Người đầu tiên ‘đưa’ Trung Quốc tới Mỹ
Burton Holmes, người bắt đầu sự nghiệp thuyết trình du lịch khi 20 tuổi, mang tới cho dân Mỹ những cái nhìn đầu tiên về Trung Quốc từ năm 1892.
“Du lịch là để sở hữu thế giới”, Burton Holmes đã viết trong album ký tặng người hâm mộ trong suốt sự nghiệp giảng viên du lịch hàng đầu của ông. Từ năm 1892 đến 1952, Holmes đều dành thời gian mùa hè để ra nước ngoài du lịch, rồi trở về Mỹ vào mùa đông và đi khắp đất nước để kể lại các chuyến đi của mình, với khoảng 8.000 bài thuyết trình trong suốt cuộc đời ông.
Holmes đã tự trang trải chi phí du lịch nước ngoài, nhưng cũng kiếm được khoảng 5 triệu USD trong suốt sự nghiệp, tương đương khoảng 80 triệu USD ngày nay, theo nhà viết tiểu sử Genoa Caldwell. Ông có một căn hộ hai tầng nhìn ra Công viên Trung tâm New York, một biệt thự nhiều phòng ở California và quen thân với giới thượng lưu Hollywood.
“Ông ấy là một trong những người nổi tiếng nhất nước Mỹ mà không phải là ngôi sao điện ảnh hay chính trị gia lúc đó”, Patrick Montgomery, người quản lý kho lưu trữ phim của Holmes và cấp phép hình ảnh sử dụng trong phim tài liệu, chia sẻ.
Thường được gọi là “lữ khách vĩ đại nhất trong thời đại của mình”, Holmes mang tới cho những người giàu có ở các thành phố duyên hải của Mỹ hình dung về những nơi mà hầu hết họ chưa từng thấy, cũng như giúp định hình quan điểm của 5 thế hệ người Mỹ. Nó cũng bao gồm các quan điểm về Trung Quốc, dù những điều Holmes nói với họ có nhiều hạn chế và đôi khi sai lệch.
Burton Holmes, người thuyết trình du lịch nổi tiếng của Mỹ thế kỷ 20. Ảnh: Burton Holmes Archive.
Elias Burton Holmes sinh ra trong gia đình giàu có ở Chicago năm 1870. Khi Holmes lên 9 tuổi, bà của cậu đã chi tiền để cậu được gặp giảng viên du lịch nổi tiếng John Lawson Stoddard. Ý tưởng du lịch và kiếm tiền bằng cách kể về các chuyến đi đã hấp dẫn cậu bé Holmes từ đó, người đã nhanh chóng bỏ ra 10 USD tiết kiệm (tức 250 USD ngày nay) để mua chiếc máy ảnh đầu tiên trong đời.
Từ năm 1886 đến 1890, bà đưa Holmes tới châu Âu và khi trở về sau chuyến đi thứ hai, lúc 20 tuổi, Holmes đã có bài thuyết trình về chuyến du lịch của mình với câu lạc bộ nhiếp ảnh địa phương. Bài thuyết trình “châu Âu qua ống kính Kodak” trước công chúng sau đó đã giúp mang về khoản thu đáng kể cho câu lạc bộ.
Năm 1892, Holmes vay tiền gia đình để trả cho chuyến đi 5 tháng tới Nhật Bản và khi trở về Chicago, ông thuê một hội trường lớn để trình bày 4 bài thuyết trình về những gì đã thấy. Nhưng lượng khán giả Chicago đông chủ yếu là nhờ mối quan hệ của mẹ ông và khi thử tổ chức sự kiện tương tự ở Milwaukee mà không có mẹ trợ giúp, ông đã thua lỗ.
Các bài thuyết trình sau chuyến đi Morocco cũng không thu hút đám đông. Stoddard vẫn là ngôi sao thuyết trình du lịch và là người mà mọi khán giả muốn gặp. Nhưng khi Stoddard nghỉ hưu, các bài thuyết trình của Holmes ngày càng trở nên nổi tiếng và trở thành sự kiện cố định vào mùa đông. Ông đã có những buổi thuyết trình với khán phòng chật cứng người tại nhiều hội trường lớn nhất đất nước, như Carnegie Hall ở New York với 2.800 ghế. Đôi khi Holmes thuyết trình tới 6 buổi mỗi tuần, mỗi buổi ở một thành phố khác nhau.
Video đang HOT
Thay vì kỹ thuật trình chiếu trượt qua từng hình ảnh quen thuộc, Holmes đã sử dụng phương pháp thuyết trình hiện đại hơn, đó là làm mờ hình ảnh này trước khi đổi sang hình ảnh khác. Ông cũng là người đầu tiên đưa các thước phim vào thuyết trình du lịch, cùng với các slide trình chiếu và lời bình luận.
