“Người đầu to” – bí ẩn thời cổ đại
Có thể một nhóm người cổ đại chưa từng được biết, đã sống cùng thời với người tinh khôn ở Đông Á cách đây hơn 100.000 năm.
Một chiếc hộp sọ người cổ đại (Ảnh: ansap/Getty Images).
Nhóm người này dường như có tập quán sống thành từng nhóm nhỏ tụ hợp để đi săn ngựa. Họ có bộ não lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài người nào khác cùng thời, kể cả người thông minh là tổ tiên của chúng ta.
Nhà cổ nhân loại học Ngô Tú Kiệt ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và nhà nhân chủng học Christopher Bae ở Trường Đại học Hawaii, Mỹ, gọi nhóm người này là Juluren, hay “người đầu to”.
Trước đây, một số nhà khoa học cho rằng hóa thạch người Juluren là của người Denisova. Người Denisova có họ hàng với người Neanderthal, từng sống cùng thời và thậm chí có giao phối với người hiện đại ở nhiều vùng của châu Á.
Tuy nhiên, hai nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ hơn và nhận thấy các đặc điểm của một số hóa thạch ở Trung Quốc không giống như của người hiện đại, người Neanderthal, người Denisova hay người đứng thẳng, tức là nhóm người có trước loài người hiện nay của chúng ta.
Thay vào đó, đặc điểm của họ nói lên sự pha trộn giữa các nhóm người khác nhau nhưng đều sinh sống ở châu Á từ 300.000 đến 50.000 năm trước.
Hóa thạch tìm thấy ở Hứa Gia Diêu, phía bắc Trung Quốc (Ảnh: Ngô, 2024).
Cho đến gần đây, tất cả các hóa thạch loài người tìm thấy ở Trung Quốc không hề khớp với đặc điểm của người đứng thẳng hoặc người thông minh thì đều được gộp lại với nhau chứ không có sự phân loại kỹ càng.
So với nghiên cứu hóa thạch loài người ở châu Phi và châu Âu, công tác nghiên cứu hồ sơ hóa thạch của loài người ở Đông Á được tiến hành kém hơn.
Ví dụ của các hóa thạch phù hợp với người Juluensis (các ngôi sao 5 cánh màu xanh), bao gồm người Hứa Gia Diêu, Hứa Xương, Hạ Hà, Bành Hồ, Denisova và Tam Ngũ Hào 2 (Ảnh: Bae và Ngô).
Chỉ trong hai thập kỷ qua, cây phả hệ của loài người đã đi từ một cây được cắt tỉa gọn gàng thành một cây bụi rậm rạp lộn xộn. Việc phân tách và đặt tên cho tất cả các nhánh, cành của cái cây này là một thách thức lớn với các nhà khoa học. Cứ sau vài năm, các dòng dõi mới lại xuất hiện, đan xen với các nhánh khác trước khi kết thúc một cách khó hiểu.
Năm 2003, các nhà khoa học đã phát hiện ra người Floresiensis – loài người nhỏ nhất từng sống cách đây 100.000 năm trên một hòn đảo ở Indonesia.
Năm 2007, các nhà khảo cổ học phát hiện ra người Luzonensis – một loài vượn nhân hình hoàn toàn mới có niên đại 67.000 năm trước – ở Philippines.
Năm 2010, phân tích DNA cho thấy sự tồn tại của người Denisova cổ đại ở vùng ngày nay là Nga, gần biên giới Kazakhstan và Mông Cổ.
Vào năm 2018, các nhà cổ nhân chủng học đã nhận được một hóa thạch từ phía đông bắc Trung Quốc hóa ra là một loài người cổ xưa đã tuyệt chủng, có thể có liên quan đến người Denisovan.
Chỉ đến năm 2021, các nhà khoa học mới chính thức đặt tên loài này là người Longi.
Và giờ đây, hai nhà khoa học Ngô và Bae vừa giới thiệu người Juluensis vào cái cây phả hệ của loài người.
Hàm trên và các răng liên quan của người Hứa Gia Diêu 1. (Ảnh: Science Advances, 2019).
