột quỵ

Tốt hơn hết bạn nên tắm trước 8 giờ tối. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải tắm đêm, bạn nên lưu ý:

- Sử dụng nước tắm có nhiệt độ từ 24-29 độ

Video đang HOT

- Không nên gội đầu, nếu bắt buộc thì cần sấy ngay sau khi tắm và sấy khô trước khi ngủ

- Sau khi tắm xong không nên ngồi trước quạt hoặc vào phòng đang bật điều hòa

- Tắm nhanh

Nếu bạn vừa mới uống bia rượu và thời gian là sau 23 giờ, bạn không nên tắm vì nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe lúc này là rất cao.

3. Suy nghĩ căng thẳng

Theo Healthline, căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và các biến cố tim mạch khác. Cả căng thẳng dài hạn (mãn tính) và căng thẳng ngắn hạn đều có thể có ảnh hưởng. Đặc biệt, thường xuyên căng thẳng trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch cao hơn.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy mức độ căng thẳng cao làm tăng nguy cơ “đột quỵ do tai nạn” hoặc đột quỵ do thiếu máu cục bộ thoáng qua.

Mối liên hệ giữa căng thẳng trước khi đi ngủ và đột quỵ

Thứ nhất, căng thẳng có thể tạo ra phản ứng viêm đối với cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chẳng hạn như dẫn đến sự co thắt (thu hẹp) các động mạch. tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và làm tăng huyết áp – những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Thứ hai, nếu bạn suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ và tạo ra sự căng thẳng, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone cortisol. Hormone này có thể khiến bạn khó ngủ và gián đoạn chất lượng giấc ngủ. Như đã đề cập, chất lượng giấc ngủ kém được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Người dễ bị đột quỵ thường có 4 thói quen này khi ngủ - Hình 3

Căng thẳng có thể gây viêm trong cơ thể và làm gián đoạn chất ngủ (Ảnh: ST)

Cách kiểm soát căng thẳng trước khi đi ngủ

Một số cách đơn giản có thể giúp bạn giảm căng thẳng trước khi đi ngủ và giúp bạn có chất lượng giấc ngủ tốt hơn:

- Tập luyện thể dục thường xuyên nhưng tránh tập trước khi đi ngủ. Bạn chỉ nên kéo giãn cơ nhẹ nhàng trước khi ngủ để giúp cơ thể được thư giãn hơn.

- Hít thở sâu, thiền định hoặc tập yoga

- Nghe nhạc không lời trước khi đi ngủ

- Nếu bạn mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

4. Uống nhiều rượu và hút thuốc

Uống một ly rượu vang trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn nhưng nếu uống quá nhiều thì có thể gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài rượu, hút thuốc lá trước khi đi ngủ cũng sẽ làm tăng nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có đột quỵ.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Lille Nord de France ở Lille, Pháp, đã báo cáo trên tạp chí Thần kinh học rằng những người nghiện rượu nặng có nguy cơ bị đột quỵ sớm hơn những người khác.

Theo Healthline, nguy cơ đột quỵ có thể gây tử vong tăng lên do hút thuốc – ngay cả đối với những người sử dụng thuốc lá nhẹ và không hút một gói mỗi ngày.

Mối liên hệ giữa rượu, thuốc lá và đột quỵ

- Tại sao rượu lại gây đột quỵ?

Uống quá nhiều rượu (hơn 2 ly mỗi ngày) có thể gây tăng huyết áp – yếu tố có thể gây ra đột quỵ. Rượu cũng có thể gây ra một số vấn đề về tim cũng góp phần gây đột quỵ (ví dụ như rung nhĩ, bệnh cơ tim).

Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy rượu có thể ức chế quá trình đông máu và điều này có thể giải thích tại sao rượu có xu hướng liên quan trực tiếp đến đột quỵ xuất huyết (ví dụ như xuất huyết não). Mặt khác, tác dụng đông máu này dường như bảo vệ chống lại đột quỵ do thiếu máu cục bộ (ví dụ như cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua) khi uống rượu ở mức độ vừa phải.