Ông cũng là người đầu tiên mang máy quay tới nhiều địa điểm nước ngoài và ghi lại cảnh đường phố mà thế giới chưa từng thấy. Năm 1960, ông đã được gắn sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vì đóng góp của mình.
Holmes đến Bắc Kinh 12 tháng sau phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hồi tháng 6/1900, chống lại ảnh hưởng của người nước ngoài ở Trung Quốc. Quân đội các nước khi đó như Nga, Mỹ, Anh, Nhật, Pháp đã tiến vào Bắc Kinh để giải cứu các nhà ngoại giao nước ngoài bị chiến binh Nghĩa Hòa Đoàn vây hãm suốt 55 ngày.
Thời điểm Holmes đến Bắc Kinh, đường phố đã an toàn hơn rất nhiều với người nước ngoài. Đây được coi là thời điểm lý tưởng cho chuyến đi, bởi ông được phép tiếp cận các địa điểm từng bị cấm với người nước ngoài và chúng cũng bị đóng cửa trở lại ngay sau khi Holmes rời đi.
Khi Holmes mang về Mỹ hình ảnh về những địa điểm nổi tiếng ở Bắc Kinh, bất kỳ ai muốn xem về Tử Cấm Thành, Thiên Đàn hay Di Hòa Viên trong thời gian đó chỉ có cách duy nhất là tham dự buổi thuyết trình của Holmes hoặc mua những cuốn sách du lịch mới nhất của ông được phát hành cùng năm.
Tuy nhiên, phần lớn kiến thức của Holmes về Trung Quốc được đánh giá là mơ hồ và chung chung.
Mở đầu các bản in bài thuyết trình của Holmes là nhận xét dài về Trung Quốc: “Bắc Kinh, thủ đô của Đế chế Trung Hoa – căn cứ kiên cố của những người chinh phục đến từ Mãn Châu – khu vực rộng lớn của vẻ tráng lệ chết chóc và hoang tàn sống động, với 16 cổng thành cao chót vót và được bao quanh bởi hàng km tường thành giờ đã có nhiều lỗ thủng. Quân đội của nhiều nước đã đóng quân trong các địa điểm linh thiêng của Bắc Kinh và Tử Cấm Thành, nơi linh thiêng nhất, trở thành sân chơi của những kẻ tò mò… Đây là Bắc Kinh của hiện tại, của năm 1901″.
Văn phong này dường như không phù hợp với tư liệu giảng dạy. Nhưng không giống hầu hết giảng viên, nhà làm phim, người viết blog hay người dùng Instagram sau này, Holmes thấy không cần thiết phải làm rõ ràng mọi thứ.
Những con đường ở Bắc Kinh “rộng và đầy bụi như sa mạc, hoặc rộng và lênh láng nước như đại dương, tùy thuộc vào thời tiết… Tôi thề rằng nhiều lần khi muốn qua đường, chúng tôi không dám đi cho tới khi một người đàn ông được cử đến với cây sào đo độ sâu để xem có chỗ nào nông có thể đi qua hay không”.
Tuy nhiên, khi mô tả về các công trình ở Bắc Kinh, Holmes lại chỉ nói một cách khái quát. Trần của Kỳ Niên Điện tại Thiên Đàn “là công trình công phu và đẹp nhất tôi từng thất”, trong khi các bức tường trang trí cũng “phong phú và hài hòa”.
Các cung điện tại Tử Cấm Thành “trong tình trạng rất tệ, với tấm thảm rách và phủ bụi, chim làm tổ giữa các xà nhà và trên lối vào”, ông viết trong cuốn sách du lịch năm 1901. “Lan can sơn mài đều đã nứt gãy. Mọi thứ đều cho thấy nơi này đã bị bỏ quên trong thời gian dài”.
Holmes chắc hẳn đã rất vui mừng khi được chứng kiến tận mắt những khu vực này, bởi tới tháng 9 năm đó, quân Mỹ rút khỏi Tử Cấm Thành và nơi này tiếp tục trở thành “cấm địa”, khiến cho tư liệu của ông càng trở nên quý giá.
Holmes cũng tới thăm Di Hòa Viên, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về phía tây bắc. Tuy nhiên, Holmes tuyên bố “nếu có nơi nào ở Bắc Kinh thu hút chúng ta nhất, đó chính là tòa công sứ Mỹ” và thêm rằng người Mỹ luôn xuất hiện như những người ưu tú nhất.
Holmes cũng phàn nàn về tình trạng cướp bóc mà các lực lượng giải vây và các cộng đồng nước ngoài ở Bắc Kinh thực hiện, nhưng không bao gồm quân Mỹ, lực lượng mà ông xem “trong sạch duy nhất” ở Trung Quốc.
Hình ảnh Vạn Lý Trường Thành mà Holmes chụp năm 1901. Ảnh: Burton Holmes Archive.
Trong mắt Holmes, người Trung Quốc bị kìm hãm bởi sự mê tín và nhiệm vụ của người phương Tây là mang ánh sáng văn minh của Cơ đốc giáo tới đây.
Nhiều kiến thức mà Holmes đưa vào trong bài thuyết giảng về Trung Quốc cũng được đánh giá là chung chung và có nhiều thông tin sai. “Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng 1.700 năm trước khi Columbus khám phá ra châu Mỹ”, Holmes từng viết.
Nhưng các đoạn tường ốp gạch mà ông từng tới thăm chỉ mới được xây dựng trước đó vài thập kỷ và dường như ông cũng không biết rằng gần như toàn bộ chiều dài bức tường chỉ được đắp bằng đất. Các lỗi như vậy xuất hiện rất nhiều trong bài thuyết trình của Holmes.
Đối với khán giả ít hoặc chưa từng đi du lịch, Holmes giống như nhà tiên tri. Nhưng thực tế ông không phải là nhà du hành hay thám hiểm, cũng không phải là nhà sử học hay nhà báo. Ở Bắc Kinh, ông cũng gặp rào cản ngôn ngữ để có thể giao tiếp với người dân bản địa.
Mark Twain từng viết trong cuốn The Inno cents Abroad năm 1869 rằng “du lịch là án tử của định kiến, cố chấp và suy nghĩ hạn hẹp”, nhưng nhiều người cho rằng có rất ít bằng chứng cho thấy Holmes có thể mở mang đầu óc qua hành trình của ông.
Dẫu vậy, Holmes vẫn duy trì độ nổi tiếng của ông đối với khán giả và vẫn có nhiều bài thuyết trình khi đã ở tuổi 80. Ông nghỉ hưu năm 1952 ở California và qua đời 6 năm sau đó ở tuổi 88.
Những món đồ khác thường được gửi từ Trung Quốc đến Mỹ
Ngoài hạt giống, dân Mỹ còn nhận được những bưu phẩm chứa các món đồ kỳ lạ như khẩu trang, giấy vệ sinh... gửi đi từ Trung Quốc.
Hàng nghìn người ở 50 bang nước Mỹ hồi tháng 7 báo cáo nhận được nhiều bưu phẩm chứa các gói hạt giống lạ mà họ không đặt mua. Các bưu phẩm này đa phần được gửi đi từ Trung Quốc, được dán nhãn bên ngoài là đồ trang sức.
Một số bưu phẩm thực sự chứa trang sức bên trong, nhưng đều là loại rẻ tiền. Ngoài ra, người Mỹ còn nhận được những món đồ kỳ lạ khác như bóng tennis, tất, giấy vệ sinh, bộ dao nĩa inox, thậm chí cả khẩu trang dùng một lần, giấy ướt, hay đồ hóa trang, búp bê.
Bưu phẩm gửi từ Trung Quốc chứa 10 cuộn giấy vệ sinh mà một người dân ở thành phố San Antonio, bang Texas, nhận được hồi tháng 7. Ảnh: Dave Harvey/Twitter
Đa số người nhận đều thắc mắc tại sao người gửi ở Trung Quốc lại có thông tin về địa chỉ, tên tuổi của họ. Jason Meza, thành viên của hiệp hội Kinh doanh Tốt hơn tại San Antonio, Texas, cho biết đây là mánh khóe của nhiều công ty Trung Quốc nhằm đạt được doanh số bán hàng cao hơn trên trang thương mại điện tử, hoặc để một mặt hàng cụ thể được "bình chọn" nhiều hơn.
Người bán thuộc các công ty này sẽ lấy tên và địa chỉ khách hàng trên những trang thương mại điện tử lớn như Amazon, sau đó đặt mua một món hàng và gửi cho người đó, nói rằng đây là quà tặng. Khi món hàng được gửi đến Mỹ, người bán sẽ viết đánh giá về mặt hàng dưới tên của người nhận để tăng uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy doanh số cũng như đánh giá về sản phẩm trên trang thương mại điện tử.
Khẩu trang làm giả nhãn hiệu Louis Vuitton mà một người dân Mỹ ở Texas nhận được. Ảnh: Jacob Dwight/Twitter
Meza khuyên người tiêu dùng nếu nhận được món hàng lạ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thông tin cá nhân của họ đã bị lộ. "Vì vậy, họ cần theo dõi báo cáo tín dụng, tài khoản ngân hàng và hóa đơn tín dụng, đồng thời thay đổi mật khẩu trên các trang thương mại điện tử", Meza khuyến cáo.
Trump cảnh báo khả năng toàn dân Mỹ phải học tiếng Trung Khả năng toàn dân Mỹ phải học tiếng Trung Quốc là nhận định công kích của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi tuyên bố rằng nếu đối thủ của ông là ứng viên Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo nếu không không thắng cử, Trung Quốc sẽ...