Các hóa thạch của người Juluensis gồm có mặt và hàm, có đặc điểm răng miệng giống người Neanderthal thuần chủng, nhưng một số đặc điểm hoàn toàn không có ở các giống người khác chúng ta đã từng biết.
Hai nhà nghiên cứu nhận định rằng ngày càng có nhiều bằng chứng hóa thạch ở Đông Á cho thấy mức độ biến đổi hình thái phả hệ loài người đa dạng và phức tạp hơn so với đánh giá ban đầu.
Ví dụ vào năm 2003, các nhà khoa học đã tìm thấy một hóa thạch người ở hang Hoa Long, Trung Quốc, không giống bất kỳ hóa thạch nào khác của con người được ghi nhận. Nó không phải là người Denisovan hay người Neanderthal, và nó không khớp với người Juluensis hay người Longi.
Để đánh giá kết quả nghiên cứu, các tác giả nhận xét rằng hồ sơ loài người ở Đông Á ngày càng được bổ sung và củng cố nhận định rằng quá trình tiến hóa của loài người phức tạp hơn chúng ta tưởng.
Các tác giả cho rằng chúng ta cần xem xét lại các giải thích trước đây về các mô hình tiến hóa khác nhau sao cho phù hợp hơn với hồ sơ hóa thạch ngày càng nhiều và cụ thể.
Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại
Báo cáo mới cho thấy không những tổ tiên loài người từng 'quan hệ' với người Neanderthal mà còn 'giao lưu' với người Denisova, dẫn đến gien của người Denisova xuất hiện trong bộ gien của người hiện đại.
Dân Tây Tạng vẫn còn mang theo gien thừa hưởng từ người Denisova. ẢNH: AFP
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics, hai nhà di truyền học dân số Linda Ongaro và Emilia Huerta-Sanchez của Đại học Trinity ở Dublin (Ireland) phát hiện nhiều cá thể của loài người Denisova thích ứng với môi trường trên khắp lục địa Á châu và xa hơn nữa.
Trong thời gian tồn tại, họ không ít lần "quan hệ" với các tổ tiên gần đây của loài người và truyền lại gien di truyền cho người hiện đại.
"Một quan niệm sai lầm phổ biến là con người tiến hóa một cách đột ngột từ một tổ tiên chung, thế nhưng càng nghiên cứu chúng tôi càng nhận ra tổ tiên loài người từng giao phối với những loài người khác và giúp nhào nặn ra con người như chúng ta hiện nay", theo tác giả Ongaro.
So với 1 hoặc 2 thế kỷ giới khoa học đã dành ra để nghiên cứu về người Neanderthal, quá trình khám phá về người Denisova diễn ra mới gần đây và nằm trong phạm vi giới hạn. Trong vài thập niên qua, các chuyên gia chỉ có thể dựa vào một số ít mẩu vật là vài cái răng và xương cốt để tìm hiểu về loài người đã tuyệt chủng.
Hóa thạch răng bé gái thuộc loài người bí ẩn Denisova được phát hiện ở dãy Trường Sơn
Theo sau một loạt các cuộc phân tích gien di truyền bắt đầu từ một xương ngón tay nữ giới vào năm 2010, chúng ta biết được người Denisova đã tách biệt về gien di truyền với người Neanderthal khoảng 400.000 năm trước.
Người Denisova đã để lại di sản to lớn, trải rộng từ Siberia đến Nam Đông Á và xuyên Châu Đại Dương và thậm chí đến châu Mỹ.
Trong số những gien xuất phát từ người Denisova còn truyền đến ngày nay có thể kể đến dân số Tây Tạng, cho phép họ sinh tồn trong môi trường dưỡng khí thấp, gien giúp tăng cường năng lực miễn dịch của người Papua và các gien ở cộng đồng Inuit cho phép chống lạnh tốt.
Tin xấu cho hành tinh có thể có sự sống gần chúng ta nhất Dạng vật thể "mẹ" của các hành tinh mà người Trái Đất mong đợi tìm thấy sự sống nhất có thể là một quái vật. Công bố nghiên cứu trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii (IfA - Mỹ) cảnh báo các hành tinh quay quanh...