- Tại sao thuốc lá lại gây đột quỵ?

Khói thuốc lá chứa hàng ngàn chất độc hại và gây ung thư, hóa chất truyền từ phổi vào máu khi một người hít phải. Những hóa chất này làm thay đổi và phá hủy các tế bào, đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ là do:

Làm tăng cholesterol “xấu”: Hút thuốc làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) ‘tốt’ và làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) ‘xấu’.

Giảm nồng độ oxy: Khói thuốc lá có chứa carbon monoxide, làm giảm lượng oxy trong máu.

Làm tăng huyết áp: Thuốc lá có chứa nicotin, làm tăng nhịp tim và huyết áp. Một nửa số ca đột quỵ có liên quan đến huyết áp cao.

Làm tăng nguy cơ đông máu: Các hóa chất trong khói thuốc lá làm đặc máu và khiến máu dễ bị đông máu hơn.

Khi kết hợp những yếu tố trên sẽ làm tăng nguy cơ thu hẹp và xơ cứng động mạch. Điều này được gọi là xơ vữa động mạch.

Khi động mạch trở nên hẹp và kém linh hoạt, nó sẽ làm giảm lưu lượng máu, tăng huyết áp và tăng khả năng hình thành cục máu đông. Các cục máu đông có thể di chuyển và mắc kẹt trong não, có khả năng gây đột quỵ.

Phòng tránh đột quỵ do rượu và thuốc lá

Không có cách nào ngoài việc bạn nên bỏ thuốc lá và rượu, điều này mới có thể phòng ngừa được đột quỵ do các chất kích thích này.

Trên đây là 4 thói quen khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài việc tránh 4 thói quen trên, các bạn có thể phòng ngừa đột quỵ bằng một số biện pháp khác như tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau củ quả và hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, hạn chế muối và giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Đột quỵ có di truyền không?

Gen của bạn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ theo nhiều cách. Một số rối loạn di truyền có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ do di truyền có phòng ngừa được không?

Đột quỵ có di truyền không? - Hình 1

Ảnh minh họa

Đột quỵ xảy ra khi có sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến não. Một số yếu tố nguy cơ nhất định, như chế độ ăn uống không cân bằng hoặc hút thuốc, có thể khiến tình trạng này dễ xảy ra hơn. Vì các thành viên trong gia đình thường có môi trường, thói quen và trải nghiệm giống nhau nên việc họ có nguy cơ bị đột quỵ tương tự nhau là điều bình thường.

Tuy nhiên, đột quỵ cũng có thể xảy ra do di truyền gen. Các gen bạn thừa hưởng có thể làm tăng nguy cơ mắc các yếu tố gây đột quỵ nhất định hoặc thừa hưởng một chứng rối loạn làm tăng nguy cơ đột quỵ.

1. Tìm hiểu về đột quỵ do di truyền

Nghiên cứu cho thấy 15 - 52% số người bị đột quỵ có thành viên trong gia đình cũng bị đột quỵ. Và một đánh giá có hệ thống lớn từ năm 2019 cho thấy nguy cơ đột quỵ của bạn có thể cao hơn 36 - 44% nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị đột quỵ.

Hơn nữa, gia đình có tiền sử đột quỵ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khi còn trẻ. Có anh chị em bị đột quỵ và tiền sử gia đình bị đột quỵ khởi phát sớm cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ tái phát.

Các yếu tố và thói quen môi trường chung có thể giải thích phần lớn lý do tại sao đột quỵ dường như có tính di truyền trong gia đình. Nhưng gen cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ. Theo đánh giá nghiên cứu năm 2017, yếu tố di truyền có thể góp phần vào nguy cơ đột quỵ thông qua một số cơ chế tiềm ẩn như:

- Rối loạn di truyền chủ yếu gây đột quỵ

- Rối loạn di truyền gây ra các tình trạng sức khỏe khác mà đột quỵ là một biến chứng, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

- Đột biến gen làm tăng nguy cơ đột quỵ

- Đột biến gen gây ra các yếu tố nguy cơ đột quỵ, như tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc tiểu đường.

