Người đầu tiên phát hiện Omicron lo ngại về tốc độ đột biến của siêu chủng
Nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra siêu biến thể Omicron, Sikhulile Moyo, lo ngại về tốc độ mà chủng này đột biến và thay đổi, và đưa ra giả thuyết về nguyên nhân chủng này xuất hiện.
Châu Phi là nơi đầu tiên phát hiện ra chủng Omicron (Ảnh minh họa: Reuters).
Bloomberg đưa tin, nhà khoa học Sikhulile Moyo nhận định rằng, tốc độ mà biến chủng Omicron tích tụ các dạng đột biến bất thường là mối lo ngại của giới nghiên cứu hiện tại. Tốc độ của các đột biến cũng đặt ra câu hỏi về việc nó đã phát triển như thế nào và biến thể có thể dễ lây lan ra sao.
Video đang HOT
Ông Moyo, giám đốc phòng thí nghiệm tham chiếu HIV Harvard ở Botswana, là người đầu tiên giải trình tự gen và phát hiện ra biến chủng hiện đã lây lan ra gần 40 quốc gia trên thế giới.
“Chúng tôi vẫn đang cố gắng để tìm hiểu vì sao có quá nhiều đột biến xuất hiện trong Omicron trong một thời gian ngắn như vậy”, ông Moyo nói. Ông thừa nhận rằng, việc nhiều nơi trên thế giới thiếu năng lực giải trình tự gen của SARS-CoV-2 khiến việc giải mã cách thức xuất hiện và phát triển ban đầu của Omicron trở nên rất khó khăn.
Một trong những giả thuyết được đưa ra là Omicron có thể đã phát triển bên trong một người bị tổn thương miễn dịch, dẫn tới việc người này chứa virus lâu hơn bình thường và tạo điều kiện cho nó đột biến. Tuy nhiên, ông Moyo cảnh báo rằng, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho nhận định này.
Ngoài ra, một giả thuyết khác là Omicron đã được truyền từ người sang một vật chủ là động vật, rồi mầm bệnh thích nghi trên vật chủ đó một cách nhanh chóng trước khi lại truyền ngược lại cho con người.
Ngày 11/11, ông Moyo là người đầu tiên giải trình tự gen của Omicron từ sinh phẩm của các nhà ngoại giao di chuyển tới Botswana. Khi đó, chủng này khá tương đồng với B.1.1.263 – biến chủng lần đầu được phát hiện hồi tháng 4 năm ngoái ở Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất.
Tuy nhiên, khi quan sát lại, ông phát hiện ra B.1.1.263 có ít đột biến hơn nên đã loại bỏ nhận định ban đầu rằng B.1.1.263 và Omicron là một. Ngày 23/11, ông đưa nghiên cứu về Omicron lên hệ thống dữ liệu quốc tế và chỉ vài giờ sau, ông nhận được thông tin rằng một nhóm nhà khoa học ở Nam Phi cũng có những phát hiện tương tự.
Với những dữ liệu ban đầu, ông Moyo từng nghĩ rằng Omicron sẽ chỉ là một virus yếu. Tuy nhiên, sau đó ông phát hiện ra nó dường như có thể nhân lên nhanh chóng và né tránh hệ miễn dịch dẫn tới nguy cơ nhiễm chủng này cao hơn.
Tại Nam Phi, số ca Covid-19 theo ngày đang tăng phi mã trong bối cảnh Omicron đang lây lan khắp cả nước. Đây có thể là bằng chứng cho khả năng lây nhiễm của Omicron.
Các văn phòng của Google đông dần trở lại
Số nhân viên của Google tới văn phòng làm việc tăng mỗi tuần, đặc biệt là số nhân viên trẻ.
Trụ sở Google tại New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Phó Chủ tịch phụ trách các dịch vụ tại các văn phòng và bất động của của Google, David Radcliffe,trung bình có khoảng 40% số nhân viên của công ty tại Mỹ đã đến làm việc tại văn phòng mỗi ngày trong những tuần gần đây, tăng từ mức 20 - 25% trong ba tháng trước. Trên toàn cầu, cứ mỗi tuần số nhân viên đến làm việc tại văn phòng tăng khoảng 5%. Ông Radcliffe nêu rõ số nhân viên trẻ và nhân viên mới đến văn phòng nhiều hơn để có cơ hội học hỏi từ các đồng nghiệp.
Google đang lùi vô thời hạn kế hoạch cho nhân viên trên toàn cầu trở lại văn phòng, dự kiến vào tháng 1/2022 tới, do lo ngại biến thể Omicron. Trước đó, tháng 8 vừa qua, Google dự kiến 150.000 người lao động trên toàn cầu có thể buộc phải đến văn phòng làm việc từ ngày 10/1/2022, chấm dứt chính sách tự nguyện làm việc tại nhà. Ban đầu họ sẽ làm việc tại văn phòng ít nhất là 3 ngày/tuần.
Căn cứ vào phản hồi từ những người đã đi làm trở lại, Google sẽ thiết kế lại để tăng không gian riêng tư, yên tĩnh cho những công việc mang tính cá nhân và mở rộng các khu vực hội họp ở các không gian mở, cả trong nhà và ngoài trời.
Tổng thống Nam Phi kêu gọi người dân bình tĩnh trước đại dịch Ngày 4/12, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã kêu gọi người dân nước này giữ bình tĩnh, không hoảng loạn trước tình hình gia tăng số ca mắc COVID-19 trên toàn quốc. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa kêu gọi người dân không hoảng loạn trước tình hình gia tăng số ca mắc COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria,...