Người đang ướt mồ hôi tuyệt đối không làm những điều này đề phòng cơ thể bị nhiễm lạnh
Khi cơ thể vừa toát mồ hôi, bạn nên tránh làm những điều sau đây để không gây ra tình trạng nhiễm lạnh.
Đổ mồ hôi là một trong những trạng thái thường xuất hiện sau khi bạn vừa vận động hay đi nắng về. Trạng thái trên có những lợi ích nhất định như giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể, thải độc, làm sạch lỗ chân lông… Tuy nhiên, một số thói quen nhiều người hay mắc phải sau đây có thể là nguyên nhân khiến mồ hôi thấm ngược trở lại cơ thể, gây nhiễm lạnh.
Tắm khi người đang ướt mồ hôi
Tắm ngay sau khi vừa đi ra ngoài về là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, việc tắm khi cơ thể chưa ráo mồ hôi sẽ vô tình gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do nếu tắm ngay lúc này, lỗ chân lông nở ra dễ dẫn tới tình trạng nhiễm lạnh vào cơ thể. Một số triệu chứng dễ gặp phải nếu tắm khi người đang ướt mồ hôi là nhức đầu, có cảm giác ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi…
Sau khi vừa đi nắng về chắc hẳn ai cũng muốn ngồi ngay vào phòng điều hòa để giải nhiệt. Nhưng thói quen này lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe như gây sốc nhiệt, nhiễm lạnh… Do sau khi vừa vận động hay đi nắng, việc ngồi điều hòa luôn sẽ làm thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh. Quá trình thay đổi diễn ra quá nhanh khiến cơ thể khó thích nghi kịp.
Bên cạnh đó, ngồi điều hòa ngay lúc này cũng là nguyên nhân gây thấm ngược mồ hôi vào cơ thể. Lâu dài, đây chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hô hấp do nhiễm lạnh như ho dai dẳng, cảm, sốt…
Ngủ khi người đang ướt mồ hôi
Sau khi đổ mồ hôi, việc cần làm là ngồi quạt mát hoặc lau khô để tránh tình trạng thấm ngược trở lại. Nếu nằm ngủ ngay lúc này sẽ khiến mồ hôi ở vùng lưng không được lau khô hay bay hơi và dễ thấm ngược vào cơ thể. Đây cũng là một trong những thói quen dễ gây ra tình trạng nhiễm lạnh. Để không mắc phải vấn đề trên, bạn nên dùng khăn mềm hoặc quạt mát cho ráo mồ hôi trước khi ngủ.
Dùng đồ uống lạnh
Dùng đồ uống lạnh ngay sau khi vừa vận động hay đi ra ngoài về là thói quen của nhiều người. Khi đó, cơ thể thường đổ nhiều mồ hôi và tạm thời mất nước. Việc bù nước lúc này là rất cần thiết, tuy nhiên nếu là đồ uống lạnh thì lại không nên. Do uống nước lạnh khi người đang ướt mồ hôi sẽ làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây ảnh hưởng đến các mạch máu trong dạ dày.
Hơn nữa, thói quen này cũng không giúp giải khát hiệu quả do nước lạnh khó hấp thụ ngay. Chúng cũng là nguyên nhân làm cản trở quá trình đổ mồ hôi tự nhiên của cơ thể.
Video đang HOT
Những điều nên làm khi cơ thể đồ mồ hôi:
- Ngồi ở những nơi thoáng mát, có thể dùng quạt để làm ráo mồ hôi.
- Mặc quần áo có chất liệu mềm mịn, có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Nên uống nước lọc thành từng ngụm nhỏ để bù nước cho cơ thể hiệu quả.
- Dùng khăn bông mềm thấm khô mồ hôi, ngồi nghỉ ngơi trước khi tắm hay vào phòng điều hòa.
Theo Helino
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bị sốt?
Khi bạn bị sốt, có rất nhiều điều khác thường xảy ra trong cơ thể. Vậy sốt có nghĩa là gì và khi nào thì cần lo lắng?
Đầu tiên: Sốt là gì?
Bất cứ khi nào nhiệt độ cơ thể tăng tới 38oC hoặc hơn thì có nghĩa là bạn bị sốt. Nhiệt độ cơ thể bình thường là 37oC và một số người có xu hướng hơi cao hơn hoặc thấp hơn một chút. Nhưng nhiệt độ cứ từ 38oC trở lên thì đều bị coi là sốt. Đa phần sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiễm trùng.
Cách tốt nhất để lấy nhiệt độ
Vì vậy, bạn phải chắc chắn rằng mình thực sự bị sốt: Bạn có thể tìm thấy nhiều loại nhiệt kế tại nhà thuốc, bao gồm nhiệt kế đo miệng, đo trực tràng, đo tai và đo trán (động mạch thái dương). Bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế miệng để đo nách, nhưng sẽ không nhận được số đo chính xác nhất theo cách này. Nhiệt kế trực tràng với một chút mỡ dầu mỏ bôi ở đầu được khuyến khích cho trẻ nhỏ.
Thế nào là nhiệt độ "bình thường"?
Nhiệt độ cơ thể bình thường thay đổi trong suốt cả ngày. Thân nhiệt có xu hướng thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào cuối buổi chiều và buổi tối. Mặc dù hầu hết mọi người coi 37oC là bình thường, song nhiệt độ cơ thể có thể dao động khoảng một độ hoặc hơn, từ khoảng 36,1oC đến 37,2oC, và vẫn được coi là bình thường.
Điều gì gây ra sốt?
Cơ thể thường nhạy cảm với một số loại tác nhân xâm nhập, cho dù đó là vi khuẩn hay vi-rút, những thứ không nên có mặt trong cơ thể. Vùng dưới đồi trong não kiểm soát nhiệt độ cơ thể và tăng nó lên như một cách để bảo vệ chống lại bất cứ thứ gì có thể xâm chiếm cơ thể. Sốt không phải là do bản thân kẻ xâm nhập gây ra mà là do phản ứng của cơ thể với việc tìm thấy chúng ở đó. Các "kẻ lạ mặt" không thể có thể sống sót ở nhiệt độ trên 38oC, vì đó là nhiệt độ quá nóng đối với chúng. Sốt là một phần của đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Tại sao sốt lại khiến bạn cảm thấy tệ như vậy
Bản thân sốt không phải là vấn đề. Thật ra việc cơ thể làm điều đúng đắn để chống lại vi trùng là một việc tốt. Nhưng tác dụng phụ của sốt là khiến cho sinh lực của bạn giảm xuống và bạn cảm thấy yếu mệt. Khi nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ phòng, bạn bắt đầu ớn lạnh. Bạn cũng có thể bị đau cơ, đổ mồ hôi và yếu.
Chuyện gì xảy ra với cơ thể?
Sốt ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể. Nhịp tim sẽ trở nên nhanh hơn và mọi thứ sẽ phản ứng với nhịp tim nhanh. Thận phải làm việc vất vả hơn vì mạch nhanh hơn. Bạn bắt đầu loại bỏ chất thải nhanh hơn. Mọi thứ đều diễn ra với tốc độ nhanh hơn do quá trình trao đổi chất tăng tốc. Bạn cũng bắt đầu đổ mồ hôi vì thân nhiệt tăng.
Phản ứng đúng với sốt
Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì nếu không cảm thấy quá tệ - thường là trường hợp của sốt nhẹ. Bạn có thể để cơ thể tự đi hết trình tự nhiên của nó. Nhưng khi sốt dẫn đến ớn lạnh, đau nhức hoặc cảm thấy kiệt sức, bạn có thể điều trị các triệu chứng. Các bác sĩ khuyên dùng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt không kê đơn, như ibuprofen hoặc acetaminophen. Những thuốc này thường sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Lưu ý rằng không nên dùng ibuprofen cho trẻ em dưới sáu tháng tuổi; trẻ em và thiếu niên nên tránh dùng aspirin.
Những cách khác để hạ nhiệt
Khi bạn có cảm giác sốt, hãy coi đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bảo bạn cần nghỉ ngơi, điều sẽ giúp bạn chống lại bệnh nhanh hơn. Dưới đây là một số gợi ý khác từ Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh:
Cởi bớt quần áo và chăn nặng và giữ cho phòng mát nhưng không lạnh
Thử tắm nước ấm
Uống nhiều nước
Tránh tắm nước lạnh và đánh gió bằng rượu, có thể gây run và khiến nhiệt độ còn tăng cao hơn
Khi nào cần lo lắng
Nếu sốt không hạ trong vòng ba ngày - nhất là nếu bạn đã uống thuốc - thì đã đến lúc nên gặp bác sĩ. Bạn có thể bị nhiễm trùng (như viêm họng liên cầu hoặc nhiễm trùng tiết niệu) và cần dùng kháng sinh, hoặc bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn, như viêm phổi, cục máu đông hoặc nhiễm trùng MRSA (tụ cầu kháng thuốc). Thông điệp cần nhớ là nếu sốt không thuyên giảm và đã qua vài ngày, thì bạn cần một bác sĩ lâm sàng được đào tạo để xem xét cho bạn.
Dấu hiệu cho thấy bạn cần chăm sóc y tế
Thường thì bác sĩ chăm sóc ban đầu có thể xử trí sốt. Tất nhiên là sau nhiều giờ hoặc vào các ngày lễ, bạn sẽ cần đến phòng khám cấp cứu. Đau bụng, đau ngực nhiều, hoặc buồn nôn và nôn dai dẳng khiến bạn bị mất nước cũng là một chỉ định đi khám cấp cứu. Các triệu chứng khác cần được chăm sóc y tế: đau đầu nhiều, co giật, rối loạn tâm thần, cứng gáy, phát ban và bầm tím..
Những con số cần biết
Một số mức nhiệt độ đáng lo ngại: Sốt từ 38oC trở lên đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi đều là trường hợp cấp cứu. Đối với trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi, sốt 39oC cần đi khám bác sĩ. Đối với người lớn, sốt 39,4oC là đáng lo ngại nếu cơn sốt kéo dài hơn 48 giờ hoặc tiếp tục tăng. Sốt 40,5oC báo hiệu đã đến lúc phải đi khám cấp cứu.
Co giật do sốt
Đây là tình trạng co giật ở trẻ em xảy ra do thân nhiệt tăng đột biến. Cơn co giật thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu sốt. Sẽ rất đáng sợ nếu bạn phải chứng kiến: Trẻ bị giật, mất ý thức, tay hoặc chân có thể cứng đơ hoặc co quắp. Hãy đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơn co giật - thường là ngắn - và giúp trẻ thoải mái sau đó; gọi cho bác sĩ và cho trẻ di khám càng sớm càng tốt. Thường thì những cơn co giật này không để lại ảnh hưởng về lâu dài. Nếu cơn co giật kéo dài quá năm phút hoặc kèm theo nôn, cứng gáy, khó thở hoặc ngủ li bì, hãy đến phòng khám cấp cứu.
Đừng để bị bệnh ngay từ đầu
Cách đơn giản nhất để tránh sốt là tránh nhiễm trùng:
Rửa tay thường xuyên bằng nước nóng, xà phòng và trong ít nhất 20 giây. Điều này đặc biệt quan trọng trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh, ở nơi đông người, ở cạnh người bệnh hoặc chơi đùa với động vật.
Mang theo chất sát trùng tay những khi không thể dùng xà phòng và nước.
Tránh sờ vào mũi, mắt hoặc miệng vì đây là những con đường cách chính để vi-rút và vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
Che miệng bằng khuỷu tay, chứ không phải bàn tay, khi ho và hắt hơi.
Cẩm Tú
Theo RD
Bí quyết phòng bệnh về đường hô hấp cho bé khi thời tiết giao mùa Tiết trời thay đổi, trẻ em luôn là đối tượng nhạy cảm và dễ chịu ảnh hưởng nhất vì hệ miễn dịch còn non yếu. Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi làm cho cơ thể con người nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trẻ em và đặc biệt là trẻ...