Ngoài ra, Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ (NHLBI) cho rằng các gen quyết định nhóm máu của một người cũng có liên quan đến đột quỵ. Những người có nhóm máu hiếm gặp AB có thể có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người có nhóm máu khác.

Đột quỵ có di truyền không? - Hình 2

5 - 52% số người bị đột quỵ có thành viên trong gia đình cũng bị đột quỵ (Ảnh: ST)

2. Những tình trạng di truyền làm tăng nguy cơ đột quỵ

Các chuyên gia chia các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ thành hai loại: Rối loạn đột quỵ di truyền và rối loạn di truyền bao gồm đột quỵ.

Rối loạn đột quỵ di truyền

Rối loạn đột quỵ di truyền là những rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và khiến mọi người dễ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết. Các rối loạn đột quỵ di truyền bao gồm:

- CADASIL (bệnh động mạch não di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường với nhồi máu dưới vỏ não và bệnh não trắng)

- CARASIL (bệnh động mạch lặn nhiễm sắc thể thường ở não với nhồi máu dưới vỏ não và bệnh não chất trắng)

- Bệnh lý mạch máu amyloid gia đình

- Đột biến collagen 4 (COL4A1)

Ngoại trừ CARASIL, các rối loạn trên đều mang tính trội nhiễm sắc thể thường. Điều đó có nghĩa là bạn có thể thừa hưởng gen từ bố hoặc mẹ. Đối với CARASIL, cả bố và mẹ đều mang đột biến gen thì bạn mới có thể thừa hưởng gen.

CADASIL và CARASIL phần lớn dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bệnh mạch máu amyloid gia đình và đột biến collagen 4 có thể gây đột quỵ do xuất huyết.

Rối loạn di truyền bao gồm đột quỵ

Rối loạn di truyền bao gồm đột quỵ tức là rối loạn di truyền chủ yếu gây ra các tình trạng sức khỏe khác. Nhưng những tình trạng sức khỏe này có thể dẫn đến đột quỵ. Chẳng hạn:

- Rối loạn về máu như: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng kháng phospholipid (hội chứng Hughes), yếu tố V Leiden tăng huyết khối.

- Rối loạn mạch máu như: loạn sản sợi cơ, viêm động mạch tế bào khổng lồ (hoặc thái dương), giãn mao mạch xuất huyết di truyền (hội chứng Osler-Weber-Rendu), bệnh Moyamoya, hội chứng Sneddon, hội chứng Susac

- Rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như: Xanthomatosis Cerebrotendinous, bệnh Fabry, homocystin niệu, bệnh não ty thể, nhiễm toan lactic và các cơn giống đột quỵ (MELAS), bệnh Pompe

- Rối loạn mô liên kết, chẳng hạn như: Hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng Marfan

Đột quỵ có di truyền không? - Hình 3

Gia đình có tiền sử đột quỵ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khi còn trẻ (Ảnh: ST)

3. Ai có nguy cơ bị đột quỵ cao nhất?

Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, ngoài tính di truyền, một số yếu tố nhất định sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ

- Tuổi: Nguy cơ đột quỵ của bạn tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm sau khi bạn bước sang tuổi 55.

- Giới tính: Những người được xác định là nữ khi sinh dễ bị đột quỵ hơn. Điều này một phần là do huyết áp tăng khi mang thai và estrogen từ thuốc tránh thai.

- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều muối, cholesterol cao, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

- Thiếu hoạt động thể chất: Không hoạt động thể chất đầy đủ có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm hỏng mạch máu của bạn và nicotin có thể làm tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết

- Các tình trạng sức khỏe sau đây cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ: huyết áp cao (tăng huyết áp), cholesterol cao (tăng cholesterol máu), bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh động mạch ngoại biên, rung tâm nhĩ, béo phì.

4. Cách giảm nguy cơ đột quỵ do di truyền

Không có biện pháp nào có thể phòng ngừa đột quỵ hoàn toàn, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị đột quỵ. Tuy nhiên, bạn có thể làm việc để giảm thiểu nguy cơ bằng một số cách như:

- Kiểm soát các bệnh lý có thể dẫn đến đột quỵ nếu bạn đang mắc phải - bệnh có thể do di truyền hoặc do nguyên nhân khác. Chẳng hạn như cholesterol cao, huyết áp hoặc bệnh tiểu đường.

Nếu các bệnh do di truyền, các phương pháp điều trị rối loạn di truyền có thể là bổ sung vitamin cho MELAS đến ghép tủy xương cho bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Nhìn chung, phương pháp điều trị cho các rối loạn di truyền tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

- Trong mọi trường hợp từ di truyền đến các nguyên nhân khác, bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh như:

Duy trì cân nặng vừa phải.

Tham gia ít nhất 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải mỗi tuần.

Tránh hút thuốc và hút thuốc thụ động.

Hạn chế uống rượu.

Ăn chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất xơ. Ưu tiên bổ sung các loại rau củ quả, cá, dầu oliu, các loại hạt,...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Cậu con trai út hiếm hoi lộ diện và bí ẩn của Angelina Jolie và Brad Pitt
15:28:41 19/11/2024
Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới
16:56:15 19/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm

13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức làm thủ tục đi nước ngoài

Pháp luật

20:16:58 19/11/2024
Hoàng Hải Ly (SN 1991) vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức làm thủ tục đi nước ngoài.

Cặp đôi Đảo thiên đường có hành động khó hiểu, lộ diện thân thiết giữa nghi vấn qua mặt khán giả

Sao việt

20:14:29 19/11/2024
Cùng tham gia chương trình Đảo thiên đường, Á hậu và sao nam này nhận được sự quan tâm trong suốt thời gian qua.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 22: Kiên và Linh bị bắt quả tang

Phim việt

20:00:30 19/11/2024
Trong tập 21, Kiên rất vui vì có Linh phụ giúp thiết kế xe nước để anh chuẩn bị bán hàng. Cả hai cùng mang ra khu vực vắng vẻ của trường để tiện trải đồ nghề ra làm xe nước.

Louis Phạm khoe vóc dáng nuột nà, nhan sắc thăng hạng sau drama "phông bạt" nhưng phần bình luận lại bùng nổ tranh cãi

Sao thể thao

19:41:47 19/11/2024
Mới đây, cô nàng hot TikToker Louis Phạm (tên thật Phạm Như Phương) dễ dàng hút hơn triệu view khi tung video nhảy nhót bắt trend.

Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy

Netizen

19:38:45 19/11/2024
Sau khi chia tay mối tình đầu dù cả hai đã có con với nhau, vì gia đình đàng gái không muốn con lấy chồng xa, Trần Lý độc thân cho đến năm ngoài 30 tuổi. Gia đình anh liên tục hối thúc chuyện kết hôn, lập gia đình.

Anh Trai nhạt nhất show Say Hi hội mang combo "nhạc dở, hát nhép, nhảy kém" đi diễn khiến netizen ngán ngẩm

Nhạc việt

19:19:52 19/11/2024
Tại một sự kiện, nam ca sĩ đã đem đến cho khán giả bài hát Pickleball vừa mới ra lò. Bỏ qua những tranh cãi xoay quanh chất lượng của MV, màn diễn live của Đỗ Phú Quí vẫn bị nhận xét là thảm họa.

7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines

Thế giới

18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

Lạ vui

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

"Ảnh đế" Yoo Ah In dùng cái chết của cha xin giảm án tù gây phẫn nộ

Sao châu á

18:12:18 19/11/2024
Vào ngày 19/11, Yoo Ah In đã kháng cáo lên Phòng hình sự số 5, Tòa án tối cao Seoul. Phía Yoo Ah In cho rằng mức án 1 năm tù giam cho tội vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy là quá nặng.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

Tin nổi bật